Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhìn Đời Như Bọt Nước

15/09/201620:40(Xem: 12877)
Nhìn Đời Như Bọt Nước

NHÌN ĐỜI NHƯ BỌT NƯỚC 
Thích Tánh Tuệ


bọt nước trên lá sen
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả.

Có năm trăm Tỳ-kheo nhận đề mục thiền định từ đức Bổn Sư, trở về rừng và nỗ lực thiền định. Nhưng mặc dù gắng sức chiến đấu hết mình, họ không thể nào phát triển tuệ giác.

Các thầy nghĩ thầm: "Chúng ta sẽ đổi đề mục khác thích hợp với chúng ta hơn". Các thầy lại chỗ Phật, trên đường đi các thầy thấy một ảo ảnh, tập trung mọi ý niệm về ảo ảnh ấy, các thầy khai mở tuệ giác. Khi bước vào sân tu viện, trời đổ mưa, các thầy đứng đấy nhìn những bọt nước nổi bập bềnh và tan nhanh chóng. Một tư tưởng trỗi dậy: "Tự ngã của chúng ta như bọt nước nổi tan". Lập tức các thầy tập trung tư tưởng vào ý nghĩ này. Đức Bổn Sư đang ngồi trong hương thất, bèn hóa thân đến trước các thầy, nói kệ:

(170) Hãy nhìn như bọt nước, 
Hãy nhìn như cảnh huyễn! 
Quán nhìn đời như vậy, 
Thần chết không bắt gặp.


Nghe xong, các thầy chứng quả A-la-hán ngay tại chỗ. 

(Kinh Pháp Cú 13 Phẩm Thế Gian)

***
- Đức Phật dạy chúng ta thường quan sát, quán chiếu, quán chiếu thân thể của mình, chẳng hạn như Tóc, Lông, Móng, Răng, Da,...v v. Vị thầy bảo chúng ta khaỏ sát ngay tại nơi đây. 

Nếu chúng ta không nhận rõ bản chất của những thứ này, chúng ta không thể hiểu những người khác.

Vì chúng ta không BIẾT MÌNH thì không thể BIẾT NGƯỜI. Tuy nhiên nếu chúng ta hiểu biết và nhân rõ  bản chất của THÂN và TÂM mình... mọi nghi vấn về những người khác đều sẽ tan biến.

Đây là bởi vì thân và tâm của mọi người đều như nhau. Chúng ta không cần phải quan sát bề ngoài  của tất cả mọi người, bởi chúng cũng giống như thân thể của chúng ta. Nếu chúng ta hiểu được như vậy,  gánh nặng của chúng ta sẽ giảm bớt...Không có sự hiểu biết nầy, tất cả những gì chúng ta làm chỉ là  tăng thêm gánh nặng của mình mà thôi! - 

 

Đức Phật dạy chúng ta phải làm THẦY của chính mình, (Tự thắp đuốc lên mà đi!) không ai khác có thể làm điều đó cho bạn... Khi chúng ta quán chiếu  và hiểu biết sự hiện hữu  của chính mình, chúng ta sẽ hiểu biết bản chất của mọi Pháp.  Biết mọi người đều giống như nhau.

- Chúng ta đều có cùng "chất liệu" và đến từ một xưởng chế biến... chỉ có màu da, ngôn ngữ... một số quy ước, chế định là khác nhau thôi. Và chỉ có bấy nhiều! Cứ tiếp tục thực hành giữ chánh  niệm giác tỉnh, quán chiếu, theo dõi Thân và tâm mình... dần dần bạn sẽ thông thạo, cho đến khi  bạn nhìn thấy Thực Tại một cách rõ ràng.

Namo Buddhaya.

Trên Sóng 
Khi vui tự nhủ lòng rằng
Niềm vui này chẳng thường hằng, bền lâu.
Vốn xưa Vui bạn với Sầu
Trong tia nắng đã in màu hạt mưa.
Lúc buồn, chẳng thiết đuổi xua
Buồn ni rồi cũng đong đưa, vô thường,


- Nhìn cho thấu rõ, tận tường
Vui, buồn tan dưới cội nguồn Chân Như...
Con Tâm này vốn huyễn hư
Cưỡi trên sóng bạc khoan thư.. ta về!
Hải Triều vang vọng sơn khê
Yên ngồi một chỗ.. 
tràn trề thái hư...

Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2012(Xem: 9638)
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G).
25/09/2012(Xem: 7314)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
23/09/2012(Xem: 7240)
Thế kỷ 21 đang chứng kiến nhiều đổi thay lớn lao trong những phát kiến khoa học. Xã hội phương tây ngày càng hướng về đời sống vật chất, hưởng thụ nhiều hơn. Đời sống tâm linh, đời sống Tôn giáo ngày càng như xa lạ đối với giới trẻ, thành tố cho một phạm trù cộng đồng nhân loại mới. Khi một xã hội, mà con người chỉ lo tìm cách giành dựt lợi nhuận, dối trá trong cư xử và tàn bạo trong cuộc cờ “mạnh được yếu thua”
21/09/2012(Xem: 13086)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
18/09/2012(Xem: 12907)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
14/09/2012(Xem: 21888)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
14/09/2012(Xem: 8643)
Tất cả những pháp môn tu chỉ nhằm chuyển hóa tâm thức, vì chỉ có chuyển hóa tâm thức. Nhìn trên căn bản, mỗi người tu Phật cần thực hành hai phương diện. Thứ nhất, hành giả phải có khả năng rút khỏi xã hội một thời gian nhất định nào đó, có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm... Thứ hai, có khả năng đem những kinh nghiệm từng trãi nơi tịnh tu vắng vẻ cống hiến lại cho cuộc đời, cho những người hữu duyên và cho chính cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta. Như hơi thở ra và hơi thở vào, cả hai đều cần thiết như nhau. mới phổ độ chúng sanh một cách chân thật.
14/09/2012(Xem: 8990)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
12/09/2012(Xem: 6461)
Đã có một trong những sự phát triển sâu xa , xuất hiện từ thế kỷ 20 , tác động đến đời sống của hàng tỷ người , nhưng vẫn chưa được chú ý rộng rãi . Bên cạnh những biến đổi đầy ấn tượng về chính trị và xã hội , những phát triển về khoa học và công nghệ , cùng những hệ thống mới trong lãnh vực vận tải và truyền thông , các sử gia tương lai chắc chắn sẽ quan tâm đến sự tự do tương đối . Họ sẽ nhận thức rằng chính sự tự do tương đối đã trước hết diễn dịch rồi sau đó định hình cho cá tính của từng con người ; cuối cùng mang lại quyền tồn tại cho loài người . Tuy những yếu tố quen thuộc tạo nên tự ngã , như là tính cách sắc tộc , khu vực định cư , dòng dõi , gia đình …vẫn hiện diện , nhưng những yếu tố đó không còn quan trọng vì một chuỗi những yếu tố độc đặc mới xuất hiện trong thế kỷ 20 . Cho nên khi đã hoàn toàn chấp nhận các ý niệm dân chủ tự do như một bản chất thực nghiệm làm nền để xác định ý nghĩa của việc làm người , hiếm khi chúng ta xem xét những ý niệm đó đã làm biến đổi hình th
12/09/2012(Xem: 7483)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]