Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Góp phần tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng Vạn

11/03/201622:24(Xem: 7381)
Góp phần tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng Vạn
Góp phần tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng Vạn
THÍCH MINH THẬT

 

tim-hieu-chu-Van

Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất. Tuy nhiên, để có được diện mạo và hình thể của Đức Phật trên điện thờ, các tín đồ Phật giáo đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ đấu tranh về mặt tư tưởng.

Chính sự phát triển tư tưởng của Phật giáo Bắc tông đã ảnh hưởng to lớn đến việc ra đời hình tượng Phật. Với quan niệm chỉ có hình tượng Phật mới biểu hiện được đầy đủ về giáo pháp và cuộc đời của Ngài, giáo đồ Phật giáo Bắc tông bắt đầu chế tác tượng Phật, đáp ứng nhu cầu thờ phụng Đức Phật như một biểu tượng thần linh; nhu cầu này bắt gặp những làn sóng tác động từ nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp – La Mã qua những người Kushan cải đạo thành tín đồ Phật giáo Bắc tông. Tượng Đức Phật như hình nhân đã lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ, muộn nhất vào những năm đầu của thiên niên kỷ thứ nhất Tây lịch.

Trước đó, dưới ảnh hưởng của quan niệm “Phật tướng bất khả hiển hiện”, nhưng cũng muốn tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ ân đức bậc Thầy cao cả đã khai sáng con đường giải thoát cho tất cả nhân sinh, các tín đồ Phật giáo tiền kỳ đã tạo nên những biểu tượng dựa trên những kỷ vật liên quan mật thiết với Đức Phật lúc còn tại thế để phụng thờ. 

Mỗi biểu tượng đều chất chứa một ý nghĩa thiêng liêng về Đức Phật, như dấu chân để biểu hiện sự tồn tại của Phật; biểu tượng Vạn biểu hiện thụy tướng tốt lành, trang nghiêm của Phật; cây Bồ-đề là chứng nhân cho sự khổ hạnh tu hành và thành đạo của Đức Phật… Qua thời gian, tất cả những biểu tượng này đã trở thành đối tượng linh thiêng trong tâm thức của mọi tín đồ Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa.

Trong bài viết này, chúng tôi xin được phép chỉ đề cập đến biểu tượng chữ Vạn, một biểu tượng có nhiều sự tranh cãi và nhầm lẫn cả về cách gọi cũng như về hình dạng. Tới nay đã có một số bài viết khá công phu về chữ Vạn cả về nguồn gốc và ý nghĩa, về hướng xoay cũng như sự khác biệt giữa chữ Vạn của Phật giáo với chữ Vạn trên quốc kỳ của Đức Quốc xã. 

Nhưng, chúng tôi cảm thấy hình như vẫn chưa giải thích tường tận hiện tượng ở Việt Nam dùng chữ Vạn khác với nhiều nước theo Phật giáo Đại thừa khác và cho rằng ở Việt Nam dùng sai. Thực tế, có phải Việt Nam dùng sai không? Bài viết này xin góp phần giải tỏa thắc mắc trên với mong muốn đáp ứng phần nào nhu cầu hiểu biết của giáo đồ Phật giáo Việt Nam cũng như quý độc giả quan tâm tìm hiểu.

1.      Nguồn gốc chữ Vạn Van

Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung. Vì vậy, không chỉ riêng người Ấn Độ mà cả các dân tộc Ba Tư, Hy Lạp cũng xem nó là biểu tượng của mình. Đó là một hình vẽ có từ thời xa xưa, thời tồn tại tín ngưỡng bái vật giáo. Trong tư tưởng của người phương Đông, chữ Vạn tượng trưng cho mặt trời và tia lửa, biểu ý tập trung rực rỡ sự kiết tường. 

Chính bởi ý nghĩa phổ biến của chữ Vạn là biểu tượng của sự kiết tường, thanh tịnh và viên mãn, nên nhiều tôn giáo cổ đại của Ấn Độ như là Bà-la-môn giáo, Kỳ-na giáo… cũng đều sử dụng biểu tượng này. Có nghĩa là trước khi Phật giáo ra đời thì đã có sự hiện hữu của biểu tượng này.

