Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ quy y cho 43 thiền sinh phương tây tại chùa Pháp Vân nước Pháp

09/07/201611:22(Xem: 6525)
Lễ quy y cho 43 thiền sinh phương tây tại chùa Pháp Vân nước Pháp

Lễ quy y cho 43 thiền sinh phương tây tại chùa Pháp Vân nước Pháp
Le-quy-y-va-tho-nhan-5-gioi-2

Tại 1 trong 4 cuốn sách nổi tiếng của ni sư Ayya Khema người Đức mà tôi rất yêu kính “Khi nào chim sắt bay” (3 cuốn còn lại là “Vô ngã vô ưu”, “Tôi là ai” và “Ốc đảo tự thân”, trong đó có cuốn “Vô ngã vô ưu” của ni sư được giải thưởng sách tôn giáo hay nhất thế giới mà cá nhân tôi đã đọc nhiều lần, cả bản tiếng Anh “Being nobody, going nowhere” và tiếng Việt), chúng ta được đọc những dòng chữ tiên đoán từ hai ngàn năm về trước rằng, khi nào chim sắt bay và ngựa chạy trên 4 bánh xe thì Đạo Phật sẽ lan tỏa sang phương tây. Những  ngôn từ này luôn in sâu trong tâm tôi ngay từ lần đầu tiên tôi đọc được cách đây hơn chục năm đến tận bây giờ.

Tôi cứ ngẫm nghĩ về sự lan truyền của một triết lý sống quá tuyệt vời – Đạo Phật – từ phuuwong đông sang nền văn minh phương tây. Quả thật, chuyện này đã và đang xảy ra. Quả thật, sáng hôm nay, 7 tháng 7 năm 2016, ngày cuối cùng của tuần đầu tiên trong khóa tu mùa hè kéo dài 4 tuần, chúng tôi vô cùng xúc động chứng kiến lễ quy y và truyền 5 giới cho 43 thiền sinh phương tây tại chùa Pháp Vân của nước Pháp.

Xúc động vô cùng. Xúc động bởi mặc dù đã dự cả chục lễ quy y lẫn lễ xuất gia nhưng chưa bao giờ tôi dự một lễ quy y cho người phương tây, những công dân mắt xanh mũi lõ, những người vốn từ sâu đã ngấm thiên chúa giáo, những công dân từ các nước có khoa học phát triển và họ chỉ tin vào những gì chứng minh được. Sao mà không xúc động khi hôm nay có đến gần một phần năm số thiền sinh tham gia khóa tu tại chùa Pháp Vân thọ nhận 5 giới.

Lễ quy y bắt đầu khi trời chưa sáng bằng việc ngồi tọa thiền. Hơn 300 thầy trò chúng tôi ngồi thiền trong bình an chừng gần nửa tiếng.Các quý vị xin thọ giới ngồi 4 hàng phía giữa, quay mặt lên phía bàn thờ Phật. Hai bên là tất cả thiền sinh chúng tôi ngồi quay mặt vào giữa để chứng giám và yểm trợ cho 43 quý vị nhận giới. Ngồi chính giữa nhất, ngay sát quý vị xin quy y là quý thầy.

Tiếng chim bắt đầu hát vang. Bầu trời phía đông, bên phải thiền đường, bắt đầu xuất hiện những vầng sáng hồng đỏ rất đẹp. Tất cả như chào mừng nghi lễ đặc biệt này. Tiếng chuông báo hiệu giờ thiền kết thúc và lễ quy y bắt đầu.
Le-quy-y-va-tho-nhan-5-gioi-1

Cả thiền đường im phăng phắc để theo dõi nghi lễ dâng hương. Mùi hương thơm nhẹ phảng phất khắp thiền đường.

