Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phỏng vấn Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng

24/03/201620:57(Xem: 8645)
Phỏng vấn Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng

Phỏng vấn Tiến sỹ văn hóa đọc
Nguyễn Mạnh Hùng nhân ngày khai mạc Hội Sách lần thứ 9



nguyen-manh-hung-1

Chiều thứ 2, ngày 21 tháng 3, tại công viên Lê Văn Tám, quận 1, SG lần thứ 9 sẽ chính thức khai mạc Hội Sách TP HCM lần thứ IX. Dù biết Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà, Ủy viên ban chấp hành TW Hội Xuất bản Việt Nam, rất rất bận, vừa bay vào TP HCM từ Huế, Đà Nẵng và Hội an sau chuyến công tác tại 3 thành phố này cũng như đã tham gia khóa thiền tích cực 10 ngày, ông vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn chúng tôi vào chiều chủ nhật.

-          Thưa tiến sỹ, Hội sách TP HCM lần thứ IX này có gì đặc biệt ạ?

-          Đây là Hội Sách lớn nhất từ trước đến nay. Dự kiến có 30.000 tên sách và 30 triệu tác phẩm được trwung bày, giới thiệu và bán. Chủ đề của Hội Sách 2016 rất mag tính quốc tế “Sách - Văn hóa - Hội nhập và Phát triển”. Đây là sự kiện văn hóa đọc lớn nhất cả nước và chỉ 2 năm mới tổ chức một lần, nên không chỉ tôi, hay Hội Xuất bản Việt Nam hay Thái Hà Books mà ai ai cũng rất quan tâm. Điểm khác biệt và bất ngờ nữa làsố lượng đơn vị tham gia lên đến gần 210 đơn vị. Thú vị hơn rằng số nhà xuất bản nước ngoài là 36, tăng 44%. Một con số khác cần nhấn mạnh là tổng số gian hàng là 710, tăng 42% so với hội sách lần thứ VIII.

-           

-          Thưa TS, có nhiều đơn vị xuất bản và phát hành sách Phật giáo tham gia không ạ?

-          Có khoảng gần chục đơn vị. Các đơn vị này đều đã chuẩn bị công phu, chu đáo các sản phẩm văn hóa Phật giáo, kinh, sách, băng, đĩa, tượng Phật, pháp khí… để phục vụ bạn đọc nói chung và Phật tử nói riêng.

-           

-          Công ty sách Thái Hà  là cơ quan xuất bản đầu tư khá mạnh vào xuất bản sách Phật giáo, ông có thể giới thiệu 1 số đầu sách sẽ trưng bày và giới thiệu tại Hội Sách này để bạn đọc có thể thỉnh về đọc, tìm hiểu và ứng dụng?

-          Khá nhiều sách tôi không nhớ hết. Tuy nhiên tôi rất khuyên các bạn tìm đọc 9 cuốn trong bộ sách “Phật Pháp Ứng Dụng” của Hòa thượng Thánh Nghiêm, các cuốn sách của thiền sư Nhất Hạnh như “Gieo trồng hạnh phúc”, “Tay thầy trong tay con”, “Muốn an được an”, “Thiền sư Khương Tăng Hội”, “Con đường chuyển hóa”. Rồi các đầu sách quý khác như “Thiền và não bộ”, “Vô ngã vô ưu”, “Shambala”, “Muôn dặm không mây”, “Con đường thiền định”, “Những nét văn hóa Phật giáo”, “Trăng kim cương”, “Trái tim thiền tập”, “30 ngày thiền quán”, “Kinh nghiệm thiền quán”,… Tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm bộ sách 2 cuôn vừa mới xuất bản của Hòa thượng Thích Giác Quang “Vấn đáp Phật pháp”. Bộ sách 2 cuốn này rất có giá trị và rất thiết thực với bất cứ ai và theo bất cứ tông phái nào.

-          Với tư cách là Ủy viên BCH Hội xuất bản Việt Nam mà lại phụ trách Hợp tác Quốc tế và Bản quyền, nghe nói ông mời được nhiều đoàn nước ngoài và có cả những diễn giả nổi tiếng vào diễn thuyết và giao lưu?

