Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Tàn Mộng (thơ)

26/03/201614:53(Xem: 6202)
Người Tàn Mộng (thơ)
blank
Namo Sakya Muni Buddha
 
Vực thẳm
Một thời Thế Tôn trú tại Ràjagaha, trên núi Gìjjhakùta. Rồi Thế Tôn cho gọi các Tỷ khưu:
 
Này các Tỷ khưu, chúng ta hãy đi đến Patibhànakùta. 
Khi đến Patibhànakùta, một Tỷ khưu thấy vực thẳm liền bạch Thế Tôn:
 
Bạch Thế Tôn, thật là lớn, thật đáng sợ hãi, vực thẳm này! 
Không biết có vực thẳm nào khác lớn hơn và đáng sợ hãi hơn không?
 
Này các Tỷ khưu, có vực thẳm khác lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này. 
Đó là các Samôn nào không biết rõ như thật: đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là khổ diệt và 
đây là con đường đưa đến khổ diệt. Họ hoan hỷ với các hành đưa đến sinh, họ hoan hỷ với các hành đưa đến già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Vì hoan hỷ với các hành nên tạo dựng các hành đưa đến sinh, già…ưu, não. Vì tạo dựng các hành đưa đến sinh, già…ưu, não nên bị rơi vào vực thẳm của sinh, họ rơi vào vực thẳm của già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu và não. Ta nói rằng, họ không liễu thoát khỏi đau khổ.
 
Do vậy, này các Tỷ khưu, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, 
đây là khổ diệt và đây là con đường đưa đến khổ diệt.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 12, phẩm vực thẳm, phần vực thẳm, VNCPHVN, NXB Tôn giáo 2002, tr651).
 
Suy Nghiệm: 
Trong tự nhiên, sâu nhất có lẽ là những vực thẳm trong lòng đại dương. Đối với con người, 
vực thẳm khó dò là tấm lòng ngổn ngang bao suy tư, toan tính. Dù sâu đến mấy, vực thẳm của đại dương
 vẫn đo được. Nhưng lòng người thì khó lường bởi tận trong bản chất vốn dĩ thậm thâm, thường bất chợt đổi thay trong từng sát na của các thái cực buồn vui, thương ghét, hạnh phúc và khổ đau, cao thượng và đớn hèn...
 
Đứng trước vực thẳm của tự nhiên, con người thường có cảm giác sợ hãi. Đối diện với vực thẳm của 
lòng người, ta cảm thấy ghê tởm và kinh khiếp. Nhưng trớ trêu thay, ít ai thấu hiểu và cảm nhận hết cái
 đốn mạt, dối trá và nguy hiểm của vực thẳm lòng mình. Trong tấm bi hài kịch cuộc đời, những chiếc mặt nạ được liên tục được mang vào rồi lại cởi ra, riết rồi tự thân của những diễn viên ấy không xác định được đâu là mặt thật của chính mình. Những chiếc mặt nạ ấy là bọt bèo sôi lên từ vực thẳm của tâm thức, là mắt nổi 
của vọng tưởng vốn gian trá, xảo quyệt và muôn thuở dối lừa.
 
Trong đạo lộ giải thoát, một vực thẳm sâu hơn, nguy hiểm hơn bất kỳ vực thẳm tuyệt mù nào là vô minh, 
không nhận ra chân lý mà biểu trưng là Tứ Thánh Đế. Theo tuệ giác của Thế Tôn, không nhận chân được 
bốn sự thật mới là vực thẳm lớn nhất và nguy hiểm nhất. Chấp nhận sinh tử và ưu não một cách tự nguyện
 và thích thú, thậm chí xem đó là cứu cánh của một đời người, một căn bệnh nan y của chúng sinh có tiền 
sử vô minh, gần như hết phương cứu chữa.
 
Muốn vượt ra khỏi hố thẳm của cuộc đời và của chính tự thân, những người con Phật phải quay về 
tự tâm, nhìn thẳng vào cuộc đời và chính mình. Để rồi từ đó, cảm nhận được những sự thật về con người 
và thế giới, thấy được nguy hiểm của vực thẳm vọng tâm để xa lìa đồng thời thể nhập, an trú chơn tâm 
mà cụ thể là giác ngộ Bốn sự thật cao thượng.
blank

Người Tàn Mộng
Khi nằm mộng ai biết mình đang mộng
Tỉnh giấc rồi mới biết đã từng mơ?.
Người tu Đạo, hỏi bao giờ hết mộng
Thưa, là khi Khai ngộ, thoát mê mờ.
 
- Này hành giả, con đường nào khai ngộ
Cuốn kinh nào mở ngỏ chốn Vô sanh?
Rừng Phật Pháp.. nơi nao bày quang lộ
Chữ nghĩa đầy.. con kiến mãi bò quanh.
 
- Khi học Phật nên vén màn ngôn ngữ!
Đạt ý rồi ngay đó hãy vong ngôn.. (*)
Giới, Định, Tuệ ba khóa vàng nên giữ
Chánh Niệm trên Thân, Ngữ với Tâm hồn..
 
Có đôi lúc mãi lo tìm chìa khóa
Trong túi chìa vẫn đó lại không hay!
Hãy ngồi xuống Lặng Yên và Nhận Biết
Mặt trời hằng sau lớp lớp mây bay..
 