Tôi chăm chú theo dõi các phật tử phương tây lễ Phật. Vốn thường ngồi trên bàn nghế, không quen ngồi đất, vậy mà họ ngồi rất nghiêm túc. Có quý vị phải chồng 2 chiếc bồ đoàn lên để ngồi. Có 4 quý vị không thể ngồi đất được vì đang có bầu hoặc vì lý do sức khỏe ngồi trên ghế. Tất cả cùng lễ Phật rất thành tâm. Sự thành tâm này ai cũng cảm nhận được ngay qua các động tác và trên khuôn mặt họ.

Tất cả chúng tôi cũng niệm danh hiệu và lễ Phập Pháp tăng thường trú khắp 10 phương, các vị Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Đại Thế Chí, Quán Thế Âm, Địa Tạng, liệt vị tổ sư qua các thời đại, từ Tây Trúc Ấn Độ cho đến Việt Nam ngày nay. Tất cả bằng tiếng Anh.
Le-quy-y-va-tho-nhan-5-gioi-3Le-quy-y-va-tho-nhan-5-gioi-5

Rồi kinh Bát nhã vang lên. Tất cả cùng tụng kinh Bát nhã cũng bằng tiếng Anh. Kể cả người Pháp. Năng lượng tràn ngập thiền đường. Năng lượng từ tiếng tụng kinh trầm bổng và tiếng chuông tiếng mõ hòa quyện khi trời bắt đầu sáng và khi ngày mới đang đến với chúng tôi. Tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Tôi hạnh phúc cho và cùng với 43 người bạn đồng tu và cho cả chính mình. Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam và cho Đạo Phật cả thế giới. Hôm nay thầy Pháp Ứng người Việt Nam chúng ta chủ trì buổi lễ long trọng này.
Le-quy-y-va-tho-nhan-5-gioi-7

Phần tác pháp yết ma luôn là phần tôi quan tâm trong các lễ quy y. Phần này được quý thầy xướng bằng 2 thứ ngôn ngữ: cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp.

Cả thiền đường sớm nay được chứng kiến 43 Phật tử phương tây lễ Phật. Rất thành tâm. Tôi xin nhấn mạnh đến sự thành tâm rất dễ nhận ra của từng thiền sinh. Tất cả được thể hiện trên  nét mặt, trong cách chắp tay búp sen, trong cách quỳ lạy. Tất cả được thể hiện trong sự thành kính và biết ơn cha mẹ, tổ tiên, Phật, Thầy và các vị tiền bối, biết ơn quê hương đất nước, bạn đạo và biết ơn cuộc đời vi diệu này.

Phần quan trọng nhất của buổi lễ là việc thọ nhận năm giới. Thầy Pháp Ứng đọc từng giới bằng tiếng Anh sau đó 1 quý thầy đọc bằng tiếng Pháp. Các thiền sinh trả lời đồng thanh “đồng ý” bằng tiếng Anh. Sau đó tất cả cùng lễ Phật, 5 vóc sát đất. Cứ thế, lần lượt, 43 vị thiền sinh đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau thọ nhận 5 giới.

Thầy Pháp Ứng cũng thay mặt tăng thân tuyên bố rằng quý Phật tử nhận giới hôm nay cần đọc tụng giới mỗi tháng tại tăng thân, đạo tràng gần nhất của mình. Nếu nơi mình sinh sống không có tăng thân, không có đạo tràng thì có thể tụng đọc 5 giới này 1 mình. Nếu trong vòng 3 tháng mà không đọc tụng 5 giới thì việc quy y mất hiệu lực. Điều này rất quan trọng và vô cùng ý nghĩa đối với tôi. Bởi ngay tại Việt Nam, quê hương của Phật Pháp chúng ta, nơi Phật Pháp đã và đang được truyền sang phương tây, rất nhiều Phật tử không đọc tụng 5 giới này đều đặn. Cá biệt có những quý vị nhận điệp thọ giới mang và về cất kỹ đi, chẳng khi nào đọc lại. Tôi còn chứng kiến có cả trường hợp một bà mẹ ở Việt Nam ta lên chùa gặp sư thầy làm lễ và xin quy y và nhận cả 1 xấp điệp quy y cho chồng con mình và bà cho rằng nghiễm nhiên chồng con bà đã thọ giới và thành Phật tử!