Những tín đồ Bà-la-môn giáo xem biểu tượng chữ Vạn là chòm lông xoáy ở trước ngực của thần Vishnu và Krishna; là một trong những tướng tốt của các vị thần. Theo công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở Trường Đại học Quốc Sĩ Quán Nhật Bản thì chữ Vạn được người Bà-la- môn giáo ghi chép từ thế kỷ thứ VIII trước Tây lịch, cho là thụy tướng lông xoắn trước ngực thần Vishnu. Đến thế kỷ thứ III trước Tây lịch thì kinh Phật mới nhắc đến. 

Như ta đã biết, dân tộc Ấn Độ có truyền thống văn hóa thờ cúng con bò, vì thế mà họ cho rằng biểu tượng Vạn cũng là tướng lông xoắn ốc trên đầu bò. Và, biểu tượng này cũng được xem là một trong sáu tướng đại nhân về sau mới trở thành một trong ba mươi hai tướng đại nhân1.

Một nhà sưu tầm cổ vật là James Churchward cho rằng, chữ Vạn không là chỉ biểu tượng của riêng Phật giáo hay Ấn giáo mà là biểu tượng chung của toàn thể nhân loại trên khắp thế giới. Nó là những ký hiệu tượng hình được ghi trên các linh bài bằng đất thô có độ tuổi hàng vạn năm, tìm được ở Ấn Độ, được cất giấu trong các ngôi đền xưa. 

Ông cho rằng chữ Vạn chỉ là biến thể của chữ thập (+) tượng trưng cho“Tứ đại Nguyên động lực” (nước, gió, lửa, sấm sét). Chữ thập và chữ Vạn cũng như thạch trụ là những biểu tượng có tính chất tôn giáo, được tôn thờ từ lục địa Mu (Continent of Mu), được truyền sang bờ Tây Thái Bình Dương, Népal, Ấn Độ, sang Ba Tư, tới Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp… 

Người ở lục địa Mu thờ Mặt trời nên tất cả các dân tộc nào trên thế giới thờ Mặt trời ít nhiều chịu ảnh hưởng của tôn giáo nguyên thủy của lục địa này. Về hướng xoay của chữ Vạn xảy ra từ lúc nào, ông cũng không hiểu rõ, chỉ biết trên hoa văn một lọ chum đựng hài cốt tìm được ở Ý có niên đại vào thời đồ đồng đã thấy cả hai chữ Vạn ngược chiều nhau2.

Nói chung, các luận thuyết về chữ Vạn đều chưa thống nhất với nhau về nguồn gốc của nó, là của dân tộc nào hay của tôn giáo nào. Do vậy, nguồn gốc đích thực của chữ Vạn vẫn còn là câu hỏi đặt ra cho những nhà nghiên cứu khoa học nào quan tâm.

2.     Ý nghĩa của biểu tượng Vạn Van

Chữ Vạn nguyên tiếng Phạn là Swastika được phiên âm là “Thất-lợi-bạt-tha” và được dịch nghĩa là “cát tường hải vân” (vầng mây lành trên biển) hay “cát tường hỷ triền”(vòng xoay tốt lành). Theo quan niệm của người Ấn Độ, phàm những ai có chân mạng trở thành những bậc Chuyển luân Thánh vương, Phạm thiên vương và các bậc Hiền nhân có thể xoay chuyển càn khôn mang lại hạnh phúc cho thiên hạ đều có 32 tướng tốt ngay khi còn tấm bé, không phải đợi đến khi làm được đế vương mới có 32 tướng hảo. Có lẽ xuất phát từ quan niệm này mà người Ấn Độ có tục xem tướng cho trẻ vào những ngày đầu đời, để đoán định vận mệnh tương lai cho bé.

Đức Phật là Thánh vương trong các Pháp, đương nhiên cũng có 32 tướng tốt. Kinh Trường A-hàm, quyển thứ nhất, viết rằng chữ Vạn là tướng đại nhân, nằm trước ngực của Đức Phật. Còn trong Tát Giá Ni Kiền Tử Sở Thuyết Kinh, quyển 6, nói đó là tướng tốt thứ tám mươi của Phật Thích-ca. Kinh Thập Địa Luận, quyển 12, nói Bồ-tát Thích- ca lúc chưa thành Phật, trước ngực đã có tướng chữ Vạn công đức trang nghiêm kim cương. Phương Quảng Đại Trang Nghiêm kinh, quyển 3, nói rằng tóc của Đức Phật cũng có năm tướng chữ Vạn. 