- Lúc thất vọng, hồn chìm trong quá khứ
Khi âu lo là sống ở tương lai .
An trú Xả, Tuệ tri cùng thực tại
Mộng mê đời.. thôi dứt kể từ đây!


Như Nhiên Th Tanh Tue
(*)  Y nghĩa bất y ngữ .
blank
blank   
   have a great day photo: Have a Great  Day Haveagreatdaysw.gif            
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2022(Xem: 6992)
Trong lúc còn trụ thế, Đức Phật có 10 đệ tử rất xuất sắc. Thuở đó, Phật đã khen mỗi vị giỏi nhất về một lãnh vực, nhưng không đánh giá vị nào đứng nhất, vị nào đứng nhì, ba... trong tăng đoàn. Điều này thật dễ hiểu: đã đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác thì vị nào cũng giỏi cả. Giả sử có dịp ngồi bên nhau, hẳn mười vị A-la-hán này sẽ không bao giờ nhận mình là người giỏi. Thế thì có ai dám nói mình là “người giỏi hơn người”!
28/03/2022(Xem: 9065)
Truyện Tranh LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA là chuyện kể về đời một danh nhân, một ông hoàng vương giả, đã tự mình tìm ra pháp Bất Sanh Bất Diệt và trở thành bậc Thánh ngay giữa lòng nhân sinh cách đây trên 26 thế kỷ. Từ đó đến nay tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng đời sống, nhân cách và tư tưởng của Ngài vẫn là ánh sáng, niềm tin trong tâm hồn của những người yêu Chân, Thiện.
25/03/2022(Xem: 4156)
Nhân kỷ niệm Ngày đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và hỗ trợ chư Tăng tu hành nơi xứ Phật đang trong lúc khó khăn, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú chung quanh khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
25/03/2022(Xem: 3035)
Nhân Duyên Tâm Luận Tụng Thánh Long Thọ Ấn ngữ:pratītyasamutpāda hṛdaya kārikā Tạng ngữ: rten cing 'brel par 'byung ba'i snying po tshig le'ur byas pa
25/03/2022(Xem: 2254)
Hành giả phải phát khởi các giai đoạn động lực và hành vi vì lợi lạc của tất cả các bà mẹ hữu tình, bao la như không gian, tôi phải thành tựu quả vị giác ngộ viên mãn vô song, và vì mục tiêu này mà tôi nên lắng nghe giáo pháp cao quý. Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi. Bài pháp Tứ Diệu Đế này là khuôn khổ của Phật pháp.
25/03/2022(Xem: 2938)
Hãy phát khởi động lực và hành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian, tôi phải thành tựu giác ngộ vô song và hoàn hảo. Người ta phải nghĩ rằng mục tiêu chánh của việc lắng nghe giáo pháp là để tu tập. Hơn nữa, ý nghĩa của việc tu tập là để giúp tâm thoát khỏi phiền não hay vọng tưởng, và đó là ý nghĩa của việc thực hành Pháp. Vì vậy, động lực tích cực và hành vi tích cực là điều cần thiết ở đây, bởi vì khi càng có động lực và hành vi tốt đẹp hơn, thì việc tu tập Pháp sẽ trở nên hữu hiệu hơn.
25/03/2022(Xem: 2532)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả, vì ước nguyện thành tựu quả vị hoàn hảo và giác ngộ viên mãn, vì lợi lạc của tất cả bà mẹ hữu tình, rộng lớn như không gian bao la. Hãy điều chỉnh động lực lắng nghe giáo pháp bằng tư tưởng đặc biệt này.
11/03/2022(Xem: 2915)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo: đó là bài Kinh vô ngôn, nội dung bài Kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Một điểm đặc biệt: biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.
11/03/2022(Xem: 4115)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức. Những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & có ý nghĩa lớn. Học theo gương hạnh của Sujata, chúng con, chúng tôi nguyện làm tất cả việc thiện bằng các điều kiện có thể, nhằm xoa dịu phần nào sự khốn khó của tha nhân trong thời buổi nhiều khó khăn này..
08/03/2022(Xem: 8217)
Qua thông tin của truyền thông đại chúng ( các đài truyền Úc và Vietface tivi) suốt 2 tuần qua tiểu bang New South Wales và Queensland, Úc Châu, đã hứng chịu những cơn mưa như trút nước chưa từng có trong nhiều thập niên qua, từ đó dẫn đến những cơn lũ lụt lớn, khiến cho hàng nghìn người phải sơ tán và nước lũ cũng cuốn trôi nhiều tài sản, gia súc, phá hủy các tuyến đường giao thông giữa 2 tiểu bang miền đông nước Úc này. Riêng tại New South Wales, có hơn 11 vùng hiện bị ngập nước là: Chipping Norton, East Hills, Georges Hall, Holsworhy, Lansvale, Milperra, Moorebank, Warwick Farm, Sandy Point, Pleasure Point, Picnic Point.Trong khi tại tiểu bang Queensland có hơn 18.000 ngôi nhà ở phía đông nam Queensland được cho là đã bị ngập lụt, và gần 60.000 ngôi nhà khác trên toàn khu vực bị mất điện. Tính cho đến giờ này chúng tôi đang viết thư ngỏ này vào 9 giờ sáng 8/3/2022, tiểu bang Queensland có 13 người chết và NSW có 4 người tử vong vì trận lụt kinh hoàng này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567