Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Việt Nam và Hành trình bảo vệ Mẹ Trái đất

11/06/201606:06(Xem: 9866)
Việt Nam và Hành trình bảo vệ Mẹ Trái đất

Screen Shot 2016-06-10 at 9.40.02 AM

Việt Nam và Hành trình bảo vệ Mẹ Trái đất
"Chúng ta không phải kế thừa hành tinh này từ tổ tiên của mình, mà chỉ mượn nó từ con em của chúng ta." ~ David Brower


Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm. Con người cần thiên nhiên cho sự sống còn của mình, nhưng rất tiếc là con người đã và đang tàn phá nó—trực tiếp hủy hoại bản thân mình và những thế hệ kế thừa. Trái đất Mẹ là nơi chúng ta đang sinh sống và không còn hành tinh nào khác để chúng ta được sống. Chúng ta là “những đứa con” của tự nhiên và vì thế chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ đất Mẹ mà trước hết là tìm ra những giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng hơn là ô nhiễm môi trường và có thể chúng ta đang trượt vào sự tuyệt chủng. Sống hay không sống trong sự hài hòa với thiên nhiên là lựa chọn duy nhất của con người với Trái đất Mẹ.
Trong số những nơi trên thế giới được đề cập đến về thảm nạn ô nhiễm môi trường gần đây, Việt Nam hay được nhắc đến là nơi có nhiều thảm họa môi trường, thường gây ra bởi những nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Thảm nạn Cá Chết ở Vũng Áng là một điển hình—có nguồn gốc hoàn toàn do con người tạo nên và chưa có sự can thiệp có ý nghĩa nào để làm thiên giảm vấn nạn môi sinh ở Việt Nam. Hiện nay tại bờ biển miền Trung Việt Nam, nơi kế mưu sinh của người dân phụ thuộc vào biển, từ việc sanh nhai đến du lịch đều bị ảnh hưởng xấu. Chúng ta cần phải bảo vệ, phục hồi và gìn giữ. Như người Ai Cập cổ đại phụ thuộc vào dòng sông Nile, không có sông Nile, không có Ai Cập. Biển Đông của Việt Nam cũng vậy. Không có Biển Đông, sẽ không còn Việt Nam.
Đối với ngư dân, biển là di sản, là cuộc sống, là tất cả những gì họ đang có. Người dân sẵn sàng bảo vệ nó. Khi biển bị ô nhiễm độc hại và quyền con người bị chà đạp, thì người dân không chỉ bảo vệ lẽ sống và nhân bản, mà họ còn gìn giữ nhân phẩm và ý chí anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, khi những gì liên quan đến chính trị những con người bé cổ thấp họng bỗng trở nên bất lực. Họ đang nhìn thấy biển trù phú của mình đầy ắp với những rạn san hô và cá mực, nay trở thành ô nhiễm từ chất độc, chất thải hóa học chưa được xử lý đổ thẳng ra biển từ các công nghệ sắt thép của hãng Formosa ở Vũng Áng. Sự cay đắng, oái oăm, uất hận hay nước mắt không có bút mực nào diễn tả hết sức tưởng tượng và giải thích của chúng ta. Tôi đã tìm kiếm những từ ngữ thích hợp để mô tả nỗi đau của người dân Việt Nam, nhất là những người Ngư phủ như cha tôi, mà không thể tìm thấy bất kỳ từ ngữ nào thích hợp bởi vì tất cả chỉ là sự hụt hẫng. Đau. Buồn. Làm sao ta có thể trải nghiệm được sự thống khổ của họ. Vì vậy, xin đừng lãng phí thời gian còn lại của đời mình mà tìm ra giải pháp để cứu vãng người dân Việt Nam và trái đất Mẹ.
Đây là những việc chúng ta có thể làm.
1. Kêu gọi và thúc ép chính phủ phải ngăn chặn sự tàn phá gây ra bởi nhà máy thép Formosa.
2. Buộc hãng thép Formosa phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn đã được quy định, cam kết và chấp thuận.
3. Yêu cầu nhà nước Việt Nam và hãng thép Formosa thực hiện để làm sạch bờ biển và bồi thường cho những người dân bị ảnh hưởng.
4. Xin đừng tiếp tục sợ hãi. Hãy đòi hỏi và đấu tranh cho các quyền căn bản của người dân ghi trong Hiến pháp Việt Nam cần được tôn trọng và thực thi.
5. Tự mình phấn đấu, ý thức và hành động cho lối sống và cách sống riêng biệt của chính mình, của người dân và của cả nước Việt Nam
Hơn ai hết, chúng ta đều biết rằng cuộc sống này, quyền được sống, hay sự sống còn không dựa trên sự đàn áp và khủng bố, mà là trên ý chí tự do, bình đẳng, nhân bản và trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân và tập thể.
Nói tóm lại, thảm hoạ môi sinh toàn cõi Việt Nam hay bất kỳ ở nơi nào trên trái đất, đều có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an nguy, và đời sống của con người. Vì thế chúng ta phải nên ý thức để bảo vệ và gìn giữ Trái đất Mẹ.
So với dải ngân hà rộng lớn, Trái đất này là một không gian nhỏ bé, nhưng nó là nơi duy nhất có được sự sống của con người, vì vậy khi chúng ta sống, hãy để lại di sản tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Việt Nam phải hành động! Người Việt Nam phải hành động nhanh chóng—làm tới, làm ngay để cứu vãng vấn nạn ô nhiễm môi trường. Chúng ta cần Mẹ thiên nhiên, nhưng Mẹ thiên nhiên có cần đến chúng ta không? Hãy suy nghĩ và hành động.
Tâm Thường Định
Mùa Cá Chết

