Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật dấn thân là gì

05/03/201608:27(Xem: 5842)
Đạo Phật dấn thân là gì

Bàn tròn "đạo Phật dấn thân"

tại Trúc Lâm Thiền Viện, Villebon Sur Yvette,

ngày chủ nhật 10/1/2016

***

Mở đầu: ý nghĩa của " đạo Phật dấn thân "

___________________________________________

 

Bài này xin chia làm 2 phần :

- Định nghĩa của " đạo Phật dấn thân "

- Dấn thân " xưa " và " nay "; những lãnh vực và hình thái của sự dấn thân.

1) Định nghĩa của " đạo Phật dấn thân "

Đầu tiên, chúng ta phải nhận định ngay rằng thật ra không có đạo Phật dấn thân, mà chỉ có người Phật tử dấn thân. Đạo Phật là một khái niệm trừu tượng, trong khi đó người Phật tử (đi theo đạo Phật như một triết lý hay một tôn giáo) mới thực sự là chủ thể của sự dấn thân.

Như vậy, dấn thân là gì? Dấn thân tiếng Pháp là s'engager. Đạo Phật dấn thân  là " bouddhisme engagé, engaged  buddhism ".

Dấn thân, s'engager bao hàm ý nghĩa đi tới (với préfixe en), một cách tự nguyện, để hành động theo một mục đích, một chủ trương nhất định.

Trong đời sống xã hội, có vô số thí dụ dấn thân, chẳng hạn như cưới hỏi, nhận con nuôi, nhập ngũ tự nguyện, đăng ký học, gia nhập hội, mua nợ, làm việc từ thiện, đi tu, v.v. tất cả có thể được xem như là những hành động dấn thân.

Một từ khác thường được dùng trong đạo Phật là nhập thế: nhập thế tức là đi vào cuộc đời, ngược lại với xuất thế, tức là đi ra ngoài cuộc đời.

Tuy nhiên, khái niệm này có vẻ rộng và mơ hồ hơn. Khi thái tử Siddharta rời bỏ gia đình và cung điện để đi vào rừng sâu tìm chân lý, hành động của ngài là một hành động xuất gia (rời bỏ gia đình) hay xuất thế (rời bỏ thế gian). Sau khi giác ngộ thành Phật rồi, ngài trở về giảng dậy giáo lý của ngài cho mọi người, đó là một hành động nhập thế (đi vào thế gian). Đối với PG Đại Thừa, đạo Phật không cần nhập thế bởi vì nó chưa bao giờ rời khỏi thế gian, cũng như câu " Phật pháp bất ly thế gian giác " (không thể tuệ giác được ngoài thế gian).

Do đó, từ dấn thân có lẽ nên dùng hơn là nhập thế, bởi vì nó rõ ràng và ít gây tranh cãi hơn.

2) Dấn thân " xưa " và " nay ". Những lãnh vực và hình thái của sự dấn thân 

Dấn thân là một khái niệm mới, xuất hiện từ thập niên 1960, nhưng hiểu một cách khác cũng là một khái niệm .

- Đầu tiên là sự dấn thân cá nhân.

Tất cả những ai xin làm đệ tử của đức Phật, nguyện theo Tam quy, Ngũ giới, đều là những người dấn thân. Dấn thân theo nghĩa bước tới, tự nguyện đi theo con đường giải thoát vạch ra bởi đức Phật. Từ những đệ tử đầu tiên của đức Phật cho đến chúng ta ngày hôm nay, đặc biệt là các vị xuất gia, đều là những người dấn thân.

- Sau đó là sự dấn thân cho đoàn thể, cho Tam Bảo.

Sự phát triển, truyền bá đạo Phật trên thế giới, qua bao nhiêu thế kỷ, gặp bao nhiêu nền văn hóa, cũng trải qua nhiều khó khăn, va chạm và đòi hỏi ở các thế hệ Phật tử nhiều cố gắng dấn thân, hy sinh, vất vả.

Và mỗi khi Phật giáo bị Pháp nạn, lâm nguy hay bị đàn áp, ở mọi nơi và trong mọi thời đại, thì các Phật tử cũng bắt buộc phải dấn thân để bảo vệ nó. Dấn thân ở đây có nghĩa là đứng lên tranh đấu cho sự sống còn của đạo Phật, bằng những phương tiện ôn hòa, bất bạo động.

- Dấn thân cũng có mục đích là chấn hưng, cải cách đạo Phật.

Ngay từ khoảng 1-2 trăm năm sau khi đức Phật diệt độ tại Ấn Độ, đã có một sự tranh chấp nẩy ra giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến, đưa tới sự xuất hiện của Đại Chúng Bộ rồi Đại Thừa, phân chia đạo Phật ra làm nhiều trường phái khác nhau. Sự dấn thân của các thế hệ Phật tử đó vừa đứng ở bên phía những nhà cấp tiến, tác giả của các Kinh Đại Thừa, vừa đứng ở bên phía những người bảo vệ giáo lý ban đầu của đức Phật. Nhờ đó, đạo Phật mới giữ được tính chất nguyên thủy, đồng thời trở thành phong phú, đa dạng như ngày hôm nay.

