Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày mới nghĩ về lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật

10/01/201619:45(Xem: 6911)
Ngày mới nghĩ về lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật

Ryoichi Kishi 2

NGÀY MỚI NGHĨ VỀ LÒNG TỰ TRỌNG 
CỦA MỘT KỸ SƯ NHẬT 

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

Vừa ngủ dậy, chuẩn bị vào ngồi thiền. Tự nhiên tâm mách bảo cần mở máy tính ra. Một bức email được gửi về từ nước ngoài từ một người thầy của tôi. Mới hơn 3 giờ sáng mà người tôi tỉnh táo lạ kỳ, tâm tĩnh lặng lạ kỳ. Tôi ngồi trong yên lặng để đọc đi đọc lại bức email. Tôi ngồi trong bình an ngắm bức chân dung anh kỹ sư Nhật trong tấm hộ chiếu.



Ryoichi Kishi 1
Chuyện là thế này: Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.

Theo tin tức từ giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, thi thể của kỹ sư Kishi Ryoichi  đã được một nhóm sinh viên tìm thấy tại cổng nghĩa trang thành phố Yalova ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Cảnh sát cho biết Kishi Ryoichi đã tự cắt mạch máu tại tay và cổ. Đồng nghiệp của ông sau đó đã tìm thấy một bức thư để lại trong phòng ông, trong đó viết rằng ông Ryoichi tự lãnh chịu trách nhiệm gây ra tai nạn. Được biết kỹ sư Kishi Ryoichi đã rất suy sụp sau tai nạn này và bỏ đi vào tối hôm chủ nhật.

Cây cầu đang được thi công này sẽ nối liền hai thành phố Izmit và Yalova ven biển Marmara. Cây cầu đang xây dựng là một trong những cầu treo dài nhất thế giới, với chiều dài 3km và chi hết hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Theo dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2017, sẽ làm giảm đáng kể thời gian đi lại trên đường men theo vịnh Izmit.

Tin cũng cho biết rằng công trình đã có một hư hại nhỏ vào ngày thứ bảy trước đó, khi cuộn dây cáp dẫn đường (pilot cable) được sử dụng tạm thời khi xây dựng lối đi trên cầu đã bị đứt và rớt xuống biển. May thay không hề có thương vong nào và giao thông trên biển chỉ bị gián đoạn trong một khoảng thời gian ngắn.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bàng hoàng với tin tức này vì tai nạn không gây thiệt hại lớn và rất may là không có người thương vong.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ tai nạn xảy ra tại các công trường thi công là khá phổ biến, đặc biệt trong năm 2014 đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử đất nước này tại một mỏ khai thác khoáng sản, cướp đi sinh mạng của 301 người. Tuy nhiên không ai đứng ra chịu trách nhiệm trong những tai nạn như thế.

Người dùng mạng xã hội tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang rất thương cảm với với người kỹ sư Kishi Ryoichi này. Rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của ông Ryoichi và một số người mong muốn cây cầu được lấy theo tên ông. Dưới đây là một số lời bình luận trên mạng Twitter mà bạn tôi gửi cho tôi. Mong bạn cùng tôi đọc thật kỹ những tâm sự này:

“Kishi Ryoichi, một con người thật đáng kính. Chúng ta sẽ không bao giờ quên tên ông”.

“Khi sợi dây cáp của đất nước này bị đứt, không ai từ chức. Khi sợi dây cáp trên cầu bị đứt, Kishi Ryoichi đã tự vẫn”.

“Cây cầu nên được đặt tên là Kishi Ryoichi Nhật Bản để chúng ta hiểu được từ ‘đáng kính’ nghĩa là gì”.

“Có người thấy rằng điều này thật đáng cười, bởi vì chúng ta đã quen nhìn thấy người gian trá và không biết xấu hổ. Nhưng trên thế giới này có một điều gọi là ‘lòng tự trọng'”.

Câu chuyện vẫn đang gây chấn động tại Thổ Nhĩ Kỳ còn ở Việt Nam câu chuyện về kỹ sư Kishi Ryoichi đang gây chấn động trong tâm tôi. Tôi ngồi lặng yên nghĩ về từ TỰ TRỌNG. Tôi ngồi trong im lặng, trong mùi thơm của hương và trầm nghĩ về thế gian này. Tôi lắng nghe tiếng đồng hồ tích tắc trên tường và theo dõi hơi thở để nhắc mình sống tốt nhất có thể.