Theo Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp S, quyển 29, thì ở giữa hông của Phật cũng có tướng chữ Vạn. Còn Kinh Đại Bát Nhã, quyển 381, có nói tay, chân và trước ngực của Đức Phật đều có tướng kiết tường hỷ toàn biểu thị công đức của Phật3. Ngoài ra, trong bản Kinh Hoa Nghiêm tân dịch có nhiều chỗ nói về tướng chữ Vạn; kinh viết: “Ngực của Đức Như Lai có tướng bậc đại nhân, hình dáng như chữ Vạn, gọi là “cát tường hải vân” (đám mây lành trên biển). Như vậy, tất cả các kinh trên đều nói rằng chữ Vạn không phải là văn tự mà là biểu tượng chỉ sự kiết tường, biểu trưng cho công đức vô lượng, lòng từ bi vô hạn và trí tuệ vô biên của Đức Phật.

Từ điển Danh từ Phật học Trung Quốc (A Dictionary of Chinese Buddhist terms, William Edward Soothill, Lander, 1937, trang 203, 412) cũng nói: Chữ srivatsa chỉ cho chòm lông xoắn ốc trên ngực của thần Visnu hay biểu hiện của thần Visnu, có nghĩa là hải vân, được biểu trưng bằng chữ Vạn. Đồng thời nó là biểu tượng tốt lành trên dấu chân của Phật và cũng là biểu hiện của bậc Đại nhân đời xưa4.

Qua những dẫn chứng trên, chúng ta thấy rằng ký hiệu Vanvốn là một loại biểu tượng để chỉ tướng tốt và    vẻ đẹp của Đức Phật và những vị Thần của đạo Bà-la- môn cũng như những bậc Đại nhân. Đó là ký hiệu của sự cát tường, chứ không phải là chữ viết, nhưng vì xưa nay chúng ta thường đọc là chữ Vạn nên lâu ngày đã trở thành thói quen. Phải chăng cách gọi đó trở nên phổ biến là bắt nguồn từ khi các vị danh tăng như Ngài Cưu-ma- la-thập thời Diêu Tần và Ngài Tam Tạng Huyền Trang đời Đường đều gọi là chữ Đức. 

Đến thời Bắc Ngụy, Ngài Bồ- đề-lưu-chi cũng gọi là chữ Vạn hàm nghĩa là “Công đức viên mãn”. Có tính pháp lý nhất cho thói quen này là vào năm Trường Thọ thứ hai dưới triều Võ Hậu Tắc Thiên (693 Tây lịch) đã ra chiếu chỉ khâm định dấu đọcchuVan là chữ Vạn biểu ý cho sự tập hợp của“vạn đức kiết tường”. Có lẽ từ đó nó đã trở thành truyền thống trong cách gọi của quảng đại quần chúng ở những nước có tiếp thu văn hóa Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Không biết bà Võ Hậu căn cứ vào đâu mà khâm định biểu tượngchuVan từ tướng của sự kiết tường trở thành một loại văn tự – chữ Vạn nhưng vẫn với biểu ý là sự kiết tường. Biết rằng về mặt từ nguyên học thì chữ Vạn Trung Quốc là con bò cạp; là 10 ngàn hay với nghĩa bóng là rất nhiều, vô hạn như vạn tuế, vạn sự, vạn đại không liên quan gì đến hình chuVan  .

3.     Chiều xoay của biểu tượng Vạn

Trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp cả hai dạng chiều xoay của biểu tượng Vạn. Căn cứ vào cái bóng của chiều chuyển động chữ thập (+) và của nan hoa bánh xe mà nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng hình chuVan  này là xoay về bên phải, thuận chiều kim đồng hồ; còn hình Vannày thì xoay về bên trái, nghịch chiều kim đồng hồ.

Vấn đề được nhiều người quan tâm và thường xảy ra tranh luận là chiều xoay của tướng Vạn của Phật giáo, xoay về bên phải đúng hay xoay về bên trái mới đúng. Vấn đề này thật sự được nói đến, có lẽ, vào thập niên 40 thế kỷ XX, khi mà Đức Quốc xã ở châu Âu cũng dùng tướng Vạn làm biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt của mình. 

Người Ấn Độ thời cổ đại từng phân biệt rõ ràng chữ Vạn xoay phải và xoay trái khác nhau, như xoay về bên trái Vanđể biểu thị các vị nam thần và xoay về bên phải chuVanđể biểu thị các vị nữ thần. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là bậc đại trượng phu, theo chúng tôi thì chắc chắn rằng người Ấn Độ phải sử dụng tướng Vạn xoay về bên trái, nghịch chiều kim đồng hồ để biểu thị thụy tướng cho Đức Phật. Vì vậy, tướng Vạn của Phật giáo phải là như vầy Van  mới đúng.

