Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Phật dạy về sự đoạn nhục thực

19/03/201613:57(Xem: 10241)
Lời Phật dạy về sự đoạn nhục thực

Lời Phật dạy về sự đoạn nhục thực

Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.

 
blank


Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!" Vậy muốn cho tai nạn chiến tranh tiêu giảm, không gì hơn dứt từ cái nhân của nó, nghĩa là mọi người đều nên ăn chay giới sát phóng sanh. Nhưng về việc nầy phần sự thì dễ nhận biết, phần lý ít người suốt thông. Bởi thế nhiều kẻ khi ăn chay giới sát phóng sanh, không thể phát tâm chí thành thương xót, nên công đức cũng vì đó mà trở thành kém ít. Vậy khi làm các điều thiện trên, hành giả phải nhận hiểu phần lý của nó như bốn điểm ở đoạn trước đã nói. Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.

Nếu những chúng sanh ấy ngày kia nghiệp chướng tiêu giảm, được nghe chánh pháp, đều có thể tiến tu và được thành quả Phật. Lại nên nghĩ: ta cùng tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay ở trong nẻo luân hồi, vì vô minh che lấp nên đổi thay sanh sát lẫn nhau. Trong nhiều kiếp, các loài kia thường làm cha mẹ, anh chị em, chồng vợ, con cái của ta; và ta cũng đã từng làm cha me, anh chị em, chồng vợ, con cái của cái loài ấy. Chúng sanh kia do sức nghiệp ác hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị ta giết hại; ta cũng do sức nghiệp ác, hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị nó giết hại. 

Cảnh tương sanh tương sát như thế đã diễn ra từ vô lượng kiếp chẳng biết chừng nào dứt, phàm phu vì mê nên không hiểu, nhưng Như Lai thì thấu suốt rõ ràng. Việc ấy nếu không nghĩ đến thì thôi, người biết nghĩ suy tất không xiết thẹn thuồng bi mẫn! Nay ta do túc phước được làm người, nên giải trừ oan kết, ăn chay giới sát phóng sanh; lại vì cứu độ mình và muôn loài, niệm Phật hồi hướng cầu sanh Cực Lạc. Xin dẫn một đoạn trong kinh Lăng Già về nhân duyên đoạn trừ nhục thực mà đức Thế Tôn đã dạy, để cho hàng Phật tử thêm sự suy gẫm trên bước đường ăn chay tu thiện:

"... Có vô lượng nhân duyên mà hàng Bồ Tát phải sanh lòng thương xót, không nên ăn tất cả các thứ thịt. Ta nay vì ông nói ra đây một phần ít:

- Nầy Đại Huệ! Tất cả loài hữu tình từ vô thỉ đến nay ở trong vòng sống chết luân hồi vô tận, không có chúng sanh nào chẳng từng làm cha mẹ anh em con cái quyến thuộc, cho đến chủ tớ bạn bè thân thích lẫn nhau. Vậy đối với chúng sanh đã vì nghiệp lực phải chịu đọa làm thân thủy tộc, cầm thú, nỡ nào bắt nó mà ăn thịt? Bậc Bồ Tát ma ha tát phải quán sát xem tất cả loài hữu tình đồng với thân mình, nên nghĩ các thứ thịt kia từ những sanh mạng biết vui khổ thương đau mà có, đâu nỡ an nhiên mà ăn?

- Nầy Đại Huệ! Các bọn La sát nghe ta nói điều nầy còn nên dứt trừ sự ăn thịt, huống nữa là người ưa vui theo đạo pháp? Trong mỗi đời, Bồ Tát quán thấy chúng sanh đều là quyến thuộc, thường nghĩ xem đồng như con, nên không ăn tất cả các thứ thịt. Những người bán các thứ thịt trâu bò chó ngựa heo dê nơi chợ phố hàng quán, vì tâm tham lợi nên tạo nghiệp giết hại; thịt là sở do của tâm hạnh tạp uế như thế, làm sao Bồ Tát nên thọ dụng?

- Nầy Đại Huệ! Tất cả các thứ thịt đều là chất tinh huyết ô uế, người cầu thanh tịnh làm sao nên ăn? Kẻ ăn thịt, chúng sanh thấy đều sợ hãi, người tu từ tâm làm sao nên ăn? Khi gặp bọn thợ săn cùng kẻ hạ tiện làm nghề bắn giết, bẫy lưới tàn hại sanh linh, loài chó trông thấy kinh hãi sủa vang, tất cả cầm thú thảy đều dớn dác trốn chạy. Sở dĩ như thế, bởi các chúng sanh ấy đều nghĩ rằng: những người này lộ vẻ hung ác dường như quỉ La sát, nếu ta đến đó tất bị bắt giết, vậy phải nên xa lánh là hơn. Cũng như thế, người ăn thịt thường bị chúng sanh ghét sợ xa lánh. Vì lẽ đó, bậc Bồ Tát tu hạnh từ bi không nên ăn thịt.

