Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bên bờ vực tử sinh

01/11/201606:12(Xem: 12696)
Bên bờ vực tử sinh
Phat thich ca 2b

Namo Buddhaya
Bên bờ vực tử sinh
 
Ngày xửa ngày xưa, ở Ấn Độ cổ có một người đàn ông vì chán ghét cõi đời hiểm ác 
nên đã tìm đến cửa Phật, quy y Phật giáo. Tuy rằng thân đã xuất gia, nhập không môn, 
nhưng trong  tâm  ông vẫn quyến luyến ngoại giới, bị ái dục ràng buộc, thường dùng dầu 
thơm sát lên thân thể, dùng nước  nóng để tắm. Ông thích có làn da thơm tho, lựa chọn đồ ăn,
 tâm bị chôn vùi bởi  vật chất, như bị dây mơ trói  thân thể vậy, không lúc nào tự tại. Mặc dù
 trên hình thức đã xuất gia, thụ giới, nhưng về hành vi và cảnh giới  thì vẫn là phàm phu 
tục tử, cách thánh đạo Niết Bàn còn xa lắm.
 
Khi ấy tại nước Ma La có một tôn giả tên là Upagupta, là một nhà sư đạo hạnh có 
tiếng. Vị tỳ kheo mới xuất gia này rất hâm mộ danh tiếng của Upagupta nên đã tới 
diện kiến. Tôn giả hỏi ông: “Ông không quản đường xá xa xôi tới đây làm chi?”
“Tôi mộ danh ngài mà tới. Mong được nghe tôn giả từ bi khải thị yếu chỉ Phật Pháp”.
Tôn giả Upagupta quan sát căn cơ của ông, biết ông còn bị ái dục trói buộc, không
 thể giải thoát, bèn hỏi ông: “Ông có thể hoàn toàn nghe theo lời giảng của tôi, chấp 
nhận giáo huấn của tôi, chiếu theo ý chỉ của tôi mà làm hay không?”
“Tôi nhất định có thể, hết thảy đều chiểu theo lời dặn dò mà làm”.
“Nếu ông có thể sinh tín tâm, tôi trước tiên dạy ông thần thông, sau đó thuyết 
Pháp cho ông”, tôn giả nói. 
“Học thần thông trước, tuyệt quá!”
Vậy là tôn sư dẫn ông lên núi, dạy ông học tập thiền định, lại dặn dò ông phải tuyệt
 đối phục tùng. Tôn giả vận dụng lực thần thông, hóa ra một cây đại thụ, nói: “Ông 
cần phải trèo lên cái cây này”. Vị tỳ kheo kia liền nghe lời tôn giả trèo lên cây đại 
thụ, nhưng nhìn xuống dưới thấy một cái hố lớn, sâu không lường được, lúc này tôn 
giả bèn nói: “Giờ thả hai chân của ông ra”. Vị tỳ kheo chỉ còn cách nghe lời buông
 hai chân ra, lúc này tôn giả lại lệnh ông bỏ hai tay ra. Vị tỳ kheo chỉ dám bỏ một tay
 ra, nhưng tôn giả bảo phải bỏ nốt tay kia ra, tỳ kheo cực kỳ sợ hãi, nói: “Nếu lại bỏ 
tay ra, sẽ rơi xuống hố mà chết”.
 
“Ông đã có lời ước hẹn với tôi, hết thảy tuân theo dạy bảo của tôi, giờ lại hối hận 
rồi sao?” Vị tỳ kheo không còn cách nào, đành buông tâm không nghĩ gì nữa, bỏ nốt
 tay kia ra, liền rơi vào cái hố sâu, vừa sâu hoắm vừa đen ngòm. Lúc này ông hồn 
xiêu phách lạc, toàn thân lạnh ngắt, mở mắt ra nhìn thì thấy cái cây và chiếc hố đã
 biến đâu mất. Sau đó, tôn giả bắt đầu thuyết Pháp cho ông. “Giờ tôi hỏi ông, khi
 ông buông nốt tay ra để rơi xuống, ông còn thấy thế gian có gì  đáng để thích
 nữa không?”
 