Ở Trung Hoa, biểu tượng Vạn được sử dụng không nhiều và có khuynh hướng thiên về chiều nghịch kim đồng hồ. Trong cuốn sưu tập tranh Tượng Phật Trung Quốc do Lý Lược Tam và Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn5, tìm được chín tượng Phật có hình chữ Vạn, trong đó có sáu chữ Vạn Van và ba chữ Vạn  chuVan  . 

Ở Việt Nam, chúng tôi khẳng định Phật giáo Việt Nam sử dụng biểu tượng Vạn Vannày mới đích thực phù hợp với quy luật tự nhiên. Bởi vì, chuyển động ngược chiều kim đồng hồ là chiều vận động của tự nhiên, đó là chiều chuyển động đi từ tâm ra mà ta có thể dễ dàng bắt gặp từ vật nhỏ như dạng xoáy hoa tay, xoáy tóc trên đầu, đường xoáy trên vỏ ốc… cho đến lớn như chiều xoáy của bão, chiều tự chuyển động của trái đất. 

Trong các nghi thức tế thần của các dân tộc ở Đông Nam Á cũng như chiều chuyển động của muôn loài trên mặt trống đồng Đông Sơn đều theo chiều ngược kim đồng hồ. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm ở trên, cho rằng, thụy tướng Vạn vốn là tướng của xoáy tóc trên đầu, xoáy lông ở ngực của Phật cũng như của các vị thần Bà-la-môn. 

Lịch sử đã chứng minh Đức Phật (tên của Ngài là Gautama Siddattha) là một con người có thật, là con của quốc vương Tịnh Phạn (Suddhodana) và vương phi Maya, thuộc dòng họ Thích-ca (Sakya) ở nước Kapilavastu. Do đó, về mặt sinh học, các tướng xoáy tóc trên đầu, xoáy lông ở ngực của Phật thì cũng phải giống như mọi con người bình thường có dòng máu màu đỏ. Nghĩa là các tướng xoáy tóc trên đầu, xoáy lông ở ngực của Phật đều có chiều xoáy về bên trái, nghịch chiều kim đồng hồ.

Ở Việt Nam tướng Vạn Vanrất phổ biến không chỉ trên ngực tượng Phật mà còn được dùng để trang trí trên các mặt tiền ngôi chùa. Trong cuốn Việt Nam danh lam cổ tự của Võ Văn Tường có tới 21 hình chữ Vạn. Trong đó, tướng Vạn ngược chiều kim đồng hồ chiếm số lượng áp đảo 19/21, duy chỉ có 2 tướng Vạn thuận chiều kim đồng hồ. 

Vì thế, nếu chấp nhận những thông tin trên thì tướng Vạn có hướng xoay về bên trái, ngược chiều kim đồng hồ mà Phật giáo Việt Nam sử dụng là có cơ sở tự nhiên, là hợp lý. Xin đừng vì hình tượng Trung Hoa mà tự ti về mình, vì hiện nay có rất nhiều tượng Phật được tạc ở, hoặc có nguồn gốc từ, Trung Quốc và Đài Loan rồi nhập vào Việt Nam; hoặc có nguồn gốc từ hai quốc gia này, với biểu tượng Vạn trên ngực có hướng xoay bên phải, thuận chiều kim đồng hồ.

4.      Ký hiệu trên đảng kỳ của Đức Quốc xã

Đảng Quốc xã Đức, dưới sự lãnh đạo của Hitler, tham vọng thống lĩnh thế giới, tự tôn dân tộc mình lên hàng thượng đẳng, cho rằng mình là hậu duệ chính thống của chủng tộc Aryan, một chủng tộc được xem là ưu tú nhất của thời cổ đại. Theo Bách khoa toàn thư năm 1976 của Mỹ thì vào khoảng 1500 năm trước Tây lịch, người Aryan đã xâm chiếm vùng Tây bắc Ấn Độ rồi định cư tại đó và dần dần trở thành dân tộc chủ thể của Ấn Độ. 

Một nhánh khác của chủng tộc này đã di cư sang xâm chiếm Châu Âu và truyền bá ngôn ngữ của họ ở đây. Ở những nơi nào có dấu chân của chủng người Aryan thì đều có sự hiện diện của phù hiệu chữ Vạn. Vì vậy, không có gì phải ngạc nhiên khi Đảng Quốc xã Đức dùng chữ Vạn làm phù hiệu trên đảng kỳ của mình6.

