Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thùng bánh mì miễn phí ở Sài Gòn

03/03/201621:12(Xem: 10240)
Thùng bánh mì miễn phí ở Sài Gòn
Thùng bánh mì miễn phí ở Sài Gòn
14/01/2016
***
     Chỉ trong buổi sáng, 150 ổ bánh mì miễn phí trên vỉa hè ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đã hết sạch. Từ ngại ngần ban đầu, thùng mì dần trở nên quen thuộc với nhiều lao động nghèo.
 
Thùng bánh mì miễn phí thu hút người nghèo ở Sài Gòn
    Người Sài Gòn đã quen dần với trà đá, sửa giày, tủ thuốc, cơm... miễn phí. Mới đây mảnh đất phía nam này mới xuất hiện một tủ bánh mì miễn phí lặng lẽ bên lề đường gần 2 tuần nay bên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh, TP HCM). Không có người bán, không ai trông coi, ai cũng có thể sử dụng nếu muốn.
 
Thùng bánh mì miễn phí thu hút người nghèo ở Sài Gòn
    Đây là tủ bánh mì của bà chủ một thẩm mỹ viện trên đường này. Từ tờ mờ sáng, sau khi lò bánh mì đưa 150 ổ đến, nhân viên cho vào từng bao đặt lên tủ ngay trước cửa tiệm.
 
blank
Thùng bánh mì miễn phí thu hút người nghèo ở Sài Gòn
Anh Lương (nhân viên bảo vệ) là người đặt thêm bánh vào tủ mỗi khi hết.
 
Thùng bánh mì miễn phí thu hút người nghèo ở Sài Gòn
    "Những ngày đầu bà chủ đặt 100 ổ nhưng do nhu cầu ngày một tăng họ đã tăng lên con số 150. Buổi sáng hàng ngày có rất nhiều bà con nghèo xung quanh, người lao động nghèo ghé lấy ăn lót dạ", anh nhân viên bảo vệ chia sẻ.
 
Thùng bánh mì miễn phí thu hút người nghèo ở Sài Gòn
    Chị Nguyễn Thị Chín, làm nghề thu mua ve chai qua đoạn đường này đang ghé vào lấy để ăn sáng. Người phụ nữ quê Bình Định cho biết mấy hôm nay chị đã thấy tủ bánh mì này nhưng vì ngại nên không dám đụng vào. Sau khi được nhân viên bảo vệ mời chị rất vui và ấm lòng.
 
Thùng bánh mì miễn phí thu hút người nghèo ở Sài Gòn
    Ông Tư, một lao động tại khu phố ghé tủ, phấn khởi lấy 2 chiếc. Ngoài ra còn có một số người dân sống xung quanh cũng đến lấy bánh về.
 
TThùng bánh mì miễn phí thu hút người nghèo ở Sài Gòn
    Ông Lơ Đình Thảo (56 tuổi, bán vé số) cho biết, thường ngày ông ăn sáng dĩa cơm tấm, ổ mì thịt hết 15.000 đồng, nhiều bữa nhịn cả buổi sáng. Mấy ngày nay, ông đều đến đây lấy cả 3 chiếc về cho cả hai người đồng nghiệp dùng. Dù trên thùng ghi dòng chữ nhưng cả bảo vệ lẫn bà chủ thẩm mỹ viện đều vui vẻ khi những người nghèo lấy hơn một ổ để đủ ấm dạ.
 
Thùng bánh mì miễn phí thu hút người nghèo ở Sài Gòn
Ngoài ra, họ còn có thể xin thêm miếng dưa leo, ít xì dầu cho đỡ nhạt.
 
Thùng bánh mì miễn phí thu hút người nghèo ở Sài Gòn
    Đến khoảng 10h, khi ngăn dưới của tủ bánh đã vơi, nhân viên tiếp tục gọi người của lò bánh gần đó đưa đến bổ sung. Trong thời gian tới, chủ tiệm dự định tăng số lượng lên 200 ổ mỗi ngày nếu vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.
 
Thùng bánh mì miễn phí thu hút người nghèo ở Sài Gòn
    Từ chối chụp hình, bà Lan cười nói: "Việc rất nhỏ mà, trước đây tôi cũng hay đi từ thiện nhưng giờ tuổi đã lớn rồi, không đi được nhiều nên tôi nghĩ đến việc này. Ai lấy cũng được, nhất là những lao động nghèo. Tôi hy vọng có thể bớt chút gánh nặng chi phí, tiếp thêm năng lượng cho mọi người trước khi bước vào ngày mưu sinh vất vả. Như vậy là tôi thỏa lòng lắm rồi".
 
