Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nén nhang muộn màng kính viếng Nghệ Sĩ Đoàn Yên Linh

06/03/201620:53(Xem: 7901)
Nén nhang muộn màng kính viếng Nghệ Sĩ Đoàn Yên Linh
   NÉN  NHANG  MUỘN  MÀNG  KÍNH  VIẾNG
               NGHỆ  SĨ  ĐOÀN  YÊN  LINH

 Doan-yen-linh-1991

               

                      (ảnh 1: Nghệ sĩ Đoàn Yen Linh thứ hai từ trái qua, Bác Mười Út Trà Ôn và tác giả bài viết. Ảnh do Anh thuê người chụp tại chùa Xá Lợi nhân một cuộc họp lớn vào năm 1991)

                   Nhân kỷ niệm 30 năm  khai sơn Thiền Viện Phước Hoa và mừng xuân Di Lặc  PL 2560 – DL 2016, chư tăng Thiền Viện có  in thiệp chúc xuân,  lấy  bốn câu thơ  đề tặng lúc trước của nghệ sĩ Đoàn Yên Linh làm chủ đề chính, đã tạo hiệu ứng  cảm xúc lung linh trước hết về công ơn  kiến lập của cố Hòa Thượng Viện Chủ Thích Thông Quả, trong  giới xuất gia và tại gia; đặc biệt  với anh chi em văn nghệ sĩ  vốn từng có gắn bó, chia ngọt xẻ bùi  theo từng giọt mồ hôi lo toan trăn trở của cố Hòa thượng cùng chư tăng trong suốt chiều dài 30 năm cơ nhọc đã qua. Sau đó  là sự  hoài niệm  ngậm ngùi  cho chính tác giả bốn câu thơ  đề tặng đó : Nghệ sĩ ngâm thơ Đoàn Yên Linh .
Panel-nghesy-Doan-Yen-Linh
                                        (ảnh 2: Bìa thiệp xuân  Thiền Viện phước Hoa với  bốn câu thơ đề tặng của  Đoàn Yên Linh).
 

                      Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh tên thật là Nguyễn Đức Lợi (từ đây xin dùng từ Anh), sinh năm Kỷ Mão - 1939 tại Dĩ An, Bình Dương nhưng có nguyên quán  tại làng Đa Sỹ, Hà Đông, Bắc Phần. Vốn  có tâm hồn yêu thơ ca nên ngay từ thửo ấu thời đã từng tham gia nhiều hoạt động văn nghệ địa phương qua giọng ngâm truyền cảm đặc biệt của mình. Dù khi trưởng thành, một thời gian dài  làm thư ký cho Tòa Án nhưng  hoạt động  căn bản của Anh vẫn chì là thơ ca dấn thân, chưa một lần ngừng nghĩ. Vào những năm của thập niên 60, Anh đã khẳng định được  tên tuổi trong  hoạt động thơ ca chuyên nghiệp, đặc biệt qua làn sóng phát thanh của đài Sàigòn. Khi nghệ sỉ Hồng Vân  thành lập nhóm Mây Hồng - nhóm thi nhạc đầu tiên chuyên hát nhạc phổ từ thơ, thì thế đứng của Anh thêm vang xa. Cũng từ đó mối thâm giao nghệ thuật giữa Anh và nghệ sĩ Hồng Vân luôn gắn kết cho  đến tận sau này. Sau năm 75 mối thâm giao đó trở  nên ý nghĩa hơn khi tất cả đã dành  thời gian hoạt động thơ ca rất lớn cho Phật pháp, và được nhiều  người kính trọng hơn, trong đó có  người viết bài này.

