Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện ngắn: Kinh cứu khổ & hình ảnh khóa tu chùa Phước Hải- North Carolina (thơ & audio)

28/07/201619:14(Xem: 23232)
Truyện ngắn: Kinh cứu khổ & hình ảnh khóa tu chùa Phước Hải- North Carolina (thơ & audio)
blank
Namo Sakya Muni Buddha
 Truyện ngắn: Kinh cứu khổ
 
Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. 
Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi : Tại sao con khóc ? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói :
- Con đau khổ vì tình yêu của con. Khi đến với con thì hứa hẹn đủ điều và nay lại làm con
 đau khổ cùng cực. - Thế con có thuộc "Bát Nhã Tâm Kinh" không?
- Thưa con thuộc!
- Đọc ta nghe.
Cô gái nhìn lên dung nhan Đức Thế Tôn và đọc: 
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa tâm kinh thời chiếu kiến ngũ uẩn 
giai không độ nhất thiết khổ ách....  viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn..."
- Dừng lại. Con đọc lại ta nghe câu vừa rồi".
- "Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn".
- Nghĩa là sao?
- Con không biết!
- Nghĩa là xa rời những thứ sai lầm sẽ đạt đến hạnh phúc chân thật.
- Con sai lầm điều gì khi đó là tình yêu chân thành của con. Con có lỗi gì?
 
- Điều sai lầm của con là con nghĩ người yêu con thuộc về con trong khi đó 
KHÔNG GÌ LÀ CỦA MÌNH đó gọi là "Vô Ngã".
- Điều sai lầm thứ 2 là con luôn tin tưởng vào một tình yêu vĩnh cữu nhưng thật tế 
KHÔNG GÌ LÀ MÃI MÃI nên gọi là "Vô Thường".
- Điều gì con nghĩ nó là hạnh phúc nhất thì giờ đây nó làm con đau khổ nhất. 
Đó chỉ là hạnh phúc giả tạm và không bền vì nếu người yêu con không chia tay con vì thay lòng
 thì  trong tương lai cũng chia ly con về phương diện tuổi thọ. Chỉ có sự an tĩnh trong tâm hồn là 
hạnh phúc mãi mãi.
- Tại sao Kinh này con đọc hàng ngày mà con vẫn đau khổ?
 
- Kinh Phật là lời Phật nói ra và chỉ có giá trị khi áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày 
chứ không phải đọc thuộc làu hay đọc cho hay... là hết khổ.
 
- Tóm lại một điều, những gì ta nói đó là: 
SỞ DĨ CON ĐAU KHỔ LÀ BỞI VÌ CON THEO ĐUỔI NHỮNG ĐIỀU SAI LẦM. 
Con đã hiểu chưa?
- Thưa con đã hiểu!
- Hiểu như thế nào?
 
'' Sống là động nhưng lòng luôn bất động. 
Sống là thương nhưng lòng không vấn vương...''
 
Cô gái lại nhìn lên dung nhan Phật. Đẹp rạng ngời ánh hào quang. 
Tâm cô bừng sáng.
blank



Nhận Biết Như Là 
 
..Bởi cái vui ta thường hay ôm giữ
Trong vòng tay, thế giới của riêng mình,
Niềm vui đó đâu thể nào lan tỏa
Đến chân trời.. đến khắp cả muôn sinh ?..
 
Bởi cái khổ ta vẫn thường xua đuổi
Đuổi không đi, khổ dội lại nơi lòng
Khổ dồn nén.. tháng ngày ta cằn cỗi..
Ta trách đời sao thiếu vắng cảm thông!!
 
Buồn san sẻ..  hồn nguôi cơn giông bão
Vui sớt chia, vui vỗ cánh ngàn phương.
Lòng thêm khổ vì ta nuôi phiền não
Đời yên bình khi sống biết yêu thương.
 
- Niềm vui đó vốn bao la trời đất
Nỗi buồn kia dường bể cả, trùng khơi..
Hãy đón nhận niềm vui - không bám víu
Và buồn kia hiện hữu.., mặc , rong chơi!
 
Đời có cả mật ngọt và mật đắng
Có những ngày mưa nắng hên hò nhau, 
Hồn như núi soi xuống dòng tĩnh lặng
Trong an nhiên thuyền lướt giữa vui, sầu..
Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ
 
blank
 
blank
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh của khóa tu 3 ngày 
nhân Lễ vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát tại chùa Phước Hải- North Carolina 
do Ni Sư Thích nữ Minh Nghiêm tổ chức (July 22, 23 & 24-2016)
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Ni Sư Thích nữ Minh Nghiêm- Trụ trì chùa Phước Hải-North Carolina -USA
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Ý kiến bạn đọc
03/11/201718:27
Khách
Rất hay. Xin cảm ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2012(Xem: 8244)
Người đẹp thì dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao vì cái "đẹp" của mình.
04/07/2012(Xem: 9483)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
01/07/2012(Xem: 15435)
Ai mong ước trở về Chân-Thiện-Mĩ Cũng phải vào nguồn tỉnh thức tâm linh Cần hướng đến mẫu số chung: Vô Ngã
26/06/2012(Xem: 8083)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
26/06/2012(Xem: 13542)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
24/06/2012(Xem: 14533)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
23/06/2012(Xem: 8689)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
21/06/2012(Xem: 7656)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
19/06/2012(Xem: 7250)
Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập.
19/06/2012(Xem: 16133)
Trongnhững năm qua, tác giả/ dịch giả Hoang Phong (Nguyễn Đức Tiến) đã gửi tặng Thư ViệnHoa Sen một số đầu sách và CD Phật giáo do ông biên soạn và dịch thuật được Phậttử Phú Ngọc, pháp danh Diệu Châu ở TP. Sài Gòn phát tâm chuyển giúp quà biếuquý giá này qua đường bưu chính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]