Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phỏng vấn Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng

24/03/201620:57(Xem: 9342)
Phỏng vấn Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng

Phỏng vấn Tiến sỹ văn hóa đọc
Nguyễn Mạnh Hùng nhân ngày khai mạc Hội Sách lần thứ 9



nguyen-manh-hung-1

Chiều thứ 2, ngày 21 tháng 3, tại công viên Lê Văn Tám, quận 1, SG lần thứ 9 sẽ chính thức khai mạc Hội Sách TP HCM lần thứ IX. Dù biết Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà, Ủy viên ban chấp hành TW Hội Xuất bản Việt Nam, rất rất bận, vừa bay vào TP HCM từ Huế, Đà Nẵng và Hội an sau chuyến công tác tại 3 thành phố này cũng như đã tham gia khóa thiền tích cực 10 ngày, ông vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn chúng tôi vào chiều chủ nhật.

-          Thưa tiến sỹ, Hội sách TP HCM lần thứ IX này có gì đặc biệt ạ?

-          Đây là Hội Sách lớn nhất từ trước đến nay. Dự kiến có 30.000 tên sách và 30 triệu tác phẩm được trwung bày, giới thiệu và bán. Chủ đề của Hội Sách 2016 rất mag tính quốc tế “Sách - Văn hóa - Hội nhập và Phát triển”. Đây là sự kiện văn hóa đọc lớn nhất cả nước và chỉ 2 năm mới tổ chức một lần, nên không chỉ tôi, hay Hội Xuất bản Việt Nam hay Thái Hà Books mà ai ai cũng rất quan tâm. Điểm khác biệt và bất ngờ nữa làsố lượng đơn vị tham gia lên đến gần 210 đơn vị. Thú vị hơn rằng số nhà xuất bản nước ngoài là 36, tăng 44%. Một con số khác cần nhấn mạnh là tổng số gian hàng là 710, tăng 42% so với hội sách lần thứ VIII.

-           

-          Thưa TS, có nhiều đơn vị xuất bản và phát hành sách Phật giáo tham gia không ạ?

-          Có khoảng gần chục đơn vị. Các đơn vị này đều đã chuẩn bị công phu, chu đáo các sản phẩm văn hóa Phật giáo, kinh, sách, băng, đĩa, tượng Phật, pháp khí… để phục vụ bạn đọc nói chung và Phật tử nói riêng.

-           

-          Công ty sách Thái Hà  là cơ quan xuất bản đầu tư khá mạnh vào xuất bản sách Phật giáo, ông có thể giới thiệu 1 số đầu sách sẽ trưng bày và giới thiệu tại Hội Sách này để bạn đọc có thể thỉnh về đọc, tìm hiểu và ứng dụng?

-          Khá nhiều sách tôi không nhớ hết. Tuy nhiên tôi rất khuyên các bạn tìm đọc 9 cuốn trong bộ sách “Phật Pháp Ứng Dụng” của Hòa thượng Thánh Nghiêm, các cuốn sách của thiền sư Nhất Hạnh như “Gieo trồng hạnh phúc”, “Tay thầy trong tay con”, “Muốn an được an”, “Thiền sư Khương Tăng Hội”, “Con đường chuyển hóa”. Rồi các đầu sách quý khác như “Thiền và não bộ”, “Vô ngã vô ưu”, “Shambala”, “Muôn dặm không mây”, “Con đường thiền định”, “Những nét văn hóa Phật giáo”, “Trăng kim cương”, “Trái tim thiền tập”, “30 ngày thiền quán”, “Kinh nghiệm thiền quán”,… Tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm bộ sách 2 cuôn vừa mới xuất bản của Hòa thượng Thích Giác Quang “Vấn đáp Phật pháp”. Bộ sách 2 cuốn này rất có giá trị và rất thiết thực với bất cứ ai và theo bất cứ tông phái nào.

-          Với tư cách là Ủy viên BCH Hội xuất bản Việt Nam mà lại phụ trách Hợp tác Quốc tế và Bản quyền, nghe nói ông mời được nhiều đoàn nước ngoài và có cả những diễn giả nổi tiếng vào diễn thuyết và giao lưu?

-          Thực ra là vì quan hệ từ nhiều năm nay nên rất nhiều đoàn nước ngoài vào Việt Nam lần này. Lãnh đạo Hội Xuất bản cũng như nhà xuất bản các nước các nước như Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, … đều đã và đang bay vào dự Hội Sách. Các đoàn cũng có kế hoạch làm việc với các nhà xuất bản và các công ty sách Việt Nam tại cả Hà Nội và TP HCM. Nhiều hợp đòng sẽ được ký kết ngay trong khuôn khổ Hội Sách này. Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh đến đoàn lãnh đạo Hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới đến từ CHLB Đức.

