Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối mặt với khổ đau.

10/08/201621:37(Xem: 11692)
Đối mặt với khổ đau.

 

Đối mặt với khổ đau.
dau-kho

Khổ đau là trạng thái hoặc tâm mình buồn rầu, tuyệt vọng hoặc thân mình bệnh tật không khỏe. Từ khổ tiếng Anh dịch là suffering hoặc là illbeing. Suffering là khổ, còn illbeing là không khỏe, là bị ốm. Trái với khổ thì có từ happy, là hạnh phúc. Với nhà Phật thì hay dùng từ an lạc hay hơn hạnh phúc. Từ tiếng Hoa, khổ là đắng 苦, trái ngược với khổ là cam 甘là ngọt . Câu “ đồng cam cộng khổ”, chia bùi sẻ ngọt là xuất phát từ khổ và từ cam của tiếng Hoa.

Trong cuộc sống, va chạm hàng ngày là điều không tránh khỏi. Nếu mình thương yêu đích thực thì mình lắng nghe chia sẻ cho nhau, góp ý cho nhau để tiến bộ. Phật gọi đó là  hành động chánh kiến, chánh tư duy và chánh ngữ. Từ Chánh 正  nghĩa của tiếng Hoa là thẳng, không có cong, không có quẹo. Chánh Kiến là  nhìn đúng sự việc. Chánh tư duy là suy nghĩ đúng đắn. Chánh ngữ là nói lời đúng, lời nói nhẹ nhàng, góp ý chân tính. Nếu người thân mình làm mình đau khổ, làm những điều mình thấy sai mình phải suy nghĩ lựa lời góp ý, khuyên bảo. Nếu mình mặc kệ, ôm cái giận mà không giải bày, không tâm sự thì không phải.

Mình không nên hành xử như vậy. Bởi giáo lý nhà Phật dạy, yêu thương đích thực không có chỗ cho tự ái. Nếu mình đau khổ, mình phải chia sẻ, góp ý với nhau. Đừng ôm giữ, tự ái trong người.

Có một câu chuyện thời xưa, là bài học cho để chúng ta tránh những hành xử sai lầm khi gặp phải khổ đau.

Một người đàn ông phải đi lính vì có chiến tranh, để lại người vợ đang mang thai ở nhà. Hai năm sau, chiến tranh kết thúc. Nghe tin người chồng được trở về, người vợ dẫn con trai ra ngõ đón chồng. Vợ chồng đã khóc vui mừng vì phút giây đoàn tụ.

Đến nhà, người chồng sai vợ đi chợ, sắm lễ vật cúng tổ tiên. Lúc người vợ đi chợ, ở nhà người cha bắt đầu trò chuyện và tập cho người con gọi mình bằng cha. Nhưng cậu bé từ chối: "Chú ơi, chú không phải là ba của con. Ba của con là một người khác. Ba con thường đến thăm mẹ con mỗi đêm và nói chuyện với mẹ con. Mẹ con thường khóc mỗi khi nói chuyện với ba con. Mỗi lần mẹ con ngồi xuống là ba con ngồi xuống. Mỗi lần mẹ con nằm, ba con cũng nằm xuống. "

Nghe con nói, người cha buồn chán. Anh ta cảm thấy bị tổn thương. Khi người vợ đi chợ về, người chồng không nhìn mặt và trò chuyện với vợ mình nữa. Người chồng xem như vợ mình không có trong nhà. Người vợ cảm thẩy bị coi thường. Khi lễ vật được đặt trên bàn thờ, người chồng thắp hương, lễ lạy và khấn vái tổ tiên. Thậm chí người chồng không cho người vợ lễ lạy trước bàn thờ như trước kia. Bởi trong tâm trí của người chồng, vợ mình đã không xứng đáng. Bái lạy tổ tiên xong, người chồng không ở nhà ăn cơm mà đi ra quán uống rượu đến khuya. Người chồng cố gắng quên đi đau khổ bằng cách uống rượu. Nhiều ngày liên tiếp, người vợ không chịu được đau khổ, cô ta đã nhảy sông tự vẫn.

