Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối mặt với khổ đau.

10/08/201621:37(Xem: 10140)
Đối mặt với khổ đau.

 

Đối mặt với khổ đau.
dau-kho

Khổ đau là trạng thái hoặc tâm mình buồn rầu, tuyệt vọng hoặc thân mình bệnh tật không khỏe. Từ khổ tiếng Anh dịch là suffering hoặc là illbeing. Suffering là khổ, còn illbeing là không khỏe, là bị ốm. Trái với khổ thì có từ happy, là hạnh phúc. Với nhà Phật thì hay dùng từ an lạc hay hơn hạnh phúc. Từ tiếng Hoa, khổ là đắng 苦, trái ngược với khổ là cam 甘là ngọt . Câu “ đồng cam cộng khổ”, chia bùi sẻ ngọt là xuất phát từ khổ và từ cam của tiếng Hoa.

Trong cuộc sống, va chạm hàng ngày là điều không tránh khỏi. Nếu mình thương yêu đích thực thì mình lắng nghe chia sẻ cho nhau, góp ý cho nhau để tiến bộ. Phật gọi đó là  hành động chánh kiến, chánh tư duy và chánh ngữ. Từ Chánh 正  nghĩa của tiếng Hoa là thẳng, không có cong, không có quẹo. Chánh Kiến là  nhìn đúng sự việc. Chánh tư duy là suy nghĩ đúng đắn. Chánh ngữ là nói lời đúng, lời nói nhẹ nhàng, góp ý chân tính. Nếu người thân mình làm mình đau khổ, làm những điều mình thấy sai mình phải suy nghĩ lựa lời góp ý, khuyên bảo. Nếu mình mặc kệ, ôm cái giận mà không giải bày, không tâm sự thì không phải.

Mình không nên hành xử như vậy. Bởi giáo lý nhà Phật dạy, yêu thương đích thực không có chỗ cho tự ái. Nếu mình đau khổ, mình phải chia sẻ, góp ý với nhau. Đừng ôm giữ, tự ái trong người.

Có một câu chuyện thời xưa, là bài học cho để chúng ta tránh những hành xử sai lầm khi gặp phải khổ đau.

Một người đàn ông phải đi lính vì có chiến tranh, để lại người vợ đang mang thai ở nhà. Hai năm sau, chiến tranh kết thúc. Nghe tin người chồng được trở về, người vợ dẫn con trai ra ngõ đón chồng. Vợ chồng đã khóc vui mừng vì phút giây đoàn tụ.

Đến nhà, người chồng sai vợ đi chợ, sắm lễ vật cúng tổ tiên. Lúc người vợ đi chợ, ở nhà người cha bắt đầu trò chuyện và tập cho người con gọi mình bằng cha. Nhưng cậu bé từ chối: "Chú ơi, chú không phải là ba của con. Ba của con là một người khác. Ba con thường đến thăm mẹ con mỗi đêm và nói chuyện với mẹ con. Mẹ con thường khóc mỗi khi nói chuyện với ba con. Mỗi lần mẹ con ngồi xuống là ba con ngồi xuống. Mỗi lần mẹ con nằm, ba con cũng nằm xuống. "

Nghe con nói, người cha buồn chán. Anh ta cảm thấy bị tổn thương. Khi người vợ đi chợ về, người chồng không nhìn mặt và trò chuyện với vợ mình nữa. Người chồng xem như vợ mình không có trong nhà. Người vợ cảm thẩy bị coi thường. Khi lễ vật được đặt trên bàn thờ, người chồng thắp hương, lễ lạy và khấn vái tổ tiên. Thậm chí người chồng không cho người vợ lễ lạy trước bàn thờ như trước kia. Bởi trong tâm trí của người chồng, vợ mình đã không xứng đáng. Bái lạy tổ tiên xong, người chồng không ở nhà ăn cơm mà đi ra quán uống rượu đến khuya. Người chồng cố gắng quên đi đau khổ bằng cách uống rượu. Nhiều ngày liên tiếp, người vợ không chịu được đau khổ, cô ta đã nhảy sông tự vẫn.