-          Thực ra là vì quan hệ từ nhiều năm nay nên rất nhiều đoàn nước ngoài vào Việt Nam lần này. Lãnh đạo Hội Xuất bản cũng như nhà xuất bản các nước các nước như Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, … đều đã và đang bay vào dự Hội Sách. Các đoàn cũng có kế hoạch làm việc với các nhà xuất bản và các công ty sách Việt Nam tại cả Hà Nội và TP HCM. Nhiều hợp đòng sẽ được ký kết ngay trong khuôn khổ Hội Sách này. Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh đến đoàn lãnh đạo Hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới đến từ CHLB Đức.

-           nguyen-manh-hung-2

-          Trong các đoàn quốc tế vào Việt Nam có chương trình giao lưu nào đáng nhấn mạnh ạ?

-          Có tọa đàm lớn tại sân khấu trung tâm với bà Claudia Kaiser - phó chủ tịch Frankfurt BookFair, CH Liên bang Đức từ 18h00 đến 21 giờ ngày 24/3. Bà là quan chức cao cấp và chuyên gia ngành sách lớn và uy tín của thế giới. Đây là cơ hội lớn và đặc biệt dành riêng cho bạn đọc Việt Nam.

-           

-          Tôi có đọc bài viết của ông về bà phó Chủ tịch Frankfurt Book Fair này, rằng bà Claudia Kaiser ăn chay trường?

-          Đúng vậy. Sau khi trực tiếp chứng kiến cảnh 1 con vật bị giết chết để phục vụ nấu ăn trong khi đang ở Trung Quốc, bà Claudia Kaiser phát tâm từ bi, yêu thương các loài vật nên bà phát nguyện ăn chay trường. Cái đặc biệt hơn nữa là bà không dùng các sản phẩm từ động vật như ví da, túi da, áo da, áo lông,… 

-           

-          Nghe nói ông vừa kết thúc khóa tu thiền chuyên sâu 10 ngày?

-          Đúng. Chúng tôi có 10 ngày tịnh khẩu, không ăn buổi chiều, tinh tấn tu thiền từ 4 giờ sáng đến đêm và rất tuyệt vời. Hàng ngày chúng tôi cũng được nghe pháp để hiểu đúng như thật về Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, 37 phẩm trợ đạo, Thập nhị nhân duyên, về tham sân si,…. Những trải nghiệm và kết quả thật không ngờ, thật khó tin. Đúng là chỉ ai ăn người đó mới ngấm được vị ngon của thức ăn, không thể tả nổi. Chỉ thêm và trong 10 ngày mà có nhiều thiền sinh, kể cả cư sỹ tại gia, đã chứng được các tầng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và thậm chí tứ thiền. Thật là nhiệm màu và vi diệu.

-           

-          Xin ông chi biết, thời gian mở của của Hội Sách lần thứ IX tại công viên Lê văn Tám?

-          Hội sách mở cửa đón khách từ 8-22h mỗi ngày và bắt đầu từ ngày 21 đến 27/3.

-           

-          Tôi muốn ông nói thêm 1 ý gì đó với bạn đọc trang nhà…

-          Phật Pháp cao siêu và màu nhiệm lắm. Chúng ta cần chuyên cần, siêng năng tu tập. Đạo Phật có 5 đặc tính là Thiết thực hiện tại; Đến để mà thấy; Vượt thời gian; Có tính hướng thượng và Dành cho người trí tự mình giác ngộ. Tôi thật sự và thành tâm mong mỗi chúng ta nhớ kỹ con đường Văn - Tư – Tu, tức là phải nghe giảng, phải đọc kinh sách, phải tìm hiểu để có văn. Rồi sau đó tư duy, nghiền ngẫm để có có chánh tư duy. Cuối cùng là thực hành. Thực hành rốt ráo, với quyết tâm cao. Tôi cũng khuyên mọi người đều hành thiền mỗi ngày. Ta chỉ cần ngủ dạy lúc 5 giờ sáng ngồi thiền 30 phút đều đặn là tuyệt lắm rồi. Buổi tối ngồi thêm nửa tiếng nữa trước khi đi ngủ. Tuy nhiên cùng nhắc nhau tinh tấn chánh niệm trong cả 4 tư thế: đi, đứng, nằm ngồi suốt ngày (trừ lúc thất niệm). Chúng ta sẽ có kết quả nhiệm màu ngay trong hiện tại. Thật sự quý vị sẽ THẤY, sẽ tự CẢM NHẬN rõ ràng.