Người phương Tây gọi đảng kỳ của Đức Quốc xã là chữ “thập ngoặc”(croix- briscoe). Đảng Quốc xã Đức dùng hai chữ “S” tức là hai chữ đầu của hai từ “State” (quốc gia) và “Social” (xã hội) đặt chéo nhau ở góc độ nghiêngchu-vanlàm ký hiệu trên đảng kỳ và chỉ xuất hiện từ thập niên 30, 40 của thế kỷ XX7. Một thuyết khác cũng cho rằng ký hiệu trên đảng kỳ của Đức Quốc xã Hitler có nguồn gốc từ mẫu tự La-tinh, nhưng không phải ngôn ngữ Anh mà là ngôn ngữ Đức, đó là “Schutzstaffel” đọc tắt là SS (chỉ quân đội của Đức Quốc xã) mà Hitler lúc đó rất coi trọng quân đội này. Một lần viết thư tay, viết tắt chữ này ngẫu nhiên Hitler đã viết lại 2 chữ “S” giao nhau, thế là thành hìnhchu-van . 

Bản thân Hitler cũng cảm thấy phù hiệu này có một ý nghĩa thần bí mà không nói ra được nên khi Hitler lên nắm quyền đã lấy nó làm đảng kỳ cho Đức Quốc xã8. Như vậy qua những thuyết trên, có thể khẳng định rằng phù hiệu mà Đức Quốc xã sử dụng là hình giống tướng Vạnchu-van ngược chiều kim đồng hồ nhưng nó đặt trong hình thoi, có dạng nghiêng. Trong khi đó, tướng VạnVancủa Phật giáo nằm cân đối trong khung hình vuông . 

Vì cả hai đều có hướng xoay về bên trái, ngược chiều kim đồng hồ nên để phân biệt giữa hai biểu tượng này người ta gọi biểu tượng của Phật giáo là tướng Vạn hay chữ Vạn, còn ký hiệu của Đức Quốc xã là dấu “thập ngoặc”. Ngoài ra, cũng có thể phân biệt chúng qua màu sắc. Dấu “thập ngoặc” là màu đen trên nền trắng. 

Còn theo văn hóa của Ấn Độ thì thụy tướng của Đấng Giác Ngộ mà các nhà tạc tượng Phật giáo áp dụng trang sức trước ngực kim thân Đức Phật, thông thường họ dùng màu vàng kim cho biểu tượng này. Màu vàng là màu tôn quý, biểu trưng cho sự đoan trang mang đến vinh hoa, kiết tường. Trong Ngũ hành thì màu vàng là màu biểu trưng cho hành thổ, màu của trung ương, là màu của đế vương. Hơn nữa, khi nhìn vào tướng Vạn làm cho người ta dễ sanh tâm hoan hỷ và tôn quý, còn khi nhìn đến dấu “thập ngoặc” lại khiến cho người ta nhớ lại một quá khứ rùng rợn.

5. Biểu tượng Vạn Van trong tâm thức của tín đồ Phật giáo Việt Nam

Cùng với giáo lý, các biểu tượng của Phật giáo đã được các nhà truyền giáo mang đến nhiều quốc độ khắp Đông Tây. Đối với biểu tượng Vạn, tín đồ ở nhiều nước cũng đều hết sức tôn trọng, xem như vật thiêng của tôn giáo mình. Phật giáo đồ Việt Nam chúng ta cũng rất mực sùng kính, nếu trong điều kiện không có tượng Phật, tín đồ có thể dùng biểu tượng Vạn để thờ với lòng kính ngưỡng của mình. Tuy nhiên, họ không đẩy sự sùng tín đó đi quá xa đến mức thần thánh hóa biểu tượng. Vì thế, biểu tượng còn là vật dùng để trang trí ở các bộ phận kiến trúc của chùa, tháp Phật.

Biểu tượng Vạn, ngoài là vật dùng để trang trí phổ biến ở chùa tháp Phật giáo, nó còn được dùng rất nhiều trong nghệ thuật trang trí của người Việt Nam, trên các bức chạm trổ và điêu khắc bằng gỗ hay kim loại, trang trí bàn ghế, tủ và các đồ dùng nội thất: tứ bình, diềm cửa, tủ thờ, viền các câu đối, v.v …. 