Vợ chết, người chồng thôi không uống rượu nữa và trở về nhà vì phải chăm sóc con. Đêm đó, lúc trời tối, người chồng thắp đèn, đột nhiên, người con kêu lên: "Chú ơi, ba con về rồi đó!" Cậu bé chỉ cái bóng của cha mình đang in trên tường. "Chú biết không, ba con đêm nào cũng về. Mẹ con nói chuyện với ba con và mẹ con khóc dữ lắm, mỗi khi mẹ con ngồi xuống, thì ba con cũng ngồi xuống "

Thực ra, đứa bé nhìn bóng của mẹ nó hằng đêm tưởng là cha của nó. Bởi mẹ nó hằng đêm, một mình trong ngôi nhà đã nói chuyện với cái bóng của mình để an ủi nỗi nhớ chồng xa cách : " Anh ơi, Anh thì ở làm sao em có thể một mình nuôi con như thế này hoài được? . . . anh phải mau về nhà sớm, với mẹ con em. ". Rồi người vợ khóc than, đến khi mệt thì nằm xuống. Mỗi khi người mẹ nằm xuống, bóng trên tường cũng nằm xuống.

Bây giờ người chồng hiểu mình đã sai. Nhưng sai lầm đó đã phải trả giá quá đắt. Chỉ vì ngộ nhận mà người chồng đã làm chết người vợ trẻ, con của anh ta phải mồ côi mẹ.

Nếu người chồng hỏi vợ mình: " Người hay đến với em mỗi đêm là ai? Đứa bé này có phải con của anh và em không? Em hãy giải thích cho anh rõ, bởi anh rất đau khổ .”. Nếu người chồng hỏi vợ như vậy, vợ anh ta sẽ có cơ hội để giải thích, và mọi tiêu cực có thể tránh được.

Đành rằng, lỗi không chỉ của người chồng, mà người vợ cũng có lỗi trong đó. Cô ấy có thể đến bên chồng mình và hỏi " Anh ơi, anh buồn bực điều gì mà không thèm nhìn mặt em, không thèm nói chuyện với em? Em đã làm gì sai? Em rất đau khổ nếu anh cứ như vậy. Anh phải trả lời cho em nghe. ".

Bởi cả người chồng và người vợ không vượt qua tự ái để giải bày những nghi ngờ của nhau, kết cục là đau buồn.

Câu chuyện cho chúng ta một bài học. Mỗi khi mình nghĩ rằng, người mình thương đang làm mình đau khổ, thì tốt nhất mình phải chia sẻ nỗi khổ đau với người đó. Đừng giữ kín nỗi đau trong người làm gì. Mình hãy nhớ rằng yêu thương đích thực không có chỗ cho tự ái./.

4/8/2016
Hoàng Phước Đại – Đồng An
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2013(Xem: 9015)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một, chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè, kiểu salon thế kỷ 18 – chỉ thiếu một nữ bá tước – để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
30/10/2013(Xem: 10603)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
30/10/2013(Xem: 34734)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
30/10/2013(Xem: 7225)
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
29/10/2013(Xem: 9373)
Trong lá thư này, Lạt Ma Zopa Rinpoche trả lời cho một sinh viên học lâu năm với Ngài, một người đã viết thư để cảm ơn Ngài đã “cầu nguyện, dạy dỗ và che chở” trong nhiều năm qua. Người sinh viên xin được giấu tên hiện đang chăm sóc cho Mẹ đang chịu nhiều đau đớn về thể xác sau khi bị hàng loạt những cơn đột quỵ. Như là một phương pháp để đương đầu với những khó khăn khi chăm sóc, người sinh viên đã tưởng tượng như đang chăm sóc cho Ngài Zopa Rinpoche khi chăm sóc cho Mẹ cô.
26/10/2013(Xem: 53936)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
24/10/2013(Xem: 11346)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 6949)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 7103)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 10656)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567