Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 3: Con đường quân bình

26/03/201615:06(Xem: 4517)
Bài 3: Con đường quân bình

Bài III
Con đường quân bình
The Balanced Waya voie de l'équilibre

            Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì quả khó tránh khỏi tình trạng bất định hướng của tâm thần. Nếu luyện tập quá nhiều về sự quán thấy thì sẽ bị tràn ngập bởi tư duy, ngược lại nếu gia tăng quá nhiều sự chú tâm thì sẽ khiến tâm thức trở nên bất động và im lìm (bị tê liệt và mất hết sự bén nhạy), không mang lại được sự hiểu biết nào cả. Do đó cần phải giữ sự quân bình giữa hai thể dạng thiền định trên đây: sự tĩnh lặng phải đi đôi với sự quán thấy sâu xa. Không nên để cho thể dạng này lấn lướt thể dạng kia (sự chú tâm mang lại sự tĩnh lặng giúp cho tri thức trở nên bén nhạy giúp mình quán thấy, thế nhưng nếu quá chú tâm vào sự quán thấy thì người hành thiền có thể "quên mất" là phải luôn duy trì sự tĩnh lặng cần thiết hầu tiếp tục "nuôi dưỡng" sự bén nhạy của sự quán thấy). Đấy là cách giúp các bạn nhìn thấy mọi sự vật một cách minh bạch suốt trên con đường luyện tập. Nếu không, các bạn sẽ vẫn còn tiếp tục bị lầm lẫn như trước đây. Chẳng qua vì các bạn quá tham lam muốn quán thấy quá nhiều thứ, tư duy do đó sẽ bị phân tán. Các bạn không còn chủ động được tâm thức mình nữa. Nhiều người thắc mắc và tự hỏi tại sao việc tu tập của mình chưa bao giờ mang lại cho mình một chút trí tuệ nào cả, hoặc là chưa kịp nhận biết được nó thì nó đã lọt ra khỏi tâm thức mình! Tư duy bung ra mọi hướng và các điểm chuẩn đều biến mất.

            Trái lại trong quá trình luyện tập và ngay trong lúc đang hành thiền, các bạn phải tìm mọi cách mang lại sự tĩnh lặng cho tâm thức (không để tư duy và xúc cảm dấy lên). Một khi tâm thức đã thật sự lắng xuống thì tự nhiên nó sẽ có xu hướng lưu lại trong sự tĩnh lặng ấy, hoặc đôi khi nó cũng có thể trở nên trống không, tức không có một sự hiểu biết nào hiện lên với nó. Trong tình trạng đó, dù tâm thức trở nên bình lặng, buông xả, thư giãn trong một khoản thời gian nào đó, thế nhưng tuyệt nhiên cũng sẽ không có một sự quán thấy nào hiện ra cả. Chỉ khi nào các bạn phát huy được sự tập trung (chú tâm) đi kèm với sự quán thấy, thì khi đó việc thiền định của các bạn mới có thể mang lại kết quả. Các bạn sẽ quán thấy mọi sự vật ở cấp bậc sâu kín nhất của chúng và nhờ đó các bạn mới có thể buông bỏ được chúng. Nếu các bạn có xu hướng tập trung quá nhiều vào sự quán thấy, hoặc quá nhiều vào sự tĩnh lặng, thì các bạn sẽ không thể buông bỏ được(nếu còn ở trong tình trạng tĩnh lặng thì không có sự quán thấy để mà buông bỏ, nếu bị tràn ngập bởi sự quán thấy thì sẽ thiếu sự tĩnh lặng và tập trung để nuôi dưỡng sự quán thấy đó). Tâm thức vẫn cứ tiếp tục tìm hiểu điều này hay điều kia, và bám víu vào các sự hiểu biết ấy của nó. Tiếp theo đó, nó lại tìm hiểu thêm các thứ khác nữa, và lại tiếp tục bám vào các thứ ấy. Hoặc nó cũng có thể đơn giản giữ sự im lặng và bám víu vào chính sự im lặng ấy của nó.