“Tôn giả, đã tới bước ngoặt sinh tử, hết thảy đều không còn gì đáng thích nữa”.
“Là như thế. Hết thảy mọi thứ thế gian, đều là hư ảo hết. Khi sắc thân ảo diệt, ái dục 
cũng theo đó mà ảo diệt. Nếu ông có thể nhìn thấu sắc thân vô thường, thoát khỏi ái 
chấp trói buộc, thì sẽ giải thoát khỏi nó. Ưa thích là căn nguyên của phiền não sinh tử,
 hãy cẩn thận với nó, tinh tấn tu hành, chớ mất bản tâm, sẽ thành chính Đạo”.
 
Vị tỳ kheo lúc này đột nhiên tỉnh ngộ, từ đó tĩnh tâm suy ngẫm, chuyên cần tinh tấn, 
chứng đắc quả vị La Hán. Thế gian con người thật thật giả giả, hư hư thực thực, do
 con mắt thịt chúng ta nhìn không chính xác, mới lấy ảo làm thật, tham hưởng khoái
 lạc nhất thời, chỉ vì sai biệt một niệm, kết quả rớt vào vực thẳm không đáy.
 
Ai sống một trăm năm, 
Không thấy pháp sinh diệt
Tốt hơn sống một ngày
Biết được pháp sinh diệt.
Kinh Pháp Cú kệ 113
Photo:
Đôi Bờ Tử Sinh
 
Tử sinh, sinh tử đôi bờ
Vì chưng sợi tóc hững hờ.. gió đưa!
Ngàn sau cho tới ngàn xưa
Khi con mắt đói dây dưa cảnh trần
 
Để lòng lạc lối phong vân..
Tàn tro, ngỡ kiếp giai nhân mặn mà!
Tử sinh sóng vỗ ta bà
Hồn giăng kín những âm ba bổng trầm
 
Đường về mỗi lúc xa xăm
Cõi uyên thuở nọ biệt tăm dấu hài.
Tử sinh, sinh tử miệt mài
Lao xao mưa, nắng... bên ngoài, bỏ quên..
 
Thăng trầm mấy độ xuống lên
Hồn phong sương đợi bình yên một ngày ?
Tử sinh, sinh tử vần xoay
Đời chưa mỏi gối còn xây mộng bền. 
 
Sắc thinh.. cuồn cuộn thác ghềnh
Nào ai nhớ cõi không tên trở về.
Bên ni hạnh ngộ bên tê
Ngờ đâu, một niệm Giác, mê chuyển dời
 
Tử sinh, sinh tử mù khơi.
Trần tâm khép cửa, một trời Như Lai.
 
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
 
Photo:
blank
Photo:
Photo:
Photo:
 