Việc quy y, thọ giới, hay cách gọi khác là tiếp nhận giới là sự tự nguyện của từng con người. Không thể có chuyện quy y giúp hay xin thọ giới giùm người khác, kể cả chồng con. Quy y không phải là đến chùa xin điệp thọ giới về bởi điệp thọ giới, suy cho cùng, chỉ là tờ giấy. Điều quan trọng là mình cần TỰ Ý THỨC ĐƯỢC Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA VIỆC GIỮ GIỚI CHO CHÍNH MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỂ TỰ THỌ NHẬN GIỚI, TỰ CAM KẾT GIỮ GIỚ. Việc giữ giới quan trọng hơn việc thọ nhận giới. Quy yw nhận giới là việc làm tự giác và vì lợi ích của chính mình. Tôi cũng phải nói thật rằng trong chuyện tự nguyện và tính cam kết người phương tây hơn hẳn chúng ta.

Nhân tiện đây tôi nhớ lại không ít bạn phương tây đã băn khoăn trăn trở xem họ có 

Le-quy-y-va-tho-nhan-5-gioi-6

thể giữ được bao nhiều giới. Có bạn bảo tôi rằng họ mới thật sự giữ được 4 giới. Có bạn nói rằng bạn ấy mới giữ được hai giới rưỡi nhưng quyết tâm quy y thọ giới để nhắc mình từ nay cần giữ tốt cả 5 giới. Hay thế đấy. Thật thà thế đấy. Nhưng tôi biết rằng họ sẽ làm tốt bởi tính cam kết của họ rất cao.  

Tôi chứng kiến thiền sinh Sabastien rất xúc động lên nhận điệp thọ giới. Anh rất cung kính và trân trọng điệp thọ giới này từ tay thầy Pháp Ứng.

Tôi rất xúc động chứng kiến những cái ôm chúc mừng, những lời dặn dò của các quý thầy đối với các Phật tử mới quy y sáng nay.

Sớm nay tôi thật sự xúc động khi trực tiếp chứng kiến 43 thiền sinh phương tây nhận giới. Con số 43 là rất lớn.Lớn so với tổng số quý thiền sinh tham dự khóa tu ở chùa Pháp Vân là gần 300 vị.

Sớm nay tôi thật sự xúc động bởi lễ quy y cho 43 Phật tử được thực hiện bởi 1 nhà sư Việt Nam. Thầy Thích Pháp Ứng, một quý thầy người Việt Nam của chúng ta đã chủ trì lễ quy y long trọng, ấm cúng và ý nghĩa này. Tôi biết rằng tinh thần buổi lễ, ý nghĩa của 5 giới, tinh thần thực hành giữ giới đã truyền đến tâm thức tất cả gần 300 thiền sinh phương tây này có mặt. Và rồi đây, tinh thần Phật giáo và nội dung của quy y ngũ giới sẽ lan tỏa không chỉ đến 43 gia đình của 43 quý Phật tử nhận giới mà đến nhiều người thân, bạn bè, đồng nghiệp của họ. Và hơn nữa, thông qua gần 300 quý Phật tử có mặt, Đạo Phật đang lan tỏa sâu rộng và có thực chất chất lượng đến các nước phương tây.

Sớm nay tôi rất xúc động bởi có hơn 20 quý thầy đến làm lễ quy y cho 43 thiền sinh. Xúc động hơn nữa khi phần lớn các quý thầy này là người phương tây. Trong số các quý thầy chỉ có thầy Pháp Ứng và vài quý thầy người Việt, 1 quý thầy người Thái Lan, 2 quý thầy người Malaysia còn lại là các quý thầy người phương tây. Gần 20 quý thầy người của các nước châu Âu. Con số này có thể còn nhiều hơn cả số lượng quý thầy quý sư cô của 1 vài trong số 63 tỉnh thành của Việt Nam, nơi vốn một thời được coi là cái nôi của Phật Giáo, nơi mà Phật giáo đã từng là quốc giáo, nơi mà Phật giáo đã được lan truyền sang Lạc Dương và Trung Quốc.