Vợ chết, người chồng thôi không uống rượu nữa và trở về nhà vì phải chăm sóc con. Đêm đó, lúc trời tối, người chồng thắp đèn, đột nhiên, người con kêu lên: "Chú ơi, ba con về rồi đó!" Cậu bé chỉ cái bóng của cha mình đang in trên tường. "Chú biết không, ba con đêm nào cũng về. Mẹ con nói chuyện với ba con và mẹ con khóc dữ lắm, mỗi khi mẹ con ngồi xuống, thì ba con cũng ngồi xuống "

Thực ra, đứa bé nhìn bóng của mẹ nó hằng đêm tưởng là cha của nó. Bởi mẹ nó hằng đêm, một mình trong ngôi nhà đã nói chuyện với cái bóng của mình để an ủi nỗi nhớ chồng xa cách : " Anh ơi, Anh thì ở làm sao em có thể một mình nuôi con như thế này hoài được? . . . anh phải mau về nhà sớm, với mẹ con em. ". Rồi người vợ khóc than, đến khi mệt thì nằm xuống. Mỗi khi người mẹ nằm xuống, bóng trên tường cũng nằm xuống.

Bây giờ người chồng hiểu mình đã sai. Nhưng sai lầm đó đã phải trả giá quá đắt. Chỉ vì ngộ nhận mà người chồng đã làm chết người vợ trẻ, con của anh ta phải mồ côi mẹ.

Nếu người chồng hỏi vợ mình: " Người hay đến với em mỗi đêm là ai? Đứa bé này có phải con của anh và em không? Em hãy giải thích cho anh rõ, bởi anh rất đau khổ .”. Nếu người chồng hỏi vợ như vậy, vợ anh ta sẽ có cơ hội để giải thích, và mọi tiêu cực có thể tránh được.

Đành rằng, lỗi không chỉ của người chồng, mà người vợ cũng có lỗi trong đó. Cô ấy có thể đến bên chồng mình và hỏi " Anh ơi, anh buồn bực điều gì mà không thèm nhìn mặt em, không thèm nói chuyện với em? Em đã làm gì sai? Em rất đau khổ nếu anh cứ như vậy. Anh phải trả lời cho em nghe. ".

Bởi cả người chồng và người vợ không vượt qua tự ái để giải bày những nghi ngờ của nhau, kết cục là đau buồn.

Câu chuyện cho chúng ta một bài học. Mỗi khi mình nghĩ rằng, người mình thương đang làm mình đau khổ, thì tốt nhất mình phải chia sẻ nỗi khổ đau với người đó. Đừng giữ kín nỗi đau trong người làm gì. Mình hãy nhớ rằng yêu thương đích thực không có chỗ cho tự ái./.

