Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện ngắn: Kinh cứu khổ & hình ảnh khóa tu chùa Phước Hải- North Carolina (thơ & audio)

28/07/201619:14(Xem: 23214)
Truyện ngắn: Kinh cứu khổ & hình ảnh khóa tu chùa Phước Hải- North Carolina (thơ & audio)
blank
Namo Sakya Muni Buddha
 Truyện ngắn: Kinh cứu khổ
 
Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. 
Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi : Tại sao con khóc ? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói :
- Con đau khổ vì tình yêu của con. Khi đến với con thì hứa hẹn đủ điều và nay lại làm con
 đau khổ cùng cực. - Thế con có thuộc "Bát Nhã Tâm Kinh" không?
- Thưa con thuộc!
- Đọc ta nghe.
Cô gái nhìn lên dung nhan Đức Thế Tôn và đọc: 
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa tâm kinh thời chiếu kiến ngũ uẩn 
giai không độ nhất thiết khổ ách....  viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn..."
- Dừng lại. Con đọc lại ta nghe câu vừa rồi".
- "Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn".
- Nghĩa là sao?
- Con không biết!
- Nghĩa là xa rời những thứ sai lầm sẽ đạt đến hạnh phúc chân thật.
- Con sai lầm điều gì khi đó là tình yêu chân thành của con. Con có lỗi gì?
 
- Điều sai lầm của con là con nghĩ người yêu con thuộc về con trong khi đó 
KHÔNG GÌ LÀ CỦA MÌNH đó gọi là "Vô Ngã".
- Điều sai lầm thứ 2 là con luôn tin tưởng vào một tình yêu vĩnh cữu nhưng thật tế 
KHÔNG GÌ LÀ MÃI MÃI nên gọi là "Vô Thường".
- Điều gì con nghĩ nó là hạnh phúc nhất thì giờ đây nó làm con đau khổ nhất. 
Đó chỉ là hạnh phúc giả tạm và không bền vì nếu người yêu con không chia tay con vì thay lòng
 thì  trong tương lai cũng chia ly con về phương diện tuổi thọ. Chỉ có sự an tĩnh trong tâm hồn là 
hạnh phúc mãi mãi.
- Tại sao Kinh này con đọc hàng ngày mà con vẫn đau khổ?
 
- Kinh Phật là lời Phật nói ra và chỉ có giá trị khi áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày 
chứ không phải đọc thuộc làu hay đọc cho hay... là hết khổ.
 
- Tóm lại một điều, những gì ta nói đó là: 
SỞ DĨ CON ĐAU KHỔ LÀ BỞI VÌ CON THEO ĐUỔI NHỮNG ĐIỀU SAI LẦM. 
Con đã hiểu chưa?
- Thưa con đã hiểu!
- Hiểu như thế nào?
 
'' Sống là động nhưng lòng luôn bất động. 
Sống là thương nhưng lòng không vấn vương...''
 
Cô gái lại nhìn lên dung nhan Phật. Đẹp rạng ngời ánh hào quang. 
Tâm cô bừng sáng.
blank



Nhận Biết Như Là 
 
..Bởi cái vui ta thường hay ôm giữ
Trong vòng tay, thế giới của riêng mình,
Niềm vui đó đâu thể nào lan tỏa
Đến chân trời.. đến khắp cả muôn sinh ?..
 
Bởi cái khổ ta vẫn thường xua đuổi
Đuổi không đi, khổ dội lại nơi lòng
Khổ dồn nén.. tháng ngày ta cằn cỗi..
Ta trách đời sao thiếu vắng cảm thông!!
 
Buồn san sẻ..  hồn nguôi cơn giông bão
Vui sớt chia, vui vỗ cánh ngàn phương.
Lòng thêm khổ vì ta nuôi phiền não
Đời yên bình khi sống biết yêu thương.
 
- Niềm vui đó vốn bao la trời đất
Nỗi buồn kia dường bể cả, trùng khơi..
Hãy đón nhận niềm vui - không bám víu
Và buồn kia hiện hữu.., mặc , rong chơi!
 
Đời có cả mật ngọt và mật đắng
Có những ngày mưa nắng hên hò nhau, 
Hồn như núi soi xuống dòng tĩnh lặng
Trong an nhiên thuyền lướt giữa vui, sầu..
Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ
 
blank
 
blank
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh của khóa tu 3 ngày 
nhân Lễ vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát tại chùa Phước Hải- North Carolina 
do Ni Sư Thích nữ Minh Nghiêm tổ chức (July 22, 23 & 24-2016)
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Ni Sư Thích nữ Minh Nghiêm- Trụ trì chùa Phước Hải-North Carolina -USA
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Ý kiến bạn đọc
03/11/201718:27
Khách
Rất hay. Xin cảm ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2012(Xem: 7328)
Cách đây không lâu, một người đàn ông quyết định lấy cắp táo của người hàng xóm. Ông nghĩ rằng, "Mình chỉ lấy vài trái thôi. Người hàng xóm không mất mát gì vả lại anh ta cũng không có thể sử dụng hết những quả táo." Ông ta chờ đến khi trời tối. Để chắc chắn không bị bắt, ông dẫn Natasha, con gái út đi theo để cô có thể canh chừng và cảnh báo nếu có ai đến gần.
04/10/2012(Xem: 8743)
Mèo Xám sống trong một nhà kho với ba mèo con nhỏ của mình. Một mèo khoang màu cam, một màu xanh lá cây và một màu hồng với những đốm đen. Cả ba có mũi màu hồng xinh đẹp và nụ cười dễ thương của mẹ.
04/10/2012(Xem: 8047)
Những năm gần đây, mặt hàng đồ mã lại có thêm nhiều loại mới, đáng chú ý nhất là ô-sin (người giúp việc) bằng giấy dùng để đốt cúng người thân quá cố.
03/10/2012(Xem: 8274)
Dù bạn thực hành theo thừa nào trong ba thừa – Tiểu thừa, Đại thừa hay Mật thừa – từ thời điểm bạn bước vào cánh cửa giáo lý của Đức Thích Ca Mâu Ni cho tới khi bạn thành tựu Chánh giác, bạn cần sự hỗ trợ của một vị thầy tâm linh để thọ nhận các giáo lý
03/10/2012(Xem: 9237)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
02/10/2012(Xem: 9860)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
02/10/2012(Xem: 6896)
Tỉnh thức trong công việc không phải là một trạng thái tinh thần an định hay sáng suốt mà chúng ta đạt được ở một thời điểm nào đó, lúc ta cuối cùng thành công, đạt được sự tỉnh thức, một lần cho tất cả. Không có kết quả cuối cùng nào để ta hướng đến, không có trạng thái tinh thần hay vật chất nào mà ta có thể đạt được, thí dụ như được thăng chức thành giám đốc.
02/10/2012(Xem: 11952)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
01/10/2012(Xem: 7239)
parent * Cha mẹ là tấm gương đạo đức tốt cho chúng ta. Đã dạy chúng ta những gì là đúng và những gì là sai . Nhưng có khi những gì họ yêu cầu đi ngược lại chúng ta biết là đúng và tốt. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể cố gắng để cho họ hiểu chúng ta cảm thấy thế nào, nên nhớ rằng chúng ta cần phải rất kính trọng .
01/10/2012(Xem: 6235)
Thekchen Choeling, Dharamsala, ngày 25 tháng 9 năm 2012 - Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa vào chỗ ngồi của Ngài, vị đại diện của đoàn Phât Tử đến từ Việt Nam đã dâng tặng Ngài một cây hoa thường được trồng trong các khuôn viên chùa ở Việt Nam. Ngài cảm ơn vị đại diện và bắt đầu cuộc nói chuyện, 2012_09_25_Vietnam_N03"Hôm qua, chủ đề chính của tôi là đạo đức thế gian và hôm nay tôi muốn nói một chút về Phật Pháp. Thông thường, khi tôi nói chuyện về Phật giáo, tôi muốn giải thích một cái gì đó về các tôn giáo khác trên thế giới để mọi người có thể đánh giá cao tính năng độc đáo của giáo lý đạo Phật. Các học giả lớn của trường Đại học cổ Ấn Độ University of Nalandanhư ngài Long Thọ, Thánh Thiên (Aryadeva), Phân Biệt Minh Bồ Tát (Bhavaviveka), Tịch Hộ (Shantarakshita), và ngài Kamalashila, đã so sánh quan điểm triết học Phật Giáo với quan điểm không phải triết học Phật giáo một cách rõ ràng. Tại Ấn Độ, những quan điểm của Phật Giáo thường không bị thách thức và cách mà các học giả bảo v
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]