Bánh mì từ thiện và hiệu ứng Domino rất tuyệt tình người
 
February 10, 2016
 
banh mi tu thien
Sau một hồi tần ngần, bà lão nhặt ve chai cười rạng rỡ khi được động viên ra lấy phần bánh miễn phí. 
(Nguồn: saostar.vn)
 
    Ổ bánh mì từ thiện đầu tiên xuất hiện trên đường phố Sài Gòn vào những ngày đầu tháng 1/2016. Từ vỉa hè nơi quận Bình Thạnh, tủ bánh mì từ thiện – 1 người 1 ổ lọt thỏm giữa phố phường, đầy lạ lẫm trong con mắt của nhiều người, đã lan tới quận 1, rồi mở rộng ra Long An, Bến Tre, Phan Thiết, Nha Trang, Hà Nội.
 
1/.  Người mở ‘tiệm bánh mì nhân ái’ đầu tiên ở Sài Gòn là cô Xuân Lan, một phụ nữ đang ở tuổi 50. Hơn nửa đời xuôi ngược, cô Lan chỉ coi “tiệm bánh mì” của mình là một việc rất nhỏ để giúp đỡ và chia sẻ với mọi người.
 
    Mỗi ngày, có khoảng gần 200 cái bánh được đặt vào thùng. Niềm vui của người cho đi thêm nhân đôi, nhân ba khi có thêm nhiều người gọi điện thoại đến để muốn được góp sức cho thùng bánh mì to hơn, bánh mì có chất lượng hơn. Niềm vui của những người nhận cũng nhanh chóng lan tỏa khi mỗi ngày trôi qua lại có thêm những cô cậu sinh viên, những người lao động, người bán vé số, chị buôn ve chai, bác xe ôm,… đến nhận ổ bánh mì lót dạ.
 
    Với cô, “đã là từ thiện thì ai cũng có thể được xin một ổ bánh mì” và dù là tủ bánh mì 1 người 1 ổ nhưng chiếc tù kính trong suốt, sạch sẽ đầy ắp bánh mì bên trong ấy luôn mở rộng sẻ chia, để ai đó lấy thêm cho người thân của họ ở nhà, lấy hộ cho người đồng nghiệp chưa kịp ăn sáng, hay lấy cho những người chưa biết về tủ bánh nhân ái này.
 
blank
Ông Lê Đình Thảo đi bán vé số (quê ở Phú Yên) chia sẻ: “Tôi bị tai biến nhẹ. Đi từ sáng đến giờ vẫn chưa có tiền ăn sáng. Mỗi ngày bán được 100 tờ, gửi tiền về quê phụ vợ làm ruộng nuôi ba đứa con. Có ổ bánh mì ăn cũng đỡ tiền ăn sáng lắm”. 
(Nguồn: phapluattp.vn)
 
    Cảm mến tấm lòng hào hiệp, thương người ấy, chị Hoàng Mỹ Uyên (chủ quán cà phê Người Sài Gòn, quận 1) cũng học theo cô Lan mà nhân rộng tủ bánh mì nhân ái. Vậy là thêm một tủ bánh mới được đặt tại quận 1, đỡ bữa đói cho người nghèo. Mỗi ổ bánh được kèm theo một hộp mứt nhỏ hoặc bơ Anchor, được bọc ni lông cho khỏi dơ, khỏi bụi.
 
banh mi tu thien
Kiệt và Hải tươi cười xếp bánh mì vào tủ để bà con qua lấy ở tủ bánh từ thiện của Câu lạc bộ Thiện Tâm – Long An. 
(Ảnh: phapluattp.vn)
 
    Vẫn là tủ bánh mì nhân ái, nhưng ở Long An lại có những người làm từ thiện theo cách âm thầm, dễ mến. Từ khi tủ bánh từ thiện được mở ra, mỗi ngày đều có những người phụ nữ mang bánh đến rồi vội vã quay xe đi, không nói tên, cũng không để lại địa chỉ.
 
banh mi tu thien
Ngày nào, người phụ nữ… bí ẩn này cũng đến giao bánh mì miễn phí, xong vội vã chạy xe đi ngay.
(Ảnh: phapluattp.vn)
 
    Chia sẻ trên báo Pháp luật, anh Phạm Hoài Phong (nhân viên Công ty Công trình đô thị Tân An, Long An – thành viên Câu lạc bộ Thiện Tâm) kể: “Tụi em khai trương tủ bánh mì từ thiện được bốn ngày rồi, ngày nào cũng có mấy chị đem bánh mì đến ủng hộ rồi đi liền. Tụi em hỏi chị ở đâu, tên gì, mấy chị chỉ cười trừ chứ không chịu nói’’.
 
blank
Sợ bánh khô, các bạn trẻ ở CLB mua thêm sữa và nước tương rưới vào bánh. 
(Ảnh: phapluattp.vn)

 
    Báo Long An viết, nhiều người khi đến nhận bánh mì đã rưng rưng nước mắt xúc động. Có bà cụ bảo: “Bà xin được một ổ bánh hôm qua nhưng không ăn mà đem về cho hai đứa cháu nội. Một ổ chia làm đôi, chúng nó nói bánh mì chan sữa ở đâu mà ngon vậy”… 
 
    Khách hàng của tủ bánh nhân ái này là anh thợ hồ, cô vé số, là ông ba gác, em bé ăn xin… Niềm vui không chỉ dành riêng cho một người mà lan tỏa khiến một góc nhỏ của thành phố thêm tiếng cười. Có bác nhận phần bánh của mình xong, quay sang hỏi người đi cùng: “Mình hỏi mấy chú xin thêm ổ nữa cho anh Tư ba gác được hông?
 