-           nguyen-manh-hung-2

-          Trong các đoàn quốc tế vào Việt Nam có chương trình giao lưu nào đáng nhấn mạnh ạ?

-          Có tọa đàm lớn tại sân khấu trung tâm với bà Claudia Kaiser - phó chủ tịch Frankfurt BookFair, CH Liên bang Đức từ 18h00 đến 21 giờ ngày 24/3. Bà là quan chức cao cấp và chuyên gia ngành sách lớn và uy tín của thế giới. Đây là cơ hội lớn và đặc biệt dành riêng cho bạn đọc Việt Nam.

-           

-          Tôi có đọc bài viết của ông về bà phó Chủ tịch Frankfurt Book Fair này, rằng bà Claudia Kaiser ăn chay trường?

-          Đúng vậy. Sau khi trực tiếp chứng kiến cảnh 1 con vật bị giết chết để phục vụ nấu ăn trong khi đang ở Trung Quốc, bà Claudia Kaiser phát tâm từ bi, yêu thương các loài vật nên bà phát nguyện ăn chay trường. Cái đặc biệt hơn nữa là bà không dùng các sản phẩm từ động vật như ví da, túi da, áo da, áo lông,… 

-           

-          Nghe nói ông vừa kết thúc khóa tu thiền chuyên sâu 10 ngày?

-          Đúng. Chúng tôi có 10 ngày tịnh khẩu, không ăn buổi chiều, tinh tấn tu thiền từ 4 giờ sáng đến đêm và rất tuyệt vời. Hàng ngày chúng tôi cũng được nghe pháp để hiểu đúng như thật về Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, 37 phẩm trợ đạo, Thập nhị nhân duyên, về tham sân si,…. Những trải nghiệm và kết quả thật không ngờ, thật khó tin. Đúng là chỉ ai ăn người đó mới ngấm được vị ngon của thức ăn, không thể tả nổi. Chỉ thêm và trong 10 ngày mà có nhiều thiền sinh, kể cả cư sỹ tại gia, đã chứng được các tầng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và thậm chí tứ thiền. Thật là nhiệm màu và vi diệu.

-           

-          Xin ông chi biết, thời gian mở của của Hội Sách lần thứ IX tại công viên Lê văn Tám?

-          Hội sách mở cửa đón khách từ 8-22h mỗi ngày và bắt đầu từ ngày 21 đến 27/3.

-           

-          Tôi muốn ông nói thêm 1 ý gì đó với bạn đọc trang nhà…

-          Phật Pháp cao siêu và màu nhiệm lắm. Chúng ta cần chuyên cần, siêng năng tu tập. Đạo Phật có 5 đặc tính là Thiết thực hiện tại; Đến để mà thấy; Vượt thời gian; Có tính hướng thượng và Dành cho người trí tự mình giác ngộ. Tôi thật sự và thành tâm mong mỗi chúng ta nhớ kỹ con đường Văn - Tư – Tu, tức là phải nghe giảng, phải đọc kinh sách, phải tìm hiểu để có văn. Rồi sau đó tư duy, nghiền ngẫm để có có chánh tư duy. Cuối cùng là thực hành. Thực hành rốt ráo, với quyết tâm cao. Tôi cũng khuyên mọi người đều hành thiền mỗi ngày. Ta chỉ cần ngủ dạy lúc 5 giờ sáng ngồi thiền 30 phút đều đặn là tuyệt lắm rồi. Buổi tối ngồi thêm nửa tiếng nữa trước khi đi ngủ. Tuy nhiên cùng nhắc nhau tinh tấn chánh niệm trong cả 4 tư thế: đi, đứng, nằm ngồi suốt ngày (trừ lúc thất niệm). Chúng ta sẽ có kết quả nhiệm màu ngay trong hiện tại. Thật sự quý vị sẽ THẤY, sẽ tự CẢM NHẬN rõ ràng.

-           

-          Xin cám ơn ông và mong ông tiếp tục phụng sự nhiều hơn nữa cho Phật giáo nói riêng và văn hóa đọc nói chung, đúng như bạn đọc mệnh danh cho ông là “tiến sỹ văn hóa đọc”.

-           nguyen-manh-hung-3.1

Bùi Trà My – sinh viên năm thứ nhất khoa Báo ảnh Học viện Báo chí và Tuyên truyền 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2021(Xem: 5450)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 6178)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6911)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5752)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
28/12/2020(Xem: 5243)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 5367)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5940)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 5119)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4542)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7715)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]