Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về Trong Tỉnh Thức

25/01/201610:46(Xem: 13848)
Về Trong Tỉnh Thức

blank

Namo Sakya Muni Buddha

 

Quán Niệm về Cái Chết

Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết.  Đúng ra, chúng ta nên 

nghiệm về nó hàng ngày. Đức Phật khuyên nên nghĩ về cái chết thường xuyên ( Maraṇānussati )

 vì làm vậy có nhiều cái lợi.Chúng ta hãy xem suy nghiệm về cái chết thì được lợi như thế nào. 

Trước tiên, chúng ta cần nói rõ rằng suy nghiệm về cái chết không có nghĩa chúng ta phải trở nên buồn rầu,

 sợ hãi, bệnh hoạn, hoặc ngã lòng, chỉ muốn tự tử. Không, trái lại khi nghiệm một cách  hiểu biết 

về cái chết chúng ta càng có thể sống một cách hiểu biết và từ bi hơn.

 

Thí dụ: Mỗi khi bực mình khó chịu, tôi thường suy nghiệm như thế này

 (nếu tôi không bị mất tỉnh giác lắm):  "Đời sống rất ngắn, ai cũng sẽ chết đến nơi.

 Vậy gây gỗ cãi nhau với người khác thì được ích lợi gì? 

 

Nổi cơn nóng giận thì được ích lợi gì? 

Hoàn toàn không được gì cả. Tốt hơn là mình nên giữ lòng bình an. 

Cãi nhau hay nổi nóng không giải quyết vấn đề, mà chỉ tạo thêm hận thù phiền toái"

Nghĩ như vậy giúp tôi nguôi lại, tự kiểm soát lấy mình không để bị cảm giác sai lôi cuốn, và quan hệ

 với người khác nhẹ nhàng khéo léo hơn. Đương nhiên điều này không phải luôn luôn dễ làm và đôi khi 

(có lẽ rất nhiều khi) tôi quên đi và bị vướng vào những đại ngôn và xúc cảm quá mức, nhưng khi tôi đã 

tự nhắc được mình về sự ngắn ngủi của cuộc đời và sự phi lý của việc nổi nóng, tôi nguôi lại và ăn nói với

 sự dịu dàng và tự chế. Cũng vậy, khi tôi bị kích động hoặc lo lắng về một chuyện gì đó, tôi tự hỏi:

 

"Lo lắng bồn chồn có được ích gì?

Cuộc đời sẽ trôi qua và cái chết chờ đón tất cả mọi người. Không ai trên thế giới này có thể 

thoát được cái chết. Cái chết làm bình đẳng tất cả mọi người. Do đó, khi còn sống thì tôi nên sống 

cách tốt nhất mà tôi có thể làm được, tức là sống theo đạo pháp, sống với tỉnh giác, sống từng giây

 phút một, từng ngày một, làm hết sức của mình cho ngày đó".Nghĩ minh mẫn như vậy, thì tôi sẽ bỏ 

qua mọi lo lắng và sống một cách nhẹ nhàng hạnh phúc hơn.

 

Hơn nữa, chúng ta có thể suy luận rằng: "Dù có lo hay không lo, tất cả chúng ta đều sẽ già và chết. 

Vậy thà chúng ta già mà không lo lắng thì chẳng hay hơn không!" Đó là điều sáng suốt hơn. 

Không ai có thể chối cãi sống không lo là sướng.  Ngược lại lo nhiều làm chúng ta rút ngắn tuổi thọ,

 gây thêm bệnh và chết sớm. Nghĩ được như vậy cũng giúp chúng ta bỏ qua mọi lo lắng và 

sống hạnh phúc hơn. 

