Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghe Tổng thống Mỹ Obama nói chuyện nhớ về thiền sư người Việt Thích Nhất Hạnh

25/05/201604:32(Xem: 18360)
Nghe Tổng thống Mỹ Obama nói chuyện nhớ về thiền sư người Việt Thích Nhất Hạnh




Nghe Tổng thống Mỹ Obama
nói chuyện nhớ về thiền sư người Việt Thích Nhất Hạnh



Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam là câu chuyện được bàn tán khắp nơi trong những ngày này. Người dân Việt Nam muốn được tận mắt gặp gỡ và chứng kiến sự hiện diện của “người đàn ông quyền lực nhất thế giới”. Và mỗi người ấn tượng về ông một cách khác nhau.

Cá nhân tôi rất xúc động khi được nghe Tổng thống Obama trực tiếp thốt ra từ chính ông về người thầy của tôi, về Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Việt của chúng ta: “In true dialogue both sides are willing to change” tạm dịch ra tiếng việt là “Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi”. Những lời thú vị này được người đứng đầu nước Mỹ nói ra hôm nay tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình trong buổi nói chuyện với giới trí thức và học sinh, sinh viên Thủ đô Hà Nội.

Thich Nhat Hanh3

Được nghe những lời nói này từ Tổng thống Obama hôm nay, tôi thật sự xúc động. Trong bài nói chuyện được chuẩn bị rất công phu, ông đã nhắc đến cả Lý Thường Kiệt lẫn Bà Trưng, Bà Triệu, cả  Đại tướng Võ Nguyên Giáp lẫn nhà thơ Nguyễn Du, cả chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh đến nhạc sĩ Văn Cao, cả nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và giáo sư Ngô Bảo Châu. Tuy nhiên Thiền sư Thích Nhất Hạnh được ông nhắc đến ngay từ đầu. Trong đầu tôi vẫn như đang vang lên câu nói của ông : “In true dialogue both sides are willing to change.” (Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi).

Đạo Phật luôn chủ trương bất bạo động. Thiền sư Thích Nhất Hạnh bao năm dành tâm huyết, trí tuệ, thời gian, công sức để vận động cho hòa bình. Thầy Nhất Hạnh đã cùng với mục sư Martin Luther King kêu gọi chống chiến tranh Việt Nam. Thầy Nhất Hạnh đã có rất nhiều buổi nói chuyện và thuyết giảng về hòa bình. Và hôm nay, ngồi nghe Tổng thống Obama nói chuyện tại Hà Nội, tai tôi như ngấm rất sâu câu nói “In true dialogue both sides are willing to change.” (Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi).

Tôi nhớ về lần gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh vào năm 2005, cách đây đã 11 năm. Tôi nhớ về những lần được nghe Thầy giảng và trực tiếp hướng dẫn thiền trong các năm 2005, 2007, 2008 tại Việt Nam và 2013 tại Thái Lan. Tôi nhớ lắm hình ảnh Thầy rất hiền từ và thân mật. Và thật khó quên rằng Thầy của chúng ta đã từng được đề cử ông cho Giải Nobel Hòa bình. Và hôm nay, câu nói của Thầy đã được Tổng thống Obama trích dẫn “In true dialogue both sides are willing to change.” (Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi) làm cho tôi thấy kính yêu thầy quá đỗi.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh luôn dạy học trò chúng tôi thực hành chánh niệm. Tôi luôn nhắc mình chánh niệm mọi lúc, mọi nơi. Và hôm nay, tại trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, từ mindfulness, tức chánh niệm, được Tổng thống Obama nhắc đến 2 lần trong bài nói chuyện. Ngồi nghe Tổng thống nói mà tôi thấy hạnh phúc vô cùng.

Tôi nghĩ và quán chiếu về từ “truyền thông” mà thiền sư Thích Nhất Hạnh hay dùng khi nói về các mối quan hệ trong gia đình, tại cơ quan, ngoài xã hội. Bài giảng về cách tái thiết lập truyền thông trong các mối quan hệ của Thầy vẫn đang nằm trong tâm tôi. Đúng là rất cần truyền thông. Quả là rất cần đối thoại chân thành. Hôm nay, khi nói đến quan hệ Việt - Mỹ, khi nhìn về quá khứ, Tổng thống Obama lại trích dẫn lời thiền sư. Rằng “In true dialogue both sides are willing to change.” (Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi).