Viết cho Hoa Đàm số 3 – Phật Giáo và Môi Sinh


BẢN LÊN TIẾNG
của TẬP THỂ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
về thảm trạng nhiễm độc vùng biển miền Trung
và rải rác nhiều nơi trên toàn quốc Việt Nam.


Hiện nay, người dân Việt Nam trong ngoài nước đang sôi sục trước hiện tượng cá chết hàng loạt từ đầu tháng Tư 2016 dọc theo bờ biển trải dài từ Hà Tỉnh xuống Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và nay lan đến Quảng Nam - Đà Nẵng do nguồn thải chất độc từ Công Ty luyện kim Formosa, nằm trong khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, do Tập đoàn người Đài Loan và Hoa Lục điều hành. 


Tình trạng ô nhiễm biển trầm trọng này, có nguy cơ lan rộng thêm, không những tàn hại trực tiếp và khốc liệt lên nguồn lương thực hải sản lớn lao của đồng bào, mà còn gây mất mát, đình trệ công ăn việc làm thuộc nhiều ngành nghề khác, đe dọa môi trường sống của con người, các sinh vật, thực vật, và sẽ còn di hại lâu dài về sau. 


Trước thảm trạng đe dọa sinh mạng và cuộc sống của mình cũng như con cháu chúng ta về sau như thế, người dân cả nước, nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn, đã xuống đường biểu tình ôn hoà phản đối Công Ty Formosa và đòi hỏi Nhà Nước Việt Nam phải có thái độ thích đáng để cứu dân. Nhưng tệ hại thay, Nhà Nuớc đã không mảy may đoái hoài đến nguyện vọng chính đáng của dân mà còn thẳng tay đàn áp dã man, bắt bớ, giam cầm, đánh đập không nương tay dù người biểu tình là phụ nữ và trẻ em. 


Cùng với nhân loại trên thế giới đang bức xúc sâu xa khi nghe và thấy, qua những phương tiện truyền thông, cảnh cá chết đầy dãy, cảnh Công An, Thanh niên xung phong và côn đồ Nhà Nước trá hình đàn áp phi lý và phi nhân. Hàng trăm, hàng nghìn người dân Việt đang cất cao tiếng nói công chính và khát vọng sống còn của cả dân tộc, chúng tôi toàn thể Lam viên của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ nhận định rằng: 


  1. Sự phá hoại môi sinh biển với mức độ trầm trọng của Formosa là một tội ác hủy diệt con người và các nguồn sống chung của địa cầu trong thời đại văn minh tiến bộ. 


  1. Sự im lặng làm ngơ của Nhà Nước trước hành động phá hoại môi sinh biển của Formosa là một hành động bao che, dung túng ngoại nhân; đó cũng là một tội ác đối với nhân dân, và sẽ là vết dơ muôn đời không sao gột rữa được trong dòng sử Việt Nam.


  1. Hành động biểu tình ôn hòa của đồng bào khắp các tỉnh Việt Nam phản đối Formosa và đòi hỏi Nhà Nước phải có biện pháp cứu dân cấp thời là hành động chính đáng, hợp hiến, hợp pháp, và hợp lương tri con người. 