 

Do vậy, suy nghĩ về cái chết một cách hiểu biết thì chúng ta càng bao dung nhẫn nại hơn, 

tử tế dịu dàng hơn, đối với bản thân chúng ta cũng như đối với người khác. Và rồi chúng ta cũng ít 

bám víu vào của cải vật chất, ít tham lam hơn. Vâng, khi chúng ta nhận rõ sự ngắn ngủi của cuộc đời, 

và cho dù chúng ta tích lũy của cải được bao nhiêu, khi chết chúng ta cũng chẳng mang theo được một xu, 

thì chúng ta sẽ ít tính toán hơn. Chúng ta có thể nới lỏng ra và bắt đầu hưởng trọn niềm vui chia xẻ và 

ban bố, yêu thương và quan tâm người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng cuộc đời không phải chỉ là

 tích lũy dành dụm của cải. Chúng ta sẽ thích rộng rãi hơn, chia xẻ và đem niềm vui và hạnh phúc đến 

cuộc đời người khác. Mang lại niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác chính là cái làm cho 

cuộc đời có ý nghĩa và đẹp hơn. Đó mới là điều quan trọng. 

 

Lòng thương yêu và trắc ẩn có thể mọc chồi và nở hoa trong chúng ta giống như một cây đầy hoa đẹp. 

Chúng ta có thể trở thành những con người thật sự tốt đẹp đầy lòng từ bi, đáp ứng bằng cả con tim 

mà không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, v.v… Cuộc đời chúng ta sẽ có thêm ánh sáng mới

 và chúng ta có thể nói mình thật sự hạnh phúc và nhân bản. Và khi cái chết đến chúng ta sẽ không có

 gì ân hận. Chúng ta có thể chết một cách hạnh phúc và an bình, với một nụ cười trên môi.

 

S không bun nhng bui chiu

Khi mình đã Sng rt nhiu.. ban mai..

Như Nhiên -(Yêu và Chết)

 

blank

Về Trong Tỉnh Thức 

 

Em đng mãi loay hoay tìm ch đng

Cn hi mình rng: '' phi Sng làm sao? ''

Vn có đy, nhng người trong thm lng

Cúi xung tn cùng mà hn li thanh cao!.

 

Đi lm lúc vui cũng làm ta khóc,

Mà bun tênh.. vn khiến r môi cười?

Hnh phúc đến t nhng điu bình d

Trong chp chùng mưa nng, gia bun, vui..

 

Đi đau kh vì biến thành nô l

Cho '' hn ma bóng quế '', nhng phù hư..

- Người nghèo khó du tin rng bc b

Còn ta giàu dù.. túi chng mt xu.

 

Em đng mãi đi xa tìm hnh phúc

Hãy yên ngi nhn din chung quanh..

Có đôi lúc thiên đường và đa ngc

Ch cách nhau bng mt si tơ mành..

 

Đi b kh - ta có quyn không kh

Thân buc ràng, ai nht được hn mây?

Lòng thanh thn nim vui tìm bến đ

Kh vì ưa ước hn kiếp lưu đày.

 

Thôi đng mãi băn khoăn tìm l sng

Lý tưởng là... tưởng có lý thôi em!

Sng Tnh Thc gia chp chùng o mng

Hnh phúc theo hơi th đến bên thm...

Như Nhiên - (Thích Tánh Tuệ)