 

                       Từ năm 2006 về sau Anh đã  nhiều lần bị đột quỵ do tai biến mạch máu não, một thân  một mình chóng chọi với  bệnh duyên. Tuy nhiên nhờ công đức kiến  lập bằng giọng ngâm  trầm ấm, xuất phát tự tấm chân tình nơi chốn Già Lam nên Anh  được bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trong và ngoài nước ân cần  trợ duyên rất tận tình. Từ một người chăm nuôi bệnh được thuê để túc trực  chăm lo cho Anh cho đến khi trực tiếp người em  duy nhất của Anh là Ông Lộc  thay phiên nhau lo lắng để Anh  không cảm thấy trống vắng ở ngưỡng cửa tử sinh. Nghệ sĩ Hồng Vân - người bạn thân thiết gắn bó rất lâu dài trong sự nghiệp  ngâm thơ của Anh và là người chị  rất đỗi thân yêu của chúng tôi, trong những tháng ngày này, sau mỗi chuyến ngâm thơ  biểu diễn ở đâu, nhóm của Chị lại trích ra một phần để góp tặng  cho Anh. Nhưng rồi  khi đã đã mãn duyên trần, không còn vấn vương thế sự, Anh lặng lẽ ra đi, trút bỏ lại tất cả những gì  tác tạo được trên  thi văn trong lòng  mọi người hâm mộ !

 

                          Vâng ! Anh đã từ trần từ lâu rồi ! Anh từ bỏ tất cả để ra đi trong thanh thản, không một  lời từ biệt , không một tiếng  trách hờn. Có lẽ Anh muốn  giọng ngâm của mình còn phảng phất trong  những nơi  từng biều diễn, nhất là muốn  hình ảnh  và tấm lòng của mình mãi còn hiện diện trong các buổi  văn nghệ ở các chùa...và  còn nhiều lắm công lao thầm lặng của Anh mà giờ đây dường như chỉ  có mỗi một vòng hoa tang mang hai chữ Không Không !.

 

                         Buồn lắm và cảm thấy  có lỗi với  hương linh Anh! Với  nhiều người có lẽ  thốt lên một vài câu  như thế câu cũng  giúp giảm nhẹ phần nào sự ái náy trong lòng, nhưng với mình, và cũng có thể có nhiều  bạn bè anh em khác nữa chưa hay về sự ra đi của Anh, thì niềm  ray rức không chỉ dừng lại  nơi đó mà  còn tràn đầy  những  kỷ niệm giòn tan trong tiếng cười, trong cách sống của Anh mỗi khi gặp gỡ, dù bất luận nơi cửa thiền không hay trong bữa tiệc  gia đình đầm ấm hoặc bên trong cánh gà sân khấu  buổi văn nghệ chùa xa. Nhưng cũng “giận lắm” Thiền Viện Phước Hoa bởi mạnh dạng  tỏ lòng tưởng nhớ Anh trong  ngày “tam hợp” (30 năm thành lập Thiền Viện-30 mùa Thành Đạo và  30 mùa xuân Di Lặc) quan trong nhất, bằng bốn câu thơ của chính Anh đã được trích  đầu bài trên, chứng tỏ sự trân trọng  tài nghệ và tấm lòng của Anh nơi náy đối với văn hóa Phật giáo quan trọng hơn tất cả! Với tác giả bài viết, Anh cũng đã từng  đề tặng  với những lời lẽ rất chân tình và thấm đậm thiền vị.


xa-long-tuc-luy
(ảnh3 : bài thơ anh viết tặng tác giả ngày 25/05/1992 và nhờ nhà thư pháp Song Nguyên viết).

 

                        Nhớ hoài, Anh bình dị lắm, đi đâu cũng  kè kè túi vải bên hông, và với chiếc xe gắn máy cà tàng  Anh chở theo ánh mắt chúng tôi biết bao nhiêu là tình cảm bình dị như chính cuộc sống của anh. Cái cung cách  chiếm trọn tình cảm mọi người đó của Anh đã giúp  anh em  vốn đã ngưỡng mộ chị Hồng Vân lại càng thêm trân trọng chị thêm hơn bởi mỗi khi đi diễn  Anh  thường chở chị ấy sau lưng, đến từng  sân khấu dù  lớn hay nhỏ giữa cuộc đòi. Nói theo nhạc sĩ Thanh Hiệp  là “ Chị Hồng Vân  để Anh Đoàn Yên Linh chở trên chiếc xe  đi diễn như vậy, chứng tỏ cái chất đạo tình, cái nghĩa tình bình dị rất gần gũi và dễ mến nơi chị rất lớn, rất đáng kính trọng, không như  mốt số  ca sĩ, nghễ sĩ nổi tiếng khác”. Và thật sự như vậy, ngày nay  anh em vẫn rất  kính trọng và nhìn chị Hồng Vân bằng ánh mắt chan chứa  thân tình chưa bao giờ vơi cạn. Một người chị - một nhân cách nghệ sĩu lớn trong lòng chúng tôi.

