Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhờ liễu ngộ vô thường

12/09/201605:09(Xem: 13078)
Nhờ liễu ngộ vô thường
phat thich ca 2a

Namo Sakya Muni Buddha
 
 Nhờ liễu ngộ vô thường
 
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán
 trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi 
không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, 
anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, 
anh bèn đến hỏi cô gái: 
- Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
Cô gái buồn bã nói:
- Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không 
sống nỗi. Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:
- Ồ! Lạ nhĩ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được.
Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử.
 
Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: 
Khi chưa giàu có ta vẫn sống bình thường, ta cũng tay trắng làm nên mà!
 
Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia:
- Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì?
 
Vị thương gia ậm ừ trả lời:
- Ừ… đâu có làm gì, chỉ là tản bộ chút vậy thôi”.
 
Thì ra, dù đã mất tất cả nhưng thực sự cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà thôi. 
Đây là một tuệ giác lớn! Phần lớn thế hệ chúng ta từng sinh ra trong chiến tranh, lớn lên 
trong  giai đoạn đất nước đói nghèo, gia sản chỉ gói gọn trong một túi xách tay nhưng vẫn yêu đời, 
tin tưởng  vào tương lai tươi sáng thì giờ đây rủi thời dẫu có thất thế sa cơ đến tay trắng cũng 
chẳng đến nỗi nào, vì trước đây ta có cái gì đâu! Ai thấy được điều này là có trí tuệ. Vì khổ đau,
 vật vả, thù hận thậm chí quyên sinh khi mất mát xảy ra, xét cho cùng cũng chỉ thiệt cho mình.
 
Nhờ ''thấu hiểu vô thường'' nên người con gái trong câu chuyện trên khi mất người yêu nghĩ
 rằng không có người yêu thì không sống nỗi, chợt thấy rõ rằng trước khi chưa gặp “kẻ phản bội” 
kia thì ta vẫn sống vui, liền lập tức đổi ý không trầm mình xuống sông nữa. Người thương gia 
trắng  tay cũng đổi ý khi ngộ ra rằng trước đây ta cũng từ tay trắng mà lên. Bây giờ trắng tay 
nhưng cũng chỉ bằng ngày xưa chứ chưa mất mát tí gì.
 
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về 
cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không, vì vô thường thay đổi vốn là 
bản chất  của cuộc đời này. Chúng ta hãy quán chiếu thật sâu sắc vào sự chuyển biến vô thường 
của cuộc đời để sống bình thường trước mọi biến động có thể xảy đến với ta bất cứ lúc nào.
Photo:
Đóa Tâm Khai
 
Người ơi! mở cánh cửa lòng
Để cho trời đất mênh mông hiện vào
Mỗi bình minh đến ngọt ngào
An lành trên mỗi tế bào thân, tâm.
 
Ai ơi! tỉnh thức lặng thầm
Phút giây, hơn cả nghìn năm mê mờ.
Nhìn đời ánh mắt trẻ thơ
Lòng không biên giới.. chạm bờ yêu thương .
- Hay chăng, đời đó hạt sương
Được, thua chi cũng.. vô thường cuốn trôi!
Buông đi, một lúc riêng ngồi
Ngắm vầng hồng rạng bên trời hạo nhiên
Trăm năm rộn rã ưu phiền..
Biết chân hạnh phúc- bình yên tại lòng ?
 
- Ai về gạn đục khơi trong
Sẽ nghe từ ái bên lòng nở hoa..
Sẽ thương yêu cõi ta bà
Vòng tay ôm trọn hằng sa hữu tình
Vì rằng muôn vạn hàm linh
Chung cùng bản thể, giống mình khác chi!
Khi hồn mê muội vỡ đi
Nghìn năm giọt nước trở về đại dương..
 
- Ai hay giữa chốn vô thường
Một cành sen nở miên trường thảnh thơi
Dừng chân xuôi ngược giữa đời
Lặng nghe.. tâm lượng- đất trời chẳng hai..
Khi đời một đóa tâm khai
Càn khôn là giấc mộng dài chẳng qua!
Ân cần chắp lại tay hoa
Ca cùng sinh tử bài ca Chân thường..
Như Nhiên 
Thích Tánh Tuệ
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh Khóa tu 2 ngày & vui tết Trung Thu 
tại Tịnh thất Hiền Như - El Monte- California ( Sept 9, 10 & 11- 2016 )
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2010(Xem: 8489)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứu và tu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
05/12/2010(Xem: 5299)
Năm giờ sáng, mây xám tuy mỏng, nhưng che phủ bầu trời, che cả những vì sao muộn khiến không gian ẩm tối, lạnh lẽo và rưng rức quạnh hiu! Vậy mà có vị Phật lặng thinh ngồi đó...
04/12/2010(Xem: 5010)
Nói đến chữ tu, có người lầm tưởng rằng phải bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ con để tìm nơi non cao thanh vắng, hoặc ở chùa, ở am mới gọi là tu. Không phải như thế đâu, tu có nghĩa là sửa đổi, trau dồi. Sửa là sửa hư, sửa sai, sửa lạc lầm, sửa xấu thành tốt, sửa dữ thành hiền, tà vạy thành ngay thẳng, tối tăm thành sáng suốt, si mê thành giác ngộ, phàm phu thành thánh hiền, chúng sanh thành Phật, sanh-tử thành Niết-Bàn.
03/12/2010(Xem: 3605)
Một đệ tử đang ở trong tù viết thư cho Rinpoche khẩn cầu ngài ban những thực hành cho quãng đời còn lại của anh. Rinpoche đã trả lời như sau. Bài do Michelle Bernard biên tập.
03/12/2010(Xem: 14669)
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng.
30/11/2010(Xem: 8842)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâm và trí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
28/11/2010(Xem: 5305)
Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.
27/11/2010(Xem: 8988)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
25/11/2010(Xem: 23492)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
25/11/2010(Xem: 10367)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567