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh Pháp thoại tại chùa Phật Bảotiểu bang Philadelphia Oct 2016. 
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Lẽ Sống Tùy Duyên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2017(Xem: 7523)
Sáng nay, mở cửa đón một ngày mới, ngày mới có thực đang hiển hiện rõ ràng trước lục căn cùng lúc tiếp nhận, nên xin đừng nói đó là ngày của cõi chiêm bao hư ảo, của cõi vô thường giả tạm, tôi lại nhận được tin thêm một người hàng xóm đã qua đời. Một người mẹ, người bà, đã tám mươi năm sống với thế gian hỗn độn lổn ngổn sướng khổ buồn vui. Hết nợ hết duyên kiếp này rồi, thì bà xuôi tay nhắm mắt vĩnh biệt trần gian mà ra đi thôi.
11/10/2017(Xem: 9677)
Tôi vừa hoan hỷ, vừa xúc động khi nhận được thư thông báo về đại nguyện xuất gia của anh Trần Duy Phô. Hoan hỷ là vì sinh ra kiếp làm người đã khó; lại được nhìn thấy ánh sáng Phật pháp lại càng khó hơn. Một bước cuối đời là được xuất gia Phật đạo để tìm con đường giải thoát là một hồng ân mà trong cuộc sống của một xã hội vừa thực dụng vừa năng động như Hoa Kỳ thì mộng ước xuất gia đi tu, trong anh em chúng ta, mấy người có được.
11/10/2017(Xem: 8602)
“Sau những giờ gò bó, ăn mặc nghiêm trang khi ở tòa án hay ở văn phòng, về tới lớp Thiền, tôi mặc thoải mái thế này, tôi cảm thấy mình thật trở về với chính mình, trút bỏ được những hình thức, những suy tư rối rắm thường ngày…”.
08/10/2017(Xem: 8581)
Tâm Thư Về Việc Thành Lập Bệnh Viện Đa Khoa Miễn Phí - Tiến Sỹ Tiến Đặng
28/09/2017(Xem: 10045)
Jordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành. Khi đang theo đuổi một cuộc sống hưởng thụ, ngàn vạn lần chúng ta cũng đừng nên bị mất phương hướng, chỉ vì ham muốn hưởng thụ vật chất, mà quên đi rằng có những thứ dù có tiền cũng không thể mua được.
27/09/2017(Xem: 6325)
Nhân cách là vấn đề cơ bản của "tâm lý học"; khoa tâm lý cho rằng nhân cách được hình thành bởi 3 yếu tố: -xã hội, sinh học và tâm lý. Con người là một động vật tự hữu về hoạt động, một phần chịu ảnh hưởng bởi giáo dục, bởi cộng đồng xã hội và cuộc sống chung quanh. Ngoài vấn đề nhận thức tiếp thu từ ngoại cảnh, ý thức tự thân còn chịu ảnh hưởng không nhỏ về tập khí mà nhà Phật gọi là hạt giống tiềm ẩn trong tâm thức. Điều này tạo nên sắc thái cá biệt từ ý thức đến nhân cách. Nhân cách có thể thay đổi tùy hoàn cảnh, tuổi tác và sự cố.
27/09/2017(Xem: 7471)
Giông bão từ đại dương liên tục đánh vào bờ, gây lũ lụt, tàn phá nhà cửa, làm thiệt mạng cả mấy trăm người ở miền trung nam và đông nam Hoa-kỳ, rồi Ấn-độ và Việt-nam trong tháng qua. Tiếp theo là động đất, làm hàng trăm người ở Mễ-tây-cơ tử vong, mất tích. Rồi lại bão, quét qua các đảo quốc phía biển đông nước Mỹ, lấy đi mạng sống mấy chục người. Rồi lại động đất đâu đó ở châu lục Á châu. Lại có dự đoán động đất mạnh tại California (the Big One) vào tháng 10 năm nay. Thiên tai liên tục thị uy, đe dọa đời sống nhân loại bằng sức mạnh vô bờ mà dù đã đạt đến những kỹ thuật tân tiến hiện đại, người ta vẫn chưa tìm ra cách nào để khống chế. Chỉ có tiên liệu, dự đoán mà thôi. Sự tiên liệu có thể làm giảm thiểu tổn thất từ một số người nơi một xứ sở nào đó, nhưng cũng không sao tránh được một số trường hợp cá biệt.
25/09/2017(Xem: 7173)
Con đường thực nghiệm tâm linh dẫn đến đời sống giải thoát và giác ngộ đã được đức Phật giảng dạy ở trong các kinh điển, từ cô đọng đến khai triển, từ hẹp đến rộng, từ cạn đến sâu, từ phương tiện đến cứu cánh, qua các văn hệ kinh điển từ A hàm đến Đại thừa với nhiều thính chúng và nhiều căn cơ khác nhau. Đạo đế ở trong Tứ Thánh đế được các kinh điển Phật giáo nhấn mạnh là con đường diệt tận khổ đau và thành tựu các thánh quả giải thoát cho những ai có tín căn và nỗ lực thực hành.
25/09/2017(Xem: 8759)
Hai phật tử tại Anh Quốc bị phạt 15,000 bảng Anh vì tội phóng sinhVietbf.com - Thời gian gần đây, toà án mới tuyên mức phạt 15,000 bảng (gần 500 triệu đồng) cho hai người liên quan là Zhixiong Li (33 tuổi) và Ni Li (30 tuổi) do phá hoại môi trường vì đem tôm hùm và cua ra biển phóng sinh. Những buổi lễ phóng sinh luôn khiến người ta cảm động với câu chuyện hàng trăm, hàng nghìn loài động vật được trả tự do, thả về với môi trường sống. Tuy nhiên cách đây 2 năm, hai phật tử phóng sinh một lượng lớn tôm hùm trị giá 5,000 bảng (hơn 150 triệu đồng) xuống vùng biển Brighton, Anh đã bị phạt 15,000 bảng (gần 500 triệu) vì "tàn phá" môi trường.
23/09/2017(Xem: 7697)
Xuất gia gieo duyên báo hiếu là một truyền thống văn hóa đặc sắc của các nước Phật giáo Nam truyền và đã dần trở thành một phần không thể thiếu, được xem như nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên trong một giai đoạn nào đó của đời mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]