hop-mat-nghe-si.Voi-chi-Hong-Van-2
                                                 ( ảnh 4: ca sĩ-NSUT Hồng Vân với tác giả bài viết tại Thiền Viện Phước Hoa).

 

                           Anh mất rồi, những anh chị em  văn nghệ sĩ Phật giáo chúng tôi vẫn luôn đau đáu về một hình ành thân thương, tràn ngập tiếng cười  mỗi khi có Anh  bên cạnh. Anh tạo ra tiếng cười thoài mái cho anh em  để rồi khi ra đi Anh  để lại  bao nhiềm niềm tiếc thương hụt hầng  có chứa trong đó  nỗi niềm ray rức của chúng em là đã quá vô tình không hay biết cái hung tin  tử biệt mà mình có trách nhiệm phải biết, biết trước hơn người khác. Phải chăng  đó cũng là ước  mong của Anh  rằng có như vậy là để Anh luôn được sống trong lòng mỗi người, mọi người không bao giờ quên Anh, và nữa Anh muốn mọi người còn đây  hảy luôn học thuộc bài học vở lòng về cách tri ơn và nhớ ơn !

 

                            Tạm khép lại những dòng tưởng nhớ này, người viết xin kể về một câu danh ngôn của Victor Hugo (1802 - 1885) treo ở vách ván nhà , mỗi khi Anh đến chơi thường chăm chú đọc và nói với mọi người chung quanh rằng “ Mấy vị thấy không  lòng tốt  cù ở đâu cũng được đánh giá cao hơn tài năng”.  Victor Hugo nói rằng “TRÊN ĐỜI NÀY CÓ MỘT THỨ MÀ TA PHẢI CÚI ĐẦU NỄ PHỤC, ĐÓ LÀ THIÊN TÀI . VÀ CÓ MỘT THỨ MÀ TA PHẢI QUỲ GỐI KÍNH TRỌNG, ĐÓ LÀ LÒNG TỐT” .

 

                         Nguyện cầu hương linh Anh an nhiên nơi miền Tịnh Thổ.

 

                                                     

                                                     Tiết hạ xuân tháng giêng Bính Thân

                                                       Giác Đạo  Dương Kinh Thành

 

                          

 

                      

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 5994)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha có nghĩa là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà đi tu, giữ đủ giới luật của Phật đặt ra, với tôn chỉ tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha, nhằm mục đích giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
19/10/2010(Xem: 6064)
Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác.
19/10/2010(Xem: 6477)
Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
19/10/2010(Xem: 11014)
10 Hiện Tượng Bí Ẩn Trong Lịch Sử Chưa Thể Lý Giải 10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.
19/10/2010(Xem: 9461)
Y phục được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu đối với tu sĩ Phật giáo. Là vật dụng thiết yếu vì y phục giúp che kín thân thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của "nóng, lạnh và ruồi muỗi," chứ không phải vì một mục đích nào khác. Nói cách khác, người xuất gia (cũng như mọi người) không thể không dùng đến y áo, chứ không dùng y áo làm thước đo cho một giá trị nào đó. Điều này hẳn nhiên không hoàn toàn đúng về sau, nhưng ít nhất nó được phản ánh trong giai đoạn đầu tiên.
18/10/2010(Xem: 9842)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
18/10/2010(Xem: 8838)
Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc cónơi bạn.
18/10/2010(Xem: 7436)
Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người.
17/10/2010(Xem: 9326)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
17/10/2010(Xem: 9515)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]