  1. Hành động đàn áp người dân biểu tình chứng tỏ Nhà Nước vừa ươn hèn, khiếp nhược trước sự tung tác của ngoại nhân, coi thường chủ quyền đất nước, sinh mạng dân Việt, Nhà Nước lại tự chứng tỏ thiếu trách nhiệm bảo vệ tổ quốc và nhân dân. 


Qua những nhận định trên, tập thể Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ
đồng thanh lên tiếng:


  1. Yêu cầu nhà nước Việt Nam phải rõ ràng minh bạch, cấp tốc xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt; minh bạch thông tin về tiến trình xét nghiệm và nguyên nhân để người dân Việt Nam biết. Nếu đúng là do Formosa thì phải ngưng ngay hoạt động của Formosa và xét nghiệm sâu hơn rộng hơn; đưa Formosa ra tòa và bắt họ phải bồi thường thích đáng. Nếu họ không có cách khắc phục quy trình thì đóng cửa vĩnh viễn.


  1. Yêu cầu tập đoàn chủ nhân Công Ty Formosa ngoài hành động công khai trang trọng tạ lỗi với nhân dân Việt Nam, chấm dứt tức khắc việc thải chất độc vào biển.


  1. Yêu cầu Nhà Nước Việt Nam phải tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của người dân, tận tâm, tận sức đáp ứng nguyện vọng chính đáng của họ. Nhà Nước cần ý thức rằng hành động người dân bày tỏ thái độ qua biểu tình hợp pháp, hợp hiến theo quyền công dân và quyền con người không chỉ là thông điệp thiết tha yêu nước thương nòi gửi đến Nhà Nước mà còn là lời cảnh giác, răn đe với bất cứ ngoại nhân nào xem thường, chà đạp người Việt, đất Việt.
 
  1. Mong mỏi các giới tri thức, truyền thông, văn nghệ sĩ, nhà báo và đồng bào người Việt khắp nơi trong và ngoài nước hợp lực, dùng mọi khả năng chuyên biệt, tài sức của mình để biểu hiện tiếng nói lương tri, dân chủ, nhân quyền, để ủng hộ và đồng hành cùng người dân trong nước đang bị khốn đốn bởi ngoại nhân và cường quyền áp bức, kêu gọi những nước tiến bộ trên thế giới có thái độ cảnh giác, cảnh tỉnh Nhà Nước Việt Nam. 


  1. Mong mỏi giới trẻ Việt Nam, đoàn sinh, học sinh, và sinh viên trong nước hãy nhận thức rõ mình là tương lai, là rường cột của đất nước, nhất quyết không cúi đầu trước ngoại nhân phá nước, không khuất phục trước cường quyền bách hại lương dân, bán nước cầu vinh. 


California, Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 5 năm 2016
Đại Điện toàn thể Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ
(Ký tên)


FOR IMMEDIATE RELEASE
TORRANCE, CA-May 22, 2016-A mass fish kill has devastated over 200 miles of Vietnam’s coastline. International observers agree the responsible party is Taiwanese-owned Formosa Ha Tinh Steel, a unit of Formosa Plastics Group. Since early April, Formosa has released toxic wastewater into the ocean off Ha Tinh province. The Vietnamese government has covered up for Formosa and violently suppressed public protest. The U.S.-based Vietnamese Buddhist Youth Association urges the world’s nations to demand transparency from the Vietnamese government and support the right of Vietnamese people to peacefully protest this threat to their health and livelihood.
 
Hundreds of thousands of tons of dead marine creatures choke the waters off the central coast of Vietnam, from Ha Tinh to Da Nang. The kill includes rare species typically found miles offshore in deep waters. Many Vietnamese have been sickened by eating toxic fish. Thousands of fishermen and tourist industry workers are out of work. Citizens from Hanoi to Saigon have attempted to peacefully protest Formosa’s negligence. The Vietnamese government has responded by harassing and abusing protestors, including woman and children. Violent attacks on demonstrators have been documented.
We, the Vietnamese Buddhist Youth Association of America, issue the following four statements and demands:
 
1)  The Formosa company has committed an egregious crime of environmental ruin. It has destroyed not just sea life but also the lives of Vietnamese citizens who rely on the sea for their subsistence. Formosa should immediately halt the release of untreated wastewater. If the pollution cannot be stopped at once, the plant should shut down permanently. Formosa should issue the Vietnamese people a formal apology.
 
2) The Vietnamese government has been complicit with Formosa and has failed to safeguard the health of its people and environment. We demand transparency, including expedited testing of the seawater to determine the contaminants and extent of the damage. The government should promptly initiate legal proceedings against Formosa.
 