 nirvana flowers blossom bloom flowers gif

x_3b9851b7 photo x_3b9851b7.gif

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2019(Xem: 9464)
Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi vùng đất Đà Lạt- Lâm Đồng quanh năm sương mù giá rét còn được mang tên Đồng Nai Thượng (Province du Haut-Donnaï), bốn bế hoang vu với rừng núi ma thiêng nước độc, với thú dữ đầy hung hiểm, có một tăng nhân tuổi trạc trên hai mươi lăm đã đơn thân lặng lẽ rảo những bước chân chánh niệm tinh tấn khắp lối thấp nẻo cao, khắp vùng sâu chốn vắng, và sau cùng dừng lại giữa một ngọn đồi đầy lau sậy gai cỏ.
15/06/2019(Xem: 6064)
Tôi luôn luôn nói trong cung cách bình thường như bổ sung cho tiếng Anh không lưu loát của tôi. Tôi không thích nghi thức. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng là những con người từ thân thể, tinh thần đến cảm xúc. Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
13/06/2019(Xem: 6076)
Cái đề của bài viết “Giọt Nước Mắt Sa Di”, thoạt nghe, cứ tưởng như tiếng vọng ai hoài của một cuốn phim truyện đầy tình cảm éo le như Dạ Cổ Hoài Lang hay Hồi Chuông Thiên Mụ… vào một thuở xa xưa!
13/06/2019(Xem: 8009)
Chúng tôi đã dành mấy tháng nay để đến với miền quê các tỉnh thành Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh và huyện Đông Anh, Thủ đô Hà Nội. Chúng tôi đến những cánh đồng để quan sát. Mà kết quả là rác nhiều vô cùng. Rác ở đây là túi ni lông, vỏ gói thuốc và vỏ chai lọ đựng thuốc trừ sâu. Tại rất nhiều nơi, hai bên đường và cả dưới kênh, mương, bờ ruộng à vô vàn bịch ni nông đựng rác (không rõ bên trong là loại rác nào). Chúng tôi thật sự bất ngờ về túi ni lông bay khắp nơi, bên bờ ruộng, bên đường làng. Nhiều kênh, mương, sông nhỏ ở một số vùng quê này cũng đã bị ô nhiễm, không thể tắm được như hồi chúng tôi còn nhỏ. Giật mình đau xót.
28/05/2019(Xem: 6296)
Vườn Yêu Thương thực hành hạnh yêu thương với chương trình “ĐIỀU ƯỚC CHO EM” tại Viện Huyết học truyền máu trung ương, Chúng tôi là những thành viên của Vườn Yêu Thương nên luôn thực hành hạnh yêu thương ở mọi lúc mọi nơi, ở bất cứ nơi nào có thể. Chúng tôi là những người con Phật nên luôn thực hành lời Phật dạy. Và chúng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc
27/05/2019(Xem: 9160)
Một hành giả tiến tới Quả Phật như thế nào qua việc trau đồi thiền quán những con đường của động cơ và tuệ trí? Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật trình bày những trình độ của con đường trong một tuyên bố ngắn gọn và thậm thâm, “Tadyata gate gate paragate parasamgate bodhi svaha,” có nghĩa là, “Thật sự là như vậy, tiến tới, tiến tới, tiến vượt tới, tiến vượt tới triệt để, thành tựu Giác Ngộ.”
27/05/2019(Xem: 6619)
Trong Phật giáo có hai loại thực tập căn bản Hiển Giáo và Mật Giáo. Cho đến giờ, chúng ta đang thảo luận về sự thực hành Hiền Giáo. Mục tiêu đặc biệt của Mật Giáo là để cung ứng một con đường nhanh hơn vì thế những hành giả đủ điều kiện có thể phục vụ người khác một cách nhanh chóng hơn. Trong Mật Giáo năng lực của quán tưởng được khai thác để hành thiền trong một sự thực hành gọi là bổn tôn du già. Trong sự thực hành này ta tưởng tượng:
27/05/2019(Xem: 6382)
Vào mỗi lần đại gia đình nhà tôi khi có dịp gặp mặt đầy đủ vào những ngày giỗ lễ lớn quan trọng và phù hợp với School holiday, tôi thường lắng tai nghe các con tôi trao đổi kinh nghiệm sống khi tiếp xúc và xã giao với các bạn bè hay trong công việc của chúng ( hai đứa con tôi mỗi gia đình ngụ tại hai thành phố khác nhau của Australia- Sydney / Melbourne) .
25/05/2019(Xem: 7675)
SỐNG TRỌN VẸN NHƯ THẾ NÀO Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
20/05/2019(Xem: 7838)
Đến tận giây phút này, giờ phút ngồi trước máy tính gõ bàn phím, khi tóc đã bạc sương vào tuổi sáu mươi của đời người ngắn ngủi, tôi vẫn còn nhớ như in buổi học môn Văn của lớp 9/5. Thầy, tôi nhớ không lầm là thầy dạy thế, tạm thời đứng lớp thay cho thầy Xuân mới chuyển công tác, nên cái duyên kết dính với lớp của tôi rất mỏng manh. Buổi học đó thầy giảng đến bài “Các thể loại Thơ”, cứ mỗi thể thơ nhắc đến đều được thầy đưa ví dụ một bài thơ tiêu biểu, và đến thể thơ “Ngũ ngôn” thì thầy đọc ngâm: “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua…”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]