Tôi thật sự xúc động bởi thấy quý  vị thiền sinh đã quy y và nhận giới sáng nay rất vui. Họ thật sự hạnh phúc. Hạnh phúc lan tỏa trên khuôn mặt họ, trong từng bước chân, ánh mắt, nụ cười của họ.
Le-quy-y-va-tho-nhan-5-gioi-8

Cũng phải kể thêm rằng, cách đây 2 ngày, vào buổi chiều, chùa Pháp Vân đã tổ chức buổi chia sẻ về 5 giới. Tại buổi sinh hoạt thú vị này, 5 phật tử phương tây đã lên chia sẻ những lợi ích đích thực, rất thực tế mà họ đã có được kể từ ngày họ được quy y Tam Bảo và giữ giới. Họ cũng nói về những băn khoăn ban đầu khi suy nghĩ có nên tiếp nhận 5 giới hay không. Họ cũng chia sẻ rất thật lòng những khó khăn mà họ gặp phải trong thời gian đầu, những lôi kéo của đời sống thường ngày. Họ nói về những hoa trái họ gặt hái được kể từ ngày quy y và tiếp nhận 5 giới. Chúng tôi ngồi nghe mà thấy hạnh phúc vô cùng. Những bạn lên chia sẻ đến từ 5 quốc gia khác nhau, nếu tôi nhớ không nhầm là Anh, Achentina, Ai Len, Pháp và Hà Lan. Có bạn nói tiếng Anh cũng không thật là tốt nhưng câu chuyện của họ thì thật là tuyệt vời. Vô cùng ấn tượng và đáng học. Tôi tiếc là mình đã không ghi hình hay ghi âm lại để bạn bè, đồng nghiệp, người thân và học trò của tôi không may mắn có mặt tại đây có thể nghe được và học hỏi.

Lễ quy y và trao truyền 5 giới kết thúc, tôi ngồi yên lặng trong ít phút tại thiền đường. Tôi ngắm nhìn những khuôn mặt hạnh phúc. Tôi nghĩ đến những con người Việt Nam tuyệt vời chúng ta, như thầy Pháp Ứng sớm nay. Thầy cùng các quý thầy khác đã hướng dẫn ít nhất 43 chúng sinh và kèm theo đó là 43 gia đình bước vào thế giới mới của trí tuệ và từ bi, của hiểu và thương, của chánh niệm và tỉnh giác.

Tôi ngước nhìn lên phía trên. Đức Phật đang mỉm cười rất tươi với tôi và vui cùng tôi vì tôi đã nhận ra hạnh phúc nhiệm màu này. Cũng phía trên là dòng chữ thư pháp bằng tiếng Việt “Nuôi dưỡng tình huynh đệ; Bảo vệ hành tinh xanh”. Rồi tiếng Anh “Protecting our planet; Nourishing our togetherness” và tiếng Pháp “Protéger notre Terre Mère; Nourrir notre fratenité””.  Những lời nhắc nhở thật quý giá vào lúc này khi biển Việt Nam bị ô nhiễm nặng, khi tâm của không ít chúng ta cũng đã ô nhiễm, khi đất mẹ tại nhiều nơi bị đào bới, bị tàn phá, khi rừng bị đốn hạ không thương tiếc, khi chính quyền nhiều nơi còn làm ngơ hay tiếp tay cho việc phá hoại thiên nhiên và tình người.