Vào tiền bán thế kỷ 20, bắt đầu xuất hiện một số phong trào canh tân đạo Phật :

-  phong trào tranh đấu cho bình đẳng xã hội của ông Bhimrao Ambedkar tại Ấn Độ, chống lại sự kỳ thị tầng lớp " không được chạm tới " (intouchable hay dalit), dẫn tới sự cải đạo hàng triệu người dalits theo đạo Phật và khơi dậy đạo Phật nơi đây.

- phong trào chấn hưng đạo Phật, khởi xướng tại Trung Hoa bởi Thái Hư đại sư, nhằm cách mạng " giáo lý, giáo chế và giáo sản ", và tại Việt Nam, bởi Sư Thiện Chiếu, và các cư sĩ Lê Đình ThámThiều Chửu.

- Sự dấn thân trong xã hội ngày hôm nay

Từ hậu bán thế kỷ 20, do sự gia tăng chiến tranh và những biến đổi chính trị, xã hội, môi trường, cùng với sự toàn cầu hóa, đã có một dạng dấn thân mới xuất hiện, với những nhân vật nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, thiền sư Thích Nhất Hạnh, Trưởng lão Maha Ghosananda, ông Sulak Sivaraksa, thiền sư Bernard Glassman

Phong trào dấn thân này còn được gọi là đạo Phật dấn thân trong xã hội (bouddhisme socialement engagé), đưa tới sự thành lập của những hội đoàn quốc tế, như " Ái hữu Hòa bình Phật tử " tại Mỹ, và " Mạng Quốc tế Phật tử Dấn thân " tại Á châu.

Nói chung, sự dấn thân trong xã hội này gặp nhau ở một số mục đích chung :

- vận động cho hòa bình, kêu gọi ngừng chiến

- chủ trương đối thoại và cảm thông giữa những con người, thuộc quốc gia, dân tộc, truyền thống, tôn giáo khác nhau

- tranh đấu cho sự bình đẳng giữa các dân tộc, giới tính, tầng lớp xã hội, cho tự do, nhân quyền

- chủ trương bảo vệ, gìn giữ môi trường

- xiển dương những giá trị đạo đức, tâm linh

Và tất cả mọi hành động đều theo tinh thần bất bạo động.

 

Dĩ nhiên, tùy theo mỗi cá nhân và thời cuộc, các nhân vật Phật tử dấn thân trong xã hội này sẽ đặc biệt đặt trọng tâm vào một khía cạnh này hơn một khía cạnh khác.

Có người chủ yếu hoạt động cứu trợ xã hội; có người hoạt động chính trị, lập đảng phái và tham gia vào chính phủ; có người chỉ gây ảnh hưởng lên chính trị, xã hội, bằng lời phát biểu hoặc tác phẩm của mình; có người chỉ đóng vai trò lãnh đạo tâm linh, mặc dầu có những hành động cụ thể, như hướng dẫn những chuyến đi bộ cho hòa bình.

Tuy họ nhận được nhiều sự ủng hộ từ mọi nơi, nhưng cũng có một số chỉ trích đã được đưa ra, cho rằng mục đích đấu tranh của họ, lý do dấn thân của họ, chỉ là một điều không tưởng (utopie), vì không bao giờ đạt được. Bằng chứng là: chiến tranh, khủng bố, đàn áp, bất công, ô nhiễm, vẫn không ngừng gia tăng…

Dĩ nhiên, càng hi vọng nhiều, thì lại càng có thể thất vọng nhiều. Và kỳ vọng ở con người có thể là một điều không tưởng. Tuy nhiên, người Phật tử dấn thân không lấy kết quả làm điều kiện cho cuộc tranh đấu của họ. Họ thanh thản vững tiến trên con đường vạch ra bởi đức Phật.

Và vì có nhiều lãnh vực, hình thái của sự dấn thân, cho nên ai cũng có thể dấn thân được bằng những hành động nhỏ bé hàng ngày, đóng góp vào công trình xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

                                                         

Trịnh Đình Hỷ

10/1/2016

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/05/2013(Xem: 7186)
Thấm thoắt đã tròn 50 năm kể từ ngày nguồn đạo thiêng và hồn sông núi tạo tôn dung Bồ tát. Những gì đã qua, điều nào chưa phai, ai đã quên hay còn nhớ, xin nhắc lại để tình yêu cái đẹp, cái thiêng đời đời bền vững.
28/05/2013(Xem: 7167)
Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.
28/05/2013(Xem: 8429)
Giới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật.
26/05/2013(Xem: 7812)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
26/05/2013(Xem: 11435)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 10666)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
24/05/2013(Xem: 6248)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không
22/05/2013(Xem: 7739)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
21/05/2013(Xem: 10981)
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]