Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trước Cơn Lửa Dữ

23/08/201606:26(Xem: 8837)
Trước Cơn Lửa Dữ


bush fire in cali


TRƯỚC CƠN LỬA DỮ

 

Vĩnh Hảo

 

 

Khí hậu mùa hè cực nóng và khô dễ gây hỏa hoạn tại nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ. Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà. Đã có nhiều gia đình bị buộc phải di tản trước khi lửa cháy đến khu gia cư của họ. Điều khó tin là một trong các vụ cháy rừng ở miền Bắc California lại do một người đàn ông cố ý phóng hỏa. Trong khi các tin tức về Thế vận hội Olympic tại Rio, Brazil, cũng như chuyện bầu cử ở nước nọ nước kia, hay chuyện Pokémon Go… được đưa lên đầu trang các báo và đài, thì chuyện hỏa hoạn phá hoại môi sinh trong một tiểu bang bị hạn hán kéo dài, dường như chỉ là tin tức thông thường ít người quan tâm, trừ khi cơn lửa cháy đến gần khu vực của họ.

 

Đời sống vốn bất toàn, vì tự bản chất, không có một cá thể nào (từ con người, gia đình, xã hội, quốc gia) thực sự độc lập và có tự tính riêng của nó. Chính sự tương hệ, tương thuộc giữa các cá thể đã làm cho hạnh phúc và khổ đau của một người, không thể là điều riêng rẻ cá biệt của mỗi người ấy. Luôn có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp từ các yếu tố nguyên nhân, thuận duyên và nghịch duyên, cùng kết quả, từ mọi phía ảnh hưởng lên đời sống của một cá nhân.

Bất toàn, vô thường, khổ đau, vì vậy, là hệ quả tất nhiên từ nguyên lý duyên khởi, duyên sinh.

Nhưng trên thực tế đời sống, các tai họa lớn ảnh hưởng đến số đông không phải đều do thiên nhiên, mà hầu như đều do con người. Con người là tác nhân đáng sợ nhất gây tạo khổ đau cho kẻ khác chỉ vì lòng tham lam của mình.

Khi một đảng phái, một chính quyền, chỉ biết đến đặc quyền đặc lợi của mình, không quan tâm đến lợi ích của số đông thì hậu quả nước mất, nhà tan chẳng phải là điều xa vời nữa. Không có một triều đại thối nát, hại dân nào có thể tồn tại lâu dài khi nỗi thống hận khổ đau của dân bị đẩy đến chỗ tận cùng bờ mé.

Nhưng làm thế nào mà con người sống trong một xã hội, một đất nước, có thể thờ ơ, nguội lạnh, không màng đến nỗi hiểm nguy đang trờ tới và bao nỗi thống khổ đang tràn ngập chung quanh! Chỉ vì lửa chưa cháy đến nhà mình mà chỉ cháy ở đâu đó hay sao?

Lửa có thể cháy lan; mà một khi đã có người cố tình phóng hỏa thì tai họa có thể đến bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.

Thật khó có thể lý giải về những người trí tuệ, từng quán sát tường tận căn nguyên và thực trạng khổ đau của kiếp người, nhưng lại không thấy, không biết về những thảm họa môi trường đã và đang xảy ra cho hàng triệu người chung quanh.

Thật khó hiểu về những người từ bi, luôn quán sát và nghiệm chứng về nỗi thống khổ của sinh linh, xót nỗi đau của muôn loài, nhưng lại không cảm, không nhận về những khổ đau mất mát của hàng triệu người dọc suốt các tỉnh ven biển.

Và cũng thật khó giải thích về những người uy dũng, từng quán niệm về thân xác huyễn mộng, thế gian vô thường, sẵn sàng hy sinh cả sinh mệnh để cứu người, cứu đời, mang lại phúc lợi cho tha nhân; lại không thể cất lên được dù chỉ là một lời nói về sự thực, hay một cử chỉ tối thiểu để bênh vực lẽ phải và công bình.

Im lặng (nếu không muốn nói là thờ ơ, vô cảm) trước thảm trạng của một đại khối dân tộc, sẽ được đánh giá như thế nào trong sử xanh mai hậu?

Chờ đợi cho đến khi nào mới gọi là đúng lúc để nói một lời trung ngôn? Cho đến khi lửa cháy trên đầu ư? — Quá muộn rồi.

Kẻ trí tuệ là người có thể thấy trước điều xảy ra cho thiên hạ qua những nguyên nhân mà kẻ khác đã gieo, đang gieo hoặc chuẩn bị gieo.

Kẻ từ bi là người có thể rơi lệ đau xót cho nhân thế trước khi các thảm trạng rơi ập xuống thân phận bé nhỏ mong manh của họ.

Kẻ uy dũng là người thấy biết và cảm nhận sâu xa thực trạng thống khổ của con người và cuộc đời, mạnh dạn dấn vào nơi hiểm nguy, mưu cầu lối thoát cho tất cả.

Một cá thể, một tổ chức (tôn giáo hay đảng phái), không đủ trí, bi và dũng trước cơn lửa dữ, sẽ không xứng đáng là một thành phần của đại khối dân tộc. Thái độ thờ ơ vô cảm sẽ cách ly mình với con người và xã hội chung quanh, trong khi tự bản chất, mỗi cá nhân là một mảng không thể tách rời trong tương quan trùng trùng với dân tộc và đất nước mà người đó sinh ra. Chúng ta không thể tự nhận mình là một thành tố của dân tộc, nếu chưa bao giờ thấy, cảm và hành động như một con người bi-trí-dũng giữa cuộc tồn sinh thống khổ nầy. 

 

Vĩnh Hảo

California, 21.8.2016

Ý kiến bạn đọc
23/08/201608:48
Khách
Tình yêu là cái chi chi
Tình người non nước sơn hà lâm nguy
Lỡ mang thân phận con người
Sống sao cho đúng là người nước Nam

KN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2012(Xem: 5631)
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt. Chuyện thứ nhất: Trung thực
18/10/2012(Xem: 8329)
Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng khi thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, chúng ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó theo định luật sinh, trụ, dị, diệt, chúng ta nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mình ham muốn, suốt đời khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A–tu–la, người và trời.
17/10/2012(Xem: 6495)
Có 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.
17/10/2012(Xem: 8712)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
17/10/2012(Xem: 7971)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
16/10/2012(Xem: 15815)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 7107)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 17935)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 10299)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]