Tổng thống Mỹ không là Phật tử nhưng ông đã rước tượng Phật vào nhà trắng. Ông không là con Phật nhưng lại có những câu nói mà hôm nay tôi và nhiều người thấy ấn tượng vô cùng. Phải có tâm Phật thì Tổng thống Obama mới khẳng định rằng trái tim có thể thay đổi khi ta từ chối làm tù nhân của quá khứ. Thật sâu sắc.

Tôi ngồi nghe và rất ấn tượng, rất ghi nhớ rất nhiều những câu nói của Tổng thống Obama, trong đó có:

"Việt Nam là đất nước đầy truyền thống. Trong lịch sử, nhiều lần các bạn không được tự quyết định số phận của mình".

"Câu chuyện hai nước là bài học cho cả thế giới, rằng trái tim có thể thay đổi, khi ta từ chối làm tù nhân của quá khứ, rằng hòa bình tốt hơn chiến tranh".

"Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, không nước nào có thể áp đặt, quyết định số phận thay Việt Nam".

"Không nước nào là hoàn hảo, kể cả Mỹ".

 

Tôi nhớ đến thiền sư Thích Nhất Hạnh với những khóa thiền cho thiền sinh phương tây tại rất nhiều nước trên thế giới. Tôi nhớ đến những lần được ngồi bên Thầy, được đi thiền hành cùng Thầy. Tôi thấy tim mình rung động khó tả khi nhận thấy rất rõ tình yêu đất nước và dân tộc Việt Nam vô cùng lớn của thiền sư.

Hôm nay, ngồi nghe những câu nói của Tổng thống Obama mà tôi cứ suy nghĩ mãi. Mà đáng nghĩ lắm khi người đứng đầu Nhà trắng nói những câu rất hay, rất sâu sắc. Chúng ta cùng đọc nhé: 

“Tự do tôn giáo sẽ khiến người dân yêu thương nhau hơn”.

 “Hai nước đã từng chiến tranh, giờ chúng ta lại cùng nhau gìn giữ hòa bình thế giới. Mọi việc không phải sau một đêm là có. Có những khó khăn, thụt lùi. Nhưng tôi đứng đây, trước các bạn, rất lạc quan về tương lai của hai nước”.

May thay Việt Nam chúng ta có một thiền sư nổi tiếng thế giới như thầy Thích Nhất Hạnh. May thay, nhờ Tổng thống Obama mà thêm nhiều người dân Việt Nam và công dân toàn cầu biết đến và hiểu hơn về triết lý đối thoại của thiền sư Thích Nhất Hạnh. May thay, trong ngày hôm nay, thêm thật nhiều người hiểu về giá trị của chánh niệm, của hòa bình, của bất bạo động. May thay câu nói “In true dialogue both sides are willing to change.” (Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi) của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã, đang và sẽ vang đi khắp muôn nơi. May thay câu nói này được nói ra từ chính “người đàn ông quyền lực nhất thế giới” tại trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội.

Tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Tôi thấy bình an kỳ lạ. Tự nhiên tôi muốn bay ngay sang Pháp, đến Làng Mai để thăm thầy, để được quỳ gối dưới chân thầy để nói một từ biết ơn.

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch công ty sách Thái Hà



Một số hình ảnh

Tổng Thống Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam

 



Tong thong ObamaTong thong Obama o VNTong thong Obama o VN-2Tong thong Obama o VN-2aTong thong Obama o VN-2bTong thong Obama o VN-2cTong thong Obama o VN-2dTong thong Obama o VN-2eTong thong Obama o VN-3Tong thong Obama o VN-4Tong thong Obama o VN-6Tong thong Obama o VN-7Tong thong Obama o VN-7aTong thong Obama o VN-8Tong thong Obama o VN-8aTong thong Obama o VN-9Tong thong Obama o VN-a-1


  