3) The Vietnamese government has repressed citizens holding peaceful protests. Such protests are legal and protected by the Vietnamese constitution. The people should be neither oppressed nor ignored, but listened to and respected.
 
4) We believe that public attention, both within and outside Vietnam, can help persuade the Vietnamese government to address the pollution crisis and treat its citizens justly. We encourage intellectuals, artists and journalists in Vietnam and abroad to support each other and speak out. We especially encourage our counterparts in Vietnam—students and young Buddhists—to speak out against persecution and government-sanctioned terrorism. Young people are the power and future of Vietnam.
 
TORRANCE, California, U.S. May 22, 2016
Vietnamese Buddhist Youth Association of America
Contact: Hung Nguyen
5555 Maricopa St
Torrance, CA 90503
Phone: (3100 634-6503; Fax: (310) 540-8161
 
 
TEMPLATE LETTER TO LAWMAKERS
 
 
May 19, 2016
 
Name, title
Address
 
Dear Honorable ________,
 
You must be aware of the environmental disaster off the central coast of Vietnam. Devastating pollution has been caused by untreated waste water being released into the ocean by the Taiwanese-owned Formosa conglomerate steel plant in Ha Tinh, Vietnam.
 
Hundreds of thousands of tons of fish, including rare species that live far offshore and in the deep ocean, have been discovered on beaches along the provinces of Ha Tinh, Quang Tri, Quang Binh, Thua-Thien Hue and others. Many Vietnamese have been sickened by unknowingly eating the infected fishes. Thousands of Vietnamese have peacefully protested the damage, only to be brutally repressed.
 
We urge you to put pressure on the Vietnamese government to do the following:
1. Allow an international team to objectively investigate the cause and extent of the damage.
2. Stop the pollution at its source and prevent further damage to the environment.
3. Clean fouled waters and cleanse tainted coastal areas.
4. Respect human rights, including the right of citizens to conduct peaceful protests
5. Release unlawful detained protestors and prisoners of conscience.
 
In addition, we hope you will raise these issues with the Vietnamese government and encourage President Obama on his visit to Vietnam to do the same. Thank you.
 
Sincerely,

Your Name, Title
Address


                                            LÁ THƯ MẪU 
                                   (Gởi những nhà chức sắc)
 
Ngày 19 tháng 5 năm 2016
Tên, chức danh
Địa chỉ
 
Kính Thưa Quý Nghị Sĩ,
 
Chắc hẳn gần đây Quý Nghị Sĩ đã nghe nhiều về các thảm họa môi trường dọc bờ biển Miền Trung Việt Nam. Ô nhiễm nghiêm trọng đã bị gây ra bởi nước thải chưa qua xử lý đúng mức xả vào biển Hà Tĩnh, Việt Nam, từ các nhà máy thép của tập đoàn Formosa Đài Loan.
 
Hàng ngàn tấn cá, trong đó có những loài quý hiếm sống xa ngoài khơi và sâu dưới đại dương, đã được phát hiện trên bờ biển dọc theo các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên và nhiều nơi khác. Nhiều người Việt Nam đã bị bịnh do vô tình ăn cá bị nhiễm độc. Hàng ngàn người dân Việt Nam biểu tình ôn hòa đòi môi trường sạch và yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch thông tin đã bị đàn áp dã man.
 
Chúng tôi khẩn mong Ngài hãy gây áp lực yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thực hiện những điều sau:
 

  • Cho phép một cơ quan quốc tế điều tra nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
  • Chặn đứng nguồn ô nhiễm và có biện pháp ngăn ngừa để môi trường không bị thiệt hại thêm.
  • Làm sạch nước bị ô nhiễm và làm sạch các khu vực ven biển bị nhiễm độc.
  • Tôn trọng nhân quyền, bao gồm quyền biểu tình ôn hòa của người dân.
  • Thả người biểu tình bị bắt giữ trái pháp luật và các tù nhân lương tâm.
Thêm vào đó, chúng tôi hy vọng Ngài sẽ đặt vấn đề với chính phủ Việt Nam và yêu cầu Tổng thống Obama cũng làm như thế trong chuyến thăm Việt Nam này. Xin thành kính tri ân Ngài.
 
Trân trọng,
Ký tên (người gởi)
Chức vụ và đị chỉ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2021(Xem: 5469)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 6187)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6932)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5772)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
28/12/2020(Xem: 5265)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 5399)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5987)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 5161)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4585)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7784)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]