Tự nhiên tôi nhớ đến 1 lễ quy y tại một ngôi chùa ở Việt Nam. Trong lễ quy ý đó chỉ có 1 quý thầy làm lễ (có lẽ bởi không mời thêm được  2 hoặc vài quý thầy khác nữa). Điều mà tôi ngạc nhiên trong lễ đó là chuyện các phật tử chỉ nhận điệp quy y mà không thọ nhận 5 giới. Tôi có hỏi thầy trụ trì làm lễ thì thầy bảo rằng Phật tử bây giờ không muốn nhận 5 giới. Họ sợ nhận rồi không giữ được nên họ chỉ muốn quy y mà không nhận giới. Thôi thì gieo duyên cho họ. Quy y mà không nhận giới cũng tốt lắm rồi – thầy giải thích với tôi. Ôi!

Quy y là quay về và nương tựa vào Phật, vào Pháp vào Tăng. Thọ nhận 5 giới là để lợi ích cho chính mình và người thân của mình. Lễ quy y là phần nghi lễ, là hình thức. Cái chính là người nhận điệp thọ giới có thật sự quay về nương tựa vào Tam Bảo hay không. Cái chính là chúng ta có ý thức được rằng việc chúng ta không (hoặc giảm bớt) sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, lạm dụng bia rượu và các chất kích thích là có lợi cho chính mình hay không. Tôi thiết nghĩ, chỉ khi ý thức rất rõ các vấn đề này thì lễ quy ý mới thật sự có ý nghĩa và có tác dụng.

Sớm nay tôi cảm nhận lễ Quy y cho 43 thiền sinh phương tây rất long trọng và thiết thực vô cùng. Tôi nhắm mắt lại và tưởng tượng ra lợi ích khi thế giới này đã có thêm 43 công dân nữa là con Phật và giữ giới. Nhất là họ lại là người của các nước châu Âu phát triển, văn minh. Tôi mừng vui vô hạn.

Bạn có suy nghĩ gì không, khi bạn là người Việt Nam? Bạn đã quy y và thọ nhận 5 giới chưa? Bạn có thường xuyên đọc tụng và nhắc mình giữ 5 giới mỗi tháng khônng? Nơi bạn sinh sống đã có tăng thân, có đạo tràng hay chưa? Bạn có hành thiền và sống chánh nhiệm thường xuyên không? Tôi thật sự thật sự mong chúng ta cùng nhắc nhau tu tập tinh tấn để từng bước tiến dần đến giác ngộ và giải thoát.
Le-quy-y-va-tho-nhan-5-gioi-9

Thở đi, đẹp một kiếp người;

Cười đi, để có cuộc đời bình an;

Thiền đi, tuệ giác tự tăng;

Chánh niệm đi, ta tự vững vàng + thảnh thơi”.

Đời ơi, em đẹp lắm. Thật mà./. 

 

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng  - Công ty sách Thái Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 10723)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10213)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
06/04/2013(Xem: 9860)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
05/04/2013(Xem: 5534)
Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới.
05/04/2013(Xem: 7702)
Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói ...
04/04/2013(Xem: 6679)
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” “Không nghĩ thiện không nghĩ ác” không phải là không có thiện không có ác. Có thiện có ác quá đi chứ! Nếu không sao bảo “Chư ác mạc tác – Chúng thiện phụng hành” (Chớ làm điều ác – Hãy làm điều thiện)?
04/04/2013(Xem: 4975)
Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp.
04/04/2013(Xem: 5881)
Có một cô thiếu nữ người Pháp, sinh ra ở một tỉnh cách làng Hồng độ chừng hai trăm cây số. Khi lớn lên, tới 19 tuổi, cô bỏ gia đình, bỏ nước Pháp, đi sang nước Anh để sinh sống. Người thiếu nữ Pháp đó giận mẹ, giận gia đình, giận luôn cả tổ quốc. Cô sang bên Anh sống như vậy luôn hai mươi năm.
04/04/2013(Xem: 8555)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
03/04/2013(Xem: 7529)
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]