            Giữ việc tu tập đúng theo con đường Trung Đạo (ở giữa) không phải là chuyện dễ. Nếu không vận dụng tất cả sức mạnh quán xét của mình thì khó mà thành công. Tâm thức không ngừng bị vướng mắc vào mọi sự vật, lúc thì chúng có vẻ thích thú, lúc thì khó chịu, chẳng qua vì tâm thức không quán xét cẩn thận những gì đang xảy ra. Con đường đó không phải là con đường giúp chúng ta buông bỏ, mà là con đường đầy cạm bẫy, khiến chúng ta tiếp tục bám víu vào mọi sự vật. Nếu không ý thức được tình trạng đang bị vướng mắc và bám víu của mình thì các bạn vẫn còn tiếp tục sống với tất cả sự điền rồ và đần độn của mình. Do đó các bạn phải tiếp tục tập trung sự suy tư của mình cho đến khi nào quán thấy thật minh bạch được tính cách vô thường, khổ đau và vô thực thể (vô ngã, không có cái tôi) của mọi sự vật. Không một chút nghi ngờ nào cả, đấy là cách duy nhất có thể làm chấm dứt mọi sự căng thẳng và khổ đau.

 

 

                                                                                       Bures-Sur-Yvette, 19.03.16

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2013(Xem: 9429)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).
08/08/2013(Xem: 9143)
Có một người buồn chán vì gia cảnh quá nghèo. Không mua nỗi chiếc giường để nằm. Trong nhà chỉ có một cái ghế dài ... Mỗi ngày anh nằm dài trên đó mà ngủ.
08/08/2013(Xem: 7547)
Hôm nay mới đến tuy còn nhọc, nhưng nghĩ tình Phật tử từ ở Ottawa lên đây chờ đợi nên tôi nói một đề tài nhỏ cho quí vị nghe hiểu, ứng dụng sống đúng với đạo lý. Đề tài tôi nói là Người giành khôn là kẻ dại, người chịu dại tức là khôn.
07/08/2013(Xem: 6044)
NUÔI BỆNH một câu chuyện để suy gẫm nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu Trang nhà Quảng Đức st Diển đọc: Tường Dinh Voice of Vietnam RADIO FM974
06/08/2013(Xem: 16491)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người. Bản chất thật sự của kiếp sống là vô thường, và cái chết không miễn trừ một ai cả. Chúng ta đã mang không biết bao nhiêu là thân xác mỗi khi chúng ta được sanh ra.
04/08/2013(Xem: 8719)
34 câu nói của người 90 tuổi
04/08/2013(Xem: 15064)
Trong thời gian làm trưởng Ban tổ chức Pháp hội đức Dalai Lama 14 thuyết giảng cho cộng đồng Việt Nam tại Tu viện Namgyal, Dharmasala, Ấn Độ, từ ngày 1-3/7/2013, tôi có cơ hội đọc các danh ngôn của đức Dalai Lama được viết thành thư pháp trong Phòng phát hành của tu viện. Tìm thêm trên trang Wikiquote và Ineedmotivation.com, tôi tuyển chọn thêm, phân loại và dịch sát nghĩa 50 câu danh ngôn dưới đây. Hy vọng, các danh ngôn này soi sáng và giúp chúng ta sống hạnh phúc bây giờ và tại đây.
31/07/2013(Xem: 10899)
Hạnh phúc & khổ đau
30/07/2013(Xem: 8209)
Thưa Quý chư Tôn Đức Tăng Ni, các anh chị và các bạn , vào thứ 6 tuần này (2/8/2013), chương trình "100 ngàn - Vạn mái ấm" sẽ tổ chức chuyến đi trao nhà kết hợp với khảo sát xây dựng tại tỉnh Đồng Nai. Thân mời các bạn tham dự cùng chương trình nhé. Các bạn liên lạc qua sdt 0168 296 4406 - gặp Lan Anh để đăng ký tham gia và vui lòng đăng ký trước ngày thứ 5 nhé. Mọi thông tin chi tiết, các bạn theo dõi sau đây nhé. Thời gian: 7am đến 17pm. Ngày thứ 6, 2/8/2013 Địa điểm: xã Xuân Bắc, Đồng Nai Chi phí: 200 000 / người. Bao gồm: - Ăn sáng - Ăn trưa - Trái cây vườn, nước uống, khăn lạnh - Chương trình giao lưu, sinh hoạt giữa các thành viên & ban tổ chức. Lịch trình: - 6h45: tập trung tại Trung tâm triễn lãm Tân Bình, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình. - 7am: xuất phát - Chương trình giao lưu trên xe. - 9h30: đến nơi - 10am: tiến hành lễ trao nhà cho gia đình người nhận - 11
30/07/2013(Xem: 8297)
Con xin mạn phép Thầy Thích Huệ Viên, kể lại chuyện này cho mọi người nghe, mong thầy hoan hỷ. Thưa quý vị, nếu quí vị tin, đó là phước báu của quí vị, nếu quí vị không tin là sự thật cũng không sao, chuyện này có thể chứng minh bằng người thật việc thật. Bạn cứ đến chùa xem thử, chứng kiến những điều tôi đã trải qua trong mười ngày qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567