    Minh Hải (18 tuổi) là nhân viên bán hoa cảnh gần đó, cũng tranh thủ giúp anh chị phát bánh mì giúp đỡ những người khó khăn. Hải kể, vào ngày đầu khai trương, có cô, chú đi xe lăn đến nhưng chỉ đứng nhìn chứ không lại lấy vì ngại, “sợ các cô, chú bỏ đi, chúng em đã lấy bánh mì đến trao tận tay”.
 
Theo dự định của nhóm bạn trẻ tình nguyện, qua Tết này các bạn sẽ làm thêm 2 tủ bánh nữa.
 
    Ở thành phố Phan Thiết, con đường Nguyễn Hội từ đầu tháng 1 dường như cũng rộn ràng hơn từ khi xuất hiện tủ bánh mì từ thiện 1 người 1 ổ. Không có người bán, không ai trông coi, mỗi ngày 200 ổ được tiếp vào tủ để người nghèo qua lấy miễn phí. Tủ bánh do DNTN Vận tải hành khách Trung Nga đặt để bà con ghé đến lấy ăn lót dạ.
 
blank
Chủ nhân tủ bánh mì từ thiện mỗi người 1 ổ chia sẻ, đây là việc làm nhỏ nhưng hi vọng sẽ giúp người lao động nghèo tiếp thêm năng lượng cho một ngày làm việc. (Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
 
    Tại Khánh Hòa, chị Nguyễn Cát Tường Linh, chủ nhân tủ bánh mì từ thiện trên đường Lê Thành Phương (TP Nha Trang) rất vui khi chỉ sau 3 ngày đặt tủ đã có nhiều người biết tới, người góp tiền, người để mối bánh rẻ chỉ 1.800 đồng/chiếc.
 
    Không chỉ dừng lại ở một tủ, chị Linh hy vọng có thể kết nối với nhiều mạnh thường quân hơn nữa để mở thêm nhiều điểm bánh miễn phí giúp bà con nghèo.
 
    Ở xứ Bắc, vào những ngày đông tháng 1 lạnh giá, một tủ bánh mì miễn phí cũng đã xuất hiện tại số 96 Kim Mã, Hà Nội (đối diện Nhà hát Kim Mã, cạnh đường Giang Văn Minh).
 
blank
Tủ bánh mỳ ở số 96 Kim Mã, Hà Nội.
(Ảnh: Facebook Ly Xuân Ly)
 
    Trên trang Facebook Ly Xuân Ly, chủ nhân của thùng bánh chia sẻ:
 
Ngày hôm qua chỉ hết 20 ổ, hôm nay (hết) 50 ổ. Còn 1 ổ cuối ngày không ai lấy (nên) mang về ăn. Hy vọng mai con số sẽ tăng lên. Đứng nhìn nhiều người khổ, trời lạnh chân không đi dép lấy cái bánh đứng nhai mà thương. Cầu trời đừng mưa to thế này. Nếu mưa to thế này, có đói mọi người cũng không tới lấy bánh ăn đâu… Niềm vui cuối ngày là nhìn hộp đựng bánh không còn cái nào“.
 
banh mi tu thien
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Trong khó khăn, lạnh giá, những đồng cảm, san sẻ càng trở nên đáng quý hơn. 
(Ảnh: nguoiduatin.vn)
 
    Tủ bánh được đặt từ 8h30 sáng tới 9 giờ đêm. Không chỉ dành cho những người lao động nghèo, chị mong cả những bạn học sinh – sinh viên nghèo, những ai không đủ điều kiện đều có thể qua lấy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2013(Xem: 13480)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 10255)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 8699)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 12613)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 8471)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi với Pháp Danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.
17/10/2013(Xem: 40151)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 30312)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 25953)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41423)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
16/10/2013(Xem: 19498)
Có lẽ, trong thời gian qua, trong cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ dù chưa dư thừa với đa số, nên con người cần một cái gì đó về đạo đức tâm linh, muốn trở về nguồn cội, nên tưởng nhớ nhiều về tổ tiên ông bà mà gần gũi nhất là cha mẹ, anh em huyết thống. Tập sách nhỏ này, tôi viết để tưởng nhớ mẹ tôi, nhưng may mắn trong cái riêng ấy lại hòa nhập được với cái chung của những tấm lòng hiếu kính. Do đó, rất nhiều người tâm đắc muốn có, muốn đọc, có người vừa gọi điện vừa khóc, tôi cũng chạnh lòng nhớ mẹ mà khóc theo, đa số qua điện đàm yêu cầu tái bản, vâng lời, tôi cũng cố gắng tái bản 2 lần rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]