-           

-          Xin cám ơn ông và mong ông tiếp tục phụng sự nhiều hơn nữa cho Phật giáo nói riêng và văn hóa đọc nói chung, đúng như bạn đọc mệnh danh cho ông là “tiến sỹ văn hóa đọc”.

-           nguyen-manh-hung-3.1

Bùi Trà My – sinh viên năm thứ nhất khoa Báo ảnh Học viện Báo chí và Tuyên truyền 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2014(Xem: 10269)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc
09/02/2014(Xem: 9191)
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ác khẩu thì được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám? 1. Lời nói không trái pháp độ. 2. Lời nói đều lợi ích. 3. Lời nói hợp lý đạo. 4. Lời nói đẹp khéo. 5. Lời nói có thể lãnh thọ thừa hành. 6. Lời nói được tin dùng. 7. Lời nói không thể chê. 8. Lời nói được ưa thích.
09/02/2014(Xem: 13281)
Tục ngữ Việt nam có những câu: “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoặc: “Tiếng chào cao hơn cổ” hoặc “Ngọt mật chết ruồi”. .v. v... Những câu tục ngữ này chứng tỏ sự lợi hại của lời nói có thể có ảnh hưởng thu phục nhân tâm, hoặc tạo nên nguy hiểm chết người, và từ đó gây nên những nghiệp quả không tốt.
08/02/2014(Xem: 11500)
Nhà sư Phật giáo sống như thế nào sau cánh cửa thiền? Đây là điều mà người bình thường cả Đông lẫn Tây đều khó có điều kiện được biết. Thỉnh thoảng, mới có người may mắn được hầu chuyện một nhà tu hành để có một ít nhận thức về thế giới của người tu hành
08/02/2014(Xem: 9055)
Năm cũ trôi qua, năm mới bắt đầu... Đầu xuân là những ngày ông bà mình gọi là thời điểm cần để “ôn cố tri tân” – nghĩa là ôn lại các chuyện cũ và tìm biết cái mới, hay nói bằng ngôn ngữ thời nay là
07/02/2014(Xem: 8620)
thichnhudien Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau. Có kẻ sinh ra làm vua, làm thái tử, làm công chúa. Có người sinh ra làm quan, làm tổng thống, làm thủ tướng, làm người lãnh đạo, làm nhà tư bản, nhà giáo dục, bác học, bác sĩ v.v… Nhưng cũng có lắm người khi được sinh ra lại phải bị rơi vào trong những gia đình thiếu cơm ăn áo mặc, rách nát tang thương. Cũng có lắm người khi sinh ra đã không có đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân v.v…
07/02/2014(Xem: 8563)
Theo các giáo lý nhân quả và các ví dụ v.v.., thật khó tìm được sự tự do và thuận lợi. Cho dù ta được sinh làm một con người, vẫn còn những vùng đất rộng lớn không có Giáo Pháp. Việc chư Phật xuất hiện và giảng dạy Pháp thì vô cùng hi hữu.
07/02/2014(Xem: 9264)
Trên đường đến viếng thăm Học viện Root vào tháng 12, năm 2005, Lama Zopa Rinpoche được nghe bác tài lái xe bày tỏ là bác rất tức giận gia đình và xin ngài Lama Zopa Rinpoche dạy cho vài bài chú tụng để giúp bác giải quyết vấn đề.
30/01/2014(Xem: 17054)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
30/01/2014(Xem: 11661)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]