 Obama-VN-1

http://quangduc.com/p50131a58494/tong-thong-my-coi-giay-khi-vao-chanh-dien-le-phat

 
http://quangduc.com/p50131a58491/64-gio-tong-thong-my-o-viet-nam



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2019(Xem: 6930)
Tôi đã đi ngang qua Goa[1] vài lần vì có một trại định cư của người Tây Tạng gần đấy, nhưng đây là lần đầu tiên tôi có một cuộc hội ngộ ở đây. Vị Thủ Hiến có thể xếp đặt một cuộc họp mặt và tôi muốn cảm ơn ông cho vinh dự lớn này.
10/08/2019(Xem: 10545)
“Một đêm nọ, giữa vách đá cheo leo, vua Lear đã hỏi ngài Bá Tước Mù xứ Gloucester rằng: “Ông hình dung cuộc sống này ra sao?”. Ngài đáp: “Tôi cảm nhận nó bằng tất cả cảm xúc của mình” Và chúng ta không nên giống như vậy hay sao?
08/08/2019(Xem: 8179)
Vào đêm trăng rằm tháng bảy năm Mậu Tuất (1082), Tô Đông Pha (1037-1101), một trong tám vị đại văn hào đời Đường Tống (Đường Tống bát đại gia), đang lúc bị lưu đày ở Hoàng Châu, đã cùng bạn chèo thuyền ngắm trăng, dạo chơi dưới chân núi Xích Bích. Trong cảnh gió mát trăng thanh, đàn hát vui vẻ, bỗng có một vị khách thổi lên một khúc tiêu ai oán. Tô Đông Pha hỏi lý do. Vị khách này giải thích vì tức cảnh sinh tình, chèo thuyền bên dưới ngọn núi Xích Bích nên nhớ lại trận chiến Xích Bích năm xưa, nơi Chu Du đã dùng hỏa công phá tan đội quân hùng mạnh của Tào Tháo. Anh hùng như Tào Tháo, thao lược như Chu Du mà nay có còn đâu?
03/08/2019(Xem: 5214)
Đức Lạt Ma nỗi tiếng của Tây Tạng là Yeshe Rinpoche (Thầy của Lạt Ma Zopa Rinpoche) từng dạy : "khi bạn tìm hiểu về Đạo Phật là bạn đang tìm hiểu về con người thật của chính bạn, về tâm trí bản chất của chính mình." Mãi đến bây giờ tôi mới chiêm nghiệm được điều sâu xa đó, thì ra trong tôi vẫn còn ẩn hiện một tình quê dạt dào từ lâu đã ẩn tàng dưới đáy sâu tâm thức.
31/07/2019(Xem: 13622)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
24/07/2019(Xem: 9379)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu, và tâm hồn sẽ được giảm bớt rất nhiều nghiệp chướng khổ đau-xấu ác-mê lầm.
20/07/2019(Xem: 5653)
Anh chị em thân mến, thật sự, tôi rất, rất vui mừng và rất vinh dự để nói chuyện với quý vị. Tôi không nói gì đặc biệt, chỉ là những kinh nghiệm thông thường. Tôi đến đây là lần thứ bảy. Và mỗi lần như vậy, những người ở đây biểu lộ với tôi những cảm nhận nhân bản và thân hữu chân thành. Vì thế, cũng tự nhiên thôi, đó là lý do tại sao tôi cảm thấy hạnh phúc bất cứ khi nào tôi nhận được lời mời. Cho nên tôi rất, rất là vui mừng.
19/07/2019(Xem: 8087)
Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanh và biếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân.
19/07/2019(Xem: 7457)
Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Ở Pháp có nhiều Phật tử sống hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ. Chuyến đi thăm chư tăng ni của chùa Khánh Anh ở Evry, Paris.
13/07/2019(Xem: 7480)
Karuna là tiếng Pa-li và tiếng Phạn, kinh sách Hán ngữ gọi là "Từ bi" (慈悲). Qua hình ảnh của người Bồ-tát, Karuna hay Từ bi được xem là lý tưởng của toàn bộ Đại thừa, ngang hàng với Trí tuệ. Bồ-tát Quán Thế Âm là vị Bồ-tát tiêu biểu nhất cho lý tưởng đó. Thế nhưng cũng nên hiểu rằng Karuna không phải chỉ là vốn liếng riêng của Đại thừa mà còn là cốt lõi trong việc tu tập của Phật giáo Theravada.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]