Chuyện anh kỹ sư Kishi Ryoichi làm tôi trân quý cuộc đời mình hơn, rằng mình cần phải sống có ích, sống tự trọng mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút giây. Cuộc sống rất quý giá, nên cần tháo mặt nạ ra để sống thật với chính mình. Mặt nạ có đeo thì cũng có đeo mãi được đâu.

Tôi ngồi dưới ánh đèn mờ ảo của sớm mai, của giờ Dần để hướng tâm về anh Kishi Ryoichi. Tôi nguyện cầu cho tâm hồn đẹp với lòng tử tế và tự trọng cao này được siêu về cõi lành. Tôi ngắm bức ảnh anh Kishi Ryoichi trong ánh sáng mờ mờ ảo ảo mà thấy anh là 1 bậc thầy lớn của chính tôi. Người Nhật có quá nhiều thứ để học. Tôi đã đi Nhật nhiều lần và lần nào cũng có những bài học quý. Sớm nay ngồi ở nhà mà lại may mắn có thêm một người thầy nữa: anh kỹ sư Kishi Ryoichi.

Tôi ngồi kiết già và phóng giật tâm về những điều thiện mà mình đã làm bao năm qua. Hùng ơi, thiện và ác gần nhau lắm. Hùng ơi, những điều thiện cậu đã làm có nhiều hơn những điều ác cậu đã gây ra hay không.

Thật thú vị rằng anh kỹ sư Nhật Kishi Ryoichi 51 tuổi. Vậy là anh bằng tuổi tôi. Hoặc nếu có chăng anh hơn tôi đúng 1 tuổi.

Hôm qua tôi nhận được email của em Quỳnh là học trò của tôi. Không biết em sưu tầm hay kiếm đâu ra những câu hay thế này. Tối hôm qua tôi cũng đã ngồi tư duy, nghiền ngẫm kỹ những câu do Quỳnh gửi đến. Nay gửi lại để bạn và tôi, chúng ta cùng ngẫm thêm nữa nhé.

1. Nửa đời người, tôi học được, có những việc mình phải buông xuống khi mình đã chẳng còn có thể níu kéo!

2. Nửa đời người tôi học được, có lắm lúc mình chùn chân mỏi gối nhưng vẫn phải cố gắng gượng dậy.

3. Nửa đời người tôi học được, công danh có thể làm mình tự hào nhưng nó sẽ không là mãi mãi.

4. Nửa đời người tôi học được, đúng và sai chỉ đơn giản là hai thái cực do con người đặt ra.

5. Nửa đời người tôi học được, đớn đau rồi sẽ qua, điều quan trọng là mình có dám đối diện hay không?

6. Nửa đời người tôi học được, đời người là hữu hạn nên không cần chứa chất hận thù mà hãy chan hòa bằng tình yêu thương, sẻ chia.

7. Nửa đời người tôi học được, kinh nghiệm sống không phụ thuộc vào số năm mình đã sống, mà nó phụ thuộc vào cách mình đã sống những năm qua.

8. Nửa đời người tôi học được, mỗi ngôi sao trên trời có vẻ đẹp riêng của chúng và mỗi người có thể tỏa sáng theo cách rất riêng của mình.

9. Nửa đời người tôi học được, người đời có thể dè bỉu mình khi họ muốn, có thể tâng bốc khi họ cần.

10. Nửa đời người tôi học được, tiền tài có thể làm mình hạnh phúc nhưng người ta nói: khi bạn nhắm mắt, thứ bạn đem đi được chỉ là những gì bạn đã cho đi.

11. Nửa đời người tôi học được, tình yêu sẽ không vĩnh cửu vì có ngày tình yêu ấy sẽ phôi pha.

12. Nửa đời người tôi học được, trong cuộc đua mình có thể không về đầu và điều còn đọng lại trong lòng người là cái cách mà mình kết thúc con đường ấy dù cho có thương tích.

Nguyện chúc cả nhà ngày mới thật bình an. Đã gần bốn giờ sáng rồi. “Một ngày cốt ở giờ dần mà ra”. Chúng ta cùng ngồi thiền nào.

Thc dy ming mm cười
Hai mươi bn gi tinh khôi
Xin nguyn sng trn ven
Mt thương nhìn cuc đi

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Photo lấy từ Erhan Erdogan/Anadolu Agency/Getty Images)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2021(Xem: 6366)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6397)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5554)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 3891)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 3980)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4742)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4751)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5127)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5275)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
22/01/2021(Xem: 6549)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]