- Nầy Đại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt, thân thể hôi nhơ, tiếng dữ đồn xa, người lành bậc hiền thánh không thích gần gũi, vì thế Bồ Tát không nên ăn thịt. Huyết nhục là chất chúng Tiên từ bỏ, các Thánh chẳng ưa, bởi thế Bồ Tát không nên thọ dụng. Bồ Tát vì tâm từ mẫn, vì giữ gìn lòng tin của chúng sanh khiến cho Phật pháp không bị chê bai, nên không ăn thịt. Nếu đệ tử của ta ưa an thịt, sẽ bị người tục đem lòng khinh báng nói rằng: Tại sao hàng Sa môn tu nghiệp thanh tịnh, lại không bằng hạnh trong sạch của thiên tiên, mà như ác thú mang đầy bụng thịt cá đi dạo thế gian, làm cho chúng sanh thảy đều ghét sợ? Và như thế là kẻ ấy đã phá hạnh thanh tịnh, mất đạo Sa môn, thiếu tư cách để điều phục người. Cho nên, Bồ Tát vì lòng từ mẫn, muốn nhiếp hộ mọi người khiến cho không sanh tâm niệm ấy, chẳng thọ dụng đồ huyết nhục.

- Nầy Đại Huệ! Như khi thiêu người chết cùng thiêu thịt của loài vật, cả hai mùi khí vị không tinh sạch đồng như nhau, tại sao trong ấy thịt người không ăn, lại ăn thịt loài vật? Vì thế, người ưa hạnh thanh tịnh không nên ăn thịt. Các hàng thiện nam thiện nữ tu hành khổ nhọc chốn a lan nhã, hoặc trụ nơi từ tâm, hoặc trì chú thuật, hoặc cầu giải thoát, hoặc hướng về đại thừa, nhưng vì bởi còn ăn thịt nên bị nhiều sự chướng ngại, công hạnh không được thành tựu. Cho nên Bồ Tát nếu muốn được lợi mình và lợi ích cho chúng sanh, quyết không nên ăn thịt.

- Nầy Đại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt khi thấy hình dáng loài vật đã sanh tâm thèm mùi vị. Bậc Bồ Tát phải thương nghĩ chúng sanh cũng như mình, tại sao vừa thấy hình đã muốn ăn thịt? Bởi thế, Bồ Tát phải dứt trừ nhục thực. Người ăn thịt thì nơi miệng thường hôi nên chư thiên lánh xa, hằng bị Dạ xoa ác quỷ đoạt mất tinh khí. Kẻ ấy giấc ngủ không yên, khi tỉnh dậy lo lắng, tâm nhiều sợ hãi; do tham ăn không biết vừa đủ, nên thêm nhiều tật bịnh, dễ sanh ghẻ độc, bị các loài tế trùng cắn đúc, mà cũng vẫn không biết chán nhàm.

- Nầy Đại Huệ! Ta thường bảo: ăn thịt chúng sanh chẳng khác chi ăn thịt con mình, vậy đâu phải thật Như Lai hứa cho đệ tử ăn thịt? - Thịt chẳng phải thơm ngon, thịt không tinh sạch, ăn thịt sanh nhiều tội ác, làm hư các công đức, bị chư Tiên Thánh rời bỏ, làm sao Như Lai lại hứa cho đệ tử ăn thịt? Bởi thế, kẻ nào nói Như Lai chấp nhận cho đệ tử ăn thịt, tức là phỉ báng ta.

- Nầy Đại Huệ! Nên biết thức ăn thanh tịnh là những thứ như: lúa, nếp, đậu, bắp, đường, tô du... Các thứ ấy chư Phật đời quá khứ đã hứa cho, ta nay cũng khuyên bảo như vậy".

 
Hòa thượng Thích Thiền Tâm
Nguồn: Tinhdo.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 10127)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 8092)
Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui. Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.
28/08/2010(Xem: 62998)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7340)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 10616)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
28/08/2010(Xem: 59145)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 8932)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
28/08/2010(Xem: 9023)
Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
27/08/2010(Xem: 19917)
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu 2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái thích vòi mà không biết trả 3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột 4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn 5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp 6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng 7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi 8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]