4/8/2016
Hoàng Phước Đại – Đồng An
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2020(Xem: 12278)
Năm 2020 những chương trình tu học Phật pháp như Phật Đản,Vu Lan, Khoá Tu Học Bắc Mỹ, Khoá an cư của Giáo Hội.v.v...khắp toàn cầu đều phải tạm ngưng vì nạn dịch COVID-19. Tại Mỹ và một số các nước, tất cả học đường phải đóng cửa và chuyển qua online. Giáo sư và sinh viên phải chật vật vì một hệ thống mới hoàn toàn. Sự thay đổi đó làm tất cả mọi người xôn xao và lo lắng, bất an...Bản thân chúng con, lịch giảng của các bang được sắp xếp vào năm trước-2019 phải huỷ bỏ. Phật tử khắp nơi gọi đến thăm hỏi và mong ước có được một lớp học Phật pháp bằng một phương tiện nào đó để tâm được an, thân được nhẹ từ lời giảng dạy trực tiếp của Chư Tăng-Ni. Đây cũng là điều mà chúng con trăn trở và tham vấn ý kiến của Chư tôn đức để chúng con có thể mở ra một chương trình tu học online miễn phí cho tất cả quý Phật tử khắp nơi trên thế giới.
16/08/2020(Xem: 8786)
Người giải thoát giống như một bánh xe quay tròn đều, không bị mắc kẹt, vướng bận, thanh thoát, thông suốt. Họ không còn ý niệm “tôi là như thế này, tôi là như thế nọ, tôi là đây, tôi là kia”. Người tu nhẫn nhục mà thấy ta đang nhẫn nhục là mắc kẹt rồi. Càng nhẫn nhục chừng nào thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Nhẫn nhục mà không thấy ta nhẫn nhục thì mới thông suốt. Người tu hạnh khiêm cung mà thấy mình khiêm cung là mà mắc kẹt rồi. Càng khiêm cung chừng nào, thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Tu riết như vậy lâu ngày thành bịnh, hết thuốc chữa vì kẹt lâu ngày, bánh xe không quay tròn đều được, thậm chí không thể chuyển động được vì các bộ phận bị ô-xy hóa, bị rỉ sét do chấp pháp, chấp tướng lâu ngày, thành thử bệnh nặng.
16/08/2020(Xem: 5935)
Một pho tượng Phật, được phát hiện trong khi đào móng cho một ngôi nhà tại Mardan, Mardan là một thành phố thuộc Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng 7 vừa qua, đã bị công nhân xây dựng địa phương đập vỡ thành nhiều mảnh bởi họ không tôn trọng thánh tích Phật giáo, khiến chính quyền địa phương phẫn nộ và lo lắng.
16/08/2020(Xem: 6198)
Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại, với nhiều công trình nổi tiếng và bền bỉ. Ông đã từ giã trần gian và đã để lại ấn tượng những hình ảnh Phật giáo. Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại đã mãn báo thân, trút hơi thở cuối cùng tại quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, vào ngày Sinh nhật lần thứ 91 của ông.
15/08/2020(Xem: 5743)
(Thimphu, Bhutan) – Vào ngày 11 tháng 8 vừa qua, Chính phủ Vương quốc Hy Mã Lạp sơn Bhutan đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc đầu tiên kể từ khi đại dịch Virus corona tấn công Vương quốc Phật giáo này. Chính phủ Vương quốc Phật giáo này đã ban hành lệnh cách ly cho khoảng 750.000 người dân, các cơ quan nhà nước cũng đề nghị đóng cửa tất cả các trường học, cơ sở đào tạo và các cửa hàng kinh doanh; hoãn các kỳ thi và không rời địa bàn sinh sống trong thời gian này.
15/08/2020(Xem: 6009)
Sự từ biệt trần gian Ta bà của Cư sĩ Steven D. Goodman (1946-2020) là vô cùng kính tiếc, một sự mất mát cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại phương Tây. Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Tác giả và Dịch giả nổi tiếng bởi các tác phẩm kinh điển Phật giáo Tây Tạng, đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng tại tư gia và về cõi Phật vào ngày 03 tháng 8 năm 2020, Oaklan, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 75 tuổi.
14/08/2020(Xem: 7487)
Phần này bàn về cách dùng tiền quí, cheo, bài ca dao “đi chợ tính tiền” và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ Nôm/chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập đến. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
11/08/2020(Xem: 9281)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch. Nơi nào tại Trung Quốc: Kiến Nghiệp, nay là Nam Kinh. Chùa đầu tiên được xây dựng tại Kiến Nghiệp là chùa nào: Do Khương Tăng Hội xây dựng chùa Kiến Sơ tại Kiến Nghiệp, Nam Kinh, hiện nay, 2020, vẫn còn. Trưỡng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Đệ Nhất Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã đến thăm chùa đó cách nay mấy năm và đã xác nhận với tôi tại chùa Huê Nghiêm của Ngài tại quận hai, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2017. Khương Tăng Hội mất năm 280. Nghĩa là Ngài hành đạo tại Trung Quốc được 33 năm. Trong khi đó Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc năm 520, nghĩa là sau Khương Tăng Hội 273 năm.
11/08/2020(Xem: 5394)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 10 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
10/08/2020(Xem: 7161)
Đa số chúng ta, những người có duyên với Phật Giáo, hầu hết đã nghe nói đến, không nhiều thì ít, rằng Phật thuyết pháp, Tổ sư thuyết pháp, Pháp sư thuyết pháp, Hòa thượng hay Thượng tọa thuyết pháp, v.v…, nhưng ít ai nghe nói chim muôn thuyết pháp, phải không? Vì chúng ta thiết nghĩ rằng các loài động vật hay thực vật thì khác với loài người, không có Phật Pháp, không thể nghe hay thuyết Phật pháp, do đó, nên chúng ta có thể nghĩ rằng làm gì có chuyện chim muôn, cây cỏ, v.v… có thể thuyết Phật pháp bằng ngôn ngữ của chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]