Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối mặt với khổ đau.

10/08/201621:37(Xem: 11963)
Đối mặt với khổ đau.

 

Đối mặt với khổ đau.
dau-kho

Khổ đau là trạng thái hoặc tâm mình buồn rầu, tuyệt vọng hoặc thân mình bệnh tật không khỏe. Từ khổ tiếng Anh dịch là suffering hoặc là illbeing. Suffering là khổ, còn illbeing là không khỏe, là bị ốm. Trái với khổ thì có từ happy, là hạnh phúc. Với nhà Phật thì hay dùng từ an lạc hay hơn hạnh phúc. Từ tiếng Hoa, khổ là đắng 苦, trái ngược với khổ là cam 甘là ngọt . Câu “ đồng cam cộng khổ”, chia bùi sẻ ngọt là xuất phát từ khổ và từ cam của tiếng Hoa.

Trong cuộc sống, va chạm hàng ngày là điều không tránh khỏi. Nếu mình thương yêu đích thực thì mình lắng nghe chia sẻ cho nhau, góp ý cho nhau để tiến bộ. Phật gọi đó là  hành động chánh kiến, chánh tư duy và chánh ngữ. Từ Chánh 正  nghĩa của tiếng Hoa là thẳng, không có cong, không có quẹo. Chánh Kiến là  nhìn đúng sự việc. Chánh tư duy là suy nghĩ đúng đắn. Chánh ngữ là nói lời đúng, lời nói nhẹ nhàng, góp ý chân tính. Nếu người thân mình làm mình đau khổ, làm những điều mình thấy sai mình phải suy nghĩ lựa lời góp ý, khuyên bảo. Nếu mình mặc kệ, ôm cái giận mà không giải bày, không tâm sự thì không phải.

Mình không nên hành xử như vậy. Bởi giáo lý nhà Phật dạy, yêu thương đích thực không có chỗ cho tự ái. Nếu mình đau khổ, mình phải chia sẻ, góp ý với nhau. Đừng ôm giữ, tự ái trong người.

Có một câu chuyện thời xưa, là bài học cho để chúng ta tránh những hành xử sai lầm khi gặp phải khổ đau.

Một người đàn ông phải đi lính vì có chiến tranh, để lại người vợ đang mang thai ở nhà. Hai năm sau, chiến tranh kết thúc. Nghe tin người chồng được trở về, người vợ dẫn con trai ra ngõ đón chồng. Vợ chồng đã khóc vui mừng vì phút giây đoàn tụ.

Đến nhà, người chồng sai vợ đi chợ, sắm lễ vật cúng tổ tiên. Lúc người vợ đi chợ, ở nhà người cha bắt đầu trò chuyện và tập cho người con gọi mình bằng cha. Nhưng cậu bé từ chối: "Chú ơi, chú không phải là ba của con. Ba của con là một người khác. Ba con thường đến thăm mẹ con mỗi đêm và nói chuyện với mẹ con. Mẹ con thường khóc mỗi khi nói chuyện với ba con. Mỗi lần mẹ con ngồi xuống là ba con ngồi xuống. Mỗi lần mẹ con nằm, ba con cũng nằm xuống. "

Nghe con nói, người cha buồn chán. Anh ta cảm thấy bị tổn thương. Khi người vợ đi chợ về, người chồng không nhìn mặt và trò chuyện với vợ mình nữa. Người chồng xem như vợ mình không có trong nhà. Người vợ cảm thẩy bị coi thường. Khi lễ vật được đặt trên bàn thờ, người chồng thắp hương, lễ lạy và khấn vái tổ tiên. Thậm chí người chồng không cho người vợ lễ lạy trước bàn thờ như trước kia. Bởi trong tâm trí của người chồng, vợ mình đã không xứng đáng. Bái lạy tổ tiên xong, người chồng không ở nhà ăn cơm mà đi ra quán uống rượu đến khuya. Người chồng cố gắng quên đi đau khổ bằng cách uống rượu. Nhiều ngày liên tiếp, người vợ không chịu được đau khổ, cô ta đã nhảy sông tự vẫn.

Vợ chết, người chồng thôi không uống rượu nữa và trở về nhà vì phải chăm sóc con. Đêm đó, lúc trời tối, người chồng thắp đèn, đột nhiên, người con kêu lên: "Chú ơi, ba con về rồi đó!" Cậu bé chỉ cái bóng của cha mình đang in trên tường. "Chú biết không, ba con đêm nào cũng về. Mẹ con nói chuyện với ba con và mẹ con khóc dữ lắm, mỗi khi mẹ con ngồi xuống, thì ba con cũng ngồi xuống "

Thực ra, đứa bé nhìn bóng của mẹ nó hằng đêm tưởng là cha của nó. Bởi mẹ nó hằng đêm, một mình trong ngôi nhà đã nói chuyện với cái bóng của mình để an ủi nỗi nhớ chồng xa cách : " Anh ơi, Anh thì ở làm sao em có thể một mình nuôi con như thế này hoài được? . . . anh phải mau về nhà sớm, với mẹ con em. ". Rồi người vợ khóc than, đến khi mệt thì nằm xuống. Mỗi khi người mẹ nằm xuống, bóng trên tường cũng nằm xuống.

Bây giờ người chồng hiểu mình đã sai. Nhưng sai lầm đó đã phải trả giá quá đắt. Chỉ vì ngộ nhận mà người chồng đã làm chết người vợ trẻ, con của anh ta phải mồ côi mẹ.

Nếu người chồng hỏi vợ mình: " Người hay đến với em mỗi đêm là ai? Đứa bé này có phải con của anh và em không? Em hãy giải thích cho anh rõ, bởi anh rất đau khổ .”. Nếu người chồng hỏi vợ như vậy, vợ anh ta sẽ có cơ hội để giải thích, và mọi tiêu cực có thể tránh được.

Đành rằng, lỗi không chỉ của người chồng, mà người vợ cũng có lỗi trong đó. Cô ấy có thể đến bên chồng mình và hỏi " Anh ơi, anh buồn bực điều gì mà không thèm nhìn mặt em, không thèm nói chuyện với em? Em đã làm gì sai? Em rất đau khổ nếu anh cứ như vậy. Anh phải trả lời cho em nghe. ".

Bởi cả người chồng và người vợ không vượt qua tự ái để giải bày những nghi ngờ của nhau, kết cục là đau buồn.

Câu chuyện cho chúng ta một bài học. Mỗi khi mình nghĩ rằng, người mình thương đang làm mình đau khổ, thì tốt nhất mình phải chia sẻ nỗi khổ đau với người đó. Đừng giữ kín nỗi đau trong người làm gì. Mình hãy nhớ rằng yêu thương đích thực không có chỗ cho tự ái./.

4/8/2016
Hoàng Phước Đại – Đồng An
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2011(Xem: 7875)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6837)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 6241)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 15558)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 20697)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 20033)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 7408)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 8630)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 8095)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 7614)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]