Hơn nữa, những người phụ nữ của dân tộc Mán hiện đang sống trên các đỉnh núi Ba Vì ở hai bên bờ sông Đáy, thường sống tập trung thành các cụm dân cư rải rác trên khắp vùng thượng du miền Bắc. Họ thường mặc những bộ quần áo bằng vải thô màu xanh dương có mang hằng dải dài những chữ Vạn thêu màu đỏ hay trắng9

Đây mới là điều kỳ lạ mà chúng ta không khỏi thắc mắc, liệu những phụ nữ người Mán dùng ký hiệu Vạn làm hoa văn cho trang phục của mình có liên quan gì đến tín ngưỡng, tôn giáo không? Trong công nghệ bao bì thực phẩm hiện nay, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp biểu tượng Vạn này. Ngoài niềm tin là“bùa” may mắn của sản phẩm, người ta đã thấy được sự tinh tế ở ký hiệu này. Vì thế mà họ đã sử dụng nó để in trên bao bì thực phẩm, làm cho bao bì đẹp hơn, bắt mắt hơn và tạo nên tính đặc thù cho sản phẩm của mình.

Tóm lại, thứ nhất, biểu tượng Vạn vốn là biểu tượng văn hóa, không phải là văn tự, có từ thời xa xưa của chủng người Aryan nói chung và người Ấn Độ nói riêng. Với tính chất tốt lành, cao quý nên biểu tượng Vạn được nhiều tôn giáo cổ Ấn Độ dùng làm thụy tướng cho các vị thần của mình. Đến khi Phật giáo ra đời, Phật giáo đã tiếp thu nét tinh hoa truyền thống văn hóa của dân tộc Ấn Độ, trong đó có biểu tượng Vạn, đồng thời Phật giáo là tôn giáo hòa bình và đạo đức đã hợp duyên với biểu tượng Vạn với tính chất tốt lành và cao quý nên người đời đã dành riêng biểu tượng Vạn cho Phật giáo. Vì vậy, hiện nay hễ nói đến biểu tượng Vạn là người ta nghĩ ngay đến Phật giáo. 

Thứ hai, biểu tượng Vạn vốn là những hình xoáy của tóc, lông; là tướng tốt tự nhiên trên sắc thân của các vị thần linh của Bà-la-môn giáo cũng như Đức Phật, vì thế xin đừng thần thánh hóa hay đặt để tướng Vạn vào các học thuyết Âm dương, Ngũ hành để dẫn đến những suy luận lệch lạc như tướng Vạn quay theo chiều kim đồng hồ thì cùng chiều tương sinh của Ngũ Hành, mới đem lại sự an lạc, công đức viên mãn, cát tường; còn nếu quay ngược với chiều tương sinh của Ngũ Hành thì nó thiêu hủy hết công đức; những suy luận đó chỉ đem lại phiền não, rất nguy hại. 

Thứ ba, biểu tượng Vạn tuy có chiều xoay về bên trái, nghịch chiều kim đồng hồ giống với dấu“thập ngoặc”trên đảng kỳ Đức Quốc xã của Hitler giống với của Phật giáo nói chung và của Phật giáo Việt Nam nói riêng, nhưng hoàn toàn không giống nhau về hình dáng cũng như màu sắc. ■

 Chú thích:

  1. Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm: Phật học quần nghi. Nxb Tôn Giáo, 327.
  2. Trương Minh Hiển: Chữ Vạn, Tạp chí Xưa & Nay, số 132 + 133, năm 2003, 31.
  3. Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm: đã dẫn, 323.
  4. Thích Phước Sơn: Ý nghĩa biểu trưng của chữ Vạn, Giác Ngộ số 163, 5/1999. tr.52 –
  5. Lý Lược Tam và Huỳnh Ngọc TrảngTượng Phật Trung Quốc, Nxb Mỹ Thuật,
  6. Thích Phước Sơn: đã dẫn, 63.
  7. Pháp Như Lý Lược Tam: Về chữ Vạn trước ngực tượng Phật, nguyệt san Giác Ngộ số 15,
  8. Hỏi và đáp nghi lễ phong tục dân gian, Nxb Văn Hóa Thông Tin, 1996, Đoàn Ngọc Minh dịch, tr.130 –
  9. Trương Minh Hiển: đã dẫn, 30.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 193-194 Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4722)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5032)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4521)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3748)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7568)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4749)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6187)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5334)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12174)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5368)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]