Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật tính của chó

19/12/201519:55(Xem: 8739)
Phật tính của chó

Cẩu Tử Phật Tánh

(Phật tính của chó)

*

Phỏng theo sách Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Lê Huy Trứ


Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư  Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình.  Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn.  Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không?  Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.

Con cho co phat tanh

Figure 1 Chó và Thiền Sư

Tuy nhiên, theo tài liệu khác của Thiền Sư Trung Hoa tập 1, có một vị tăng đến hỏi Thiền Sư Triệu Châu: “Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh hay không?” Thiền Sư Triệu Châu trả lời: “Có.” Vị Tăng hỏi: “Tại sao con chó có Phật tánh mà lại chui vào đãy da như thế?” Thiền Sư Triệu Châu nói: “Vì biết mà cố phạm.”   Chó biết [anh minh] tự có Phật Tánh mà cố tình vi phạm [vô minh] chui vào đãy da...chó?  Thiện tai!  Thiện tai!

Con cho co phat tanhFigure 2 Thiền Sư Chó


Nhân tiện đây, nói về một chữ Vô (không) của thiền sư Triệu Châu, nếu đọc trong Triệu Châu Lục, rõ ràng là thiền sư đã trả lời “không” (Vô) để đối lại với “có” (Hữu) mà thôi.

Nguyên điển chép thế này: Có người học thiền hỏi: Con chó cũng có Phật tính chứ?

Sư đáp: Không đâu. (Tiếng Việt chúng ta chỉ có một chữ Không thay vì vô, phi, bất, mậu như tiếng Tàu cho nên rất khó diễn tả rốt ráo tánh Không trong Phật Giáo)

Người học thiền: Trên từ chư Phật dưới tới con kiến, ai ai cũng có Phật tính, cớ sao con chó lại không?  Đa nghi! Đa nghi!

Sư: Vì nó [cũng như chúng sinh, THL] còn vướng cái nghiệp (những vọng tưởng phiền não như tích, dục, tăng, ái.)  Đại nghi?  Đại nghi?

Trong 48 Tắc Trong Vô Môn Quan, bản của tham học tì khưu Di Diễn Tôn Thiệu, Tắc số 1: Con chó của Triệu Châu [Triệu Châu Cẩu Tử.] 趙州狗子, Chữ Vô về sau của Triệu Châu (Triệu Châu Vô tự) thành ra không phải là cái Vô đối ứng với Hữu (hữu-vô-vô hay tương-đối-vô) như trong câu chuyện trên. Cắt mất phần sau lời đối đáp của nguyên điển, trong công án, nó được hiểu là cái Vô tuyệt đối (tuyệt-đối-vô.) Công án này có mục đích giúp cho bản thân người tu hành thể nghiệm được “cái Vô của phương Đông.”  Nó không phải là cái Vô của đời Đường, thời đại Triệu Châu, mà là cái Vô của đời Tống đến sau, tức thời đại Ngũ Tổ Pháp Diễn!  Chính vào khoảng thời gian đó, hình thức gọi là “công án thiền” (khán thoại thiền) mới được thành lập vững vàng, cho nên công án về sau còn được gọi là những “ám hiệu mật lệnh” dưới trướng Ngũ Tổ.

Triệu Châu Cẩu Tử là một công án nổi tiếng.  Hai học tăng hỏi cùng một vấn đề mà thiền sư Triệu Châu trả lời hai lối khác nhau, có khi nói không, có khi nói có, không khác phương pháp chữa tâm bệnh của Đức Thế Tôn. Tiếc rằng, nếu có một học tăng thứ 3 đặc cùng câu hỏi như trên thì Đại Sư Triệu Châu sẽ tịnh khẩu (noble silence) đúng với tinh thần trung đạo của Phật Thừa.

“Tính là tình như không mà có, tình là tính mà có cũng như không.”

Thực ra, có và không chỉ là một nghĩa, một mà là hai, hai mà là một, như hai mặt của một đồng tiền, dù sao cũng không thể đem có, không mà tách rời ra, không thể đem có, không phân làm hai thứ mà giải thích.  Bát-nhã Tâm kinh nói : “Vì không có sở đắc, nên Bồ-tát …”  Đó là nghĩa này.  Tiền nhân nói, “Kẻ đại nghi ắt sẽ đại ngộ” nhưng chó không biết đại nghi là vì cớ ấy.

Có và không, không thể dùng ý thức mà hiểu được, như chó nằm mộng, chỉ tự mình biết chứ không thể nói với ai được.  Như nuốt cục xương lớn, nhả ra không được, nuốt vào không trôi, sạch hết tính chó má mới chuyển thân làm người phàm tục được.

Người đời đối với hai chữ có, không đều dùng hai cách phân biệt nhị nguyên (dualism) để giải thích, cho rằng có, không là đối đãi nhau, phải quấy chẳng đồng, phân chia thiện ác, đó là không biết được con đường về, đáo bỉ ngạn, chưa nhận ra cội gốc bản lai diện mục của mình.

Trở lại câu hỏi: Con chó có Phật tánh không? Phật tánh không thể dùng có không để nói. Thiền Sư Triệu Châu bất đắc dĩ nói có nói không, chẳng hay chúng ta có nhận ra nghĩa trung đạo có, không chăng?  Cho đến bây giờ đa số đều không để ý đến cái ý viên diệu (non-dualism) này trên mới có một rừng công án ‘có không’ sôi nổi chứ như tôi đã nói ở trên nếu có một học tăng thứ 3 hỏi cùng câu hỏi để Thiền Sư Triệu Châu im lặng không trã lời thì mọi chuyện đã sáng tỏ từ khuya và dĩ nhiên cái câu chuyện thiền này chẳng có công gì để mà án xữ.

Những điều tam sao thất nghĩa trên cho thấy Thiền Sư Sùng Sơn cũng có lẽ, hơi có vẻ, hơi sùng sùng ý đấy?  Thế nào đi nữa thì cũng tội nghiệp cho kiếp làm chó cứ bị con người luôn đổ tiếng oan là biết mà vẫn cố phạm làm chó.  Thật ra làm chó còn có nghĩa hơn nhiều người.  Mà mấy ông thiền sư này chắc đã làm chó mấy đời rồi, biết chó có những vọng tưởng phiền não như tích, dục, tăng, ái, mới trả lời được dùm cho chó?

 

Cẩu tử Phật tính,

Toàn đề chính lệnh.

Tài thiệp hữu vô,

Táng thân thất mệnh.

Phật tính của chó,

Đề tài chính đáng.

Mới bàn có, không,

Đã toi thân mạng.

 

Theo ngu ý thì nên đặc câu hỏi như thế này:

 

Có vị học tăng hỏi :

- Con Người có Phật tánh không ?

Sư không cần suy nghĩ đáp :

- Không!

Học tăng nghe xong bất mãn, nói :

- Trên từ chư Phật, dưới đến loài côn trùng đều có Phật tánh, vì sao con Người không có Phật tánh?

Sư giải thích:

- Vì nghiệp thức che đậy.

Lại có học tăng hỏi:

- Con Người có Phật tánh không?

Sư đáp:

- Có!

Học tăng này cũng không bằng lòng cