Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện ngắn: Kinh cứu khổ & hình ảnh khóa tu chùa Phước Hải- North Carolina (thơ & audio)

28/07/201619:14(Xem: 23215)
Truyện ngắn: Kinh cứu khổ & hình ảnh khóa tu chùa Phước Hải- North Carolina (thơ & audio)
blank
Namo Sakya Muni Buddha
 Truyện ngắn: Kinh cứu khổ
 
Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. 
Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi : Tại sao con khóc ? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói :
- Con đau khổ vì tình yêu của con. Khi đến với con thì hứa hẹn đủ điều và nay lại làm con
 đau khổ cùng cực. - Thế con có thuộc "Bát Nhã Tâm Kinh" không?
- Thưa con thuộc!
- Đọc ta nghe.
Cô gái nhìn lên dung nhan Đức Thế Tôn và đọc: 
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa tâm kinh thời chiếu kiến ngũ uẩn 
giai không độ nhất thiết khổ ách....  viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn..."
- Dừng lại. Con đọc lại ta nghe câu vừa rồi".
- "Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn".
- Nghĩa là sao?
- Con không biết!
- Nghĩa là xa rời những thứ sai lầm sẽ đạt đến hạnh phúc chân thật.
- Con sai lầm điều gì khi đó là tình yêu chân thành của con. Con có lỗi gì?
 
- Điều sai lầm của con là con nghĩ người yêu con thuộc về con trong khi đó 
KHÔNG GÌ LÀ CỦA MÌNH đó gọi là "Vô Ngã".
- Điều sai lầm thứ 2 là con luôn tin tưởng vào một tình yêu vĩnh cữu nhưng thật tế 
KHÔNG GÌ LÀ MÃI MÃI nên gọi là "Vô Thường".
- Điều gì con nghĩ nó là hạnh phúc nhất thì giờ đây nó làm con đau khổ nhất. 
Đó chỉ là hạnh phúc giả tạm và không bền vì nếu người yêu con không chia tay con vì thay lòng
 thì  trong tương lai cũng chia ly con về phương diện tuổi thọ. Chỉ có sự an tĩnh trong tâm hồn là 
hạnh phúc mãi mãi.
- Tại sao Kinh này con đọc hàng ngày mà con vẫn đau khổ?
 
- Kinh Phật là lời Phật nói ra và chỉ có giá trị khi áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày 
chứ không phải đọc thuộc làu hay đọc cho hay... là hết khổ.
 
- Tóm lại một điều, những gì ta nói đó là: 
SỞ DĨ CON ĐAU KHỔ LÀ BỞI VÌ CON THEO ĐUỔI NHỮNG ĐIỀU SAI LẦM. 
Con đã hiểu chưa?
- Thưa con đã hiểu!
- Hiểu như thế nào?
 
'' Sống là động nhưng lòng luôn bất động. 
Sống là thương nhưng lòng không vấn vương...''
 
Cô gái lại nhìn lên dung nhan Phật. Đẹp rạng ngời ánh hào quang. 
Tâm cô bừng sáng.
blank



Nhận Biết Như Là 
 
..Bởi cái vui ta thường hay ôm giữ
Trong vòng tay, thế giới của riêng mình,
Niềm vui đó đâu thể nào lan tỏa
Đến chân trời.. đến khắp cả muôn sinh ?..
 
Bởi cái khổ ta vẫn thường xua đuổi
Đuổi không đi, khổ dội lại nơi lòng
Khổ dồn nén.. tháng ngày ta cằn cỗi..
Ta trách đời sao thiếu vắng cảm thông!!
 
Buồn san sẻ..  hồn nguôi cơn giông bão
Vui sớt chia, vui vỗ cánh ngàn phương.
Lòng thêm khổ vì ta nuôi phiền não
Đời yên bình khi sống biết yêu thương.
 
- Niềm vui đó vốn bao la trời đất
Nỗi buồn kia dường bể cả, trùng khơi..
Hãy đón nhận niềm vui - không bám víu
Và buồn kia hiện hữu.., mặc , rong chơi!
 
Đời có cả mật ngọt và mật đắng
Có những ngày mưa nắng hên hò nhau, 
Hồn như núi soi xuống dòng tĩnh lặng
Trong an nhiên thuyền lướt giữa vui, sầu..
Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ
 
blank
 
blank
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh của khóa tu 3 ngày 
nhân Lễ vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát tại chùa Phước Hải- North Carolina 
do Ni Sư Thích nữ Minh Nghiêm tổ chức (July 22, 23 & 24-2016)
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Ni Sư Thích nữ Minh Nghiêm- Trụ trì chùa Phước Hải-North Carolina -USA
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Ý kiến bạn đọc
03/11/201718:27
Khách
Rất hay. Xin cảm ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 6809)
Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.
16/03/2014(Xem: 8094)
Berzin sinh tại Paterson, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn Độ và Phạn ngữ, Đại học Harvard.
16/03/2014(Xem: 7788)
Như những con người, tất cả chúng ta giống nhau; xét cho cùng tất cả chúng ta thuộc cùng một hành tinh. Tất cả chúng sinh có cùng bản chất tự bẩm sinh là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả chúng ta yêu mến chính mình và khao khát điều gì đấy tốt đẹp.
15/03/2014(Xem: 14654)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
15/03/2014(Xem: 8527)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7749)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6932)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33339)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11483)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
13/03/2014(Xem: 7067)
Tâm linh là sự khát khao của những tâm hồn hướng thượng, vật dục là sự thèm khát của những ai thích thụ hưởng cảm thọ vật thể.. Những dân tộc có nền văn hóa sâu đậm, thâm thúy, cho dù dân tộc đó già cổi hay non trẻ, cũng đều có chiều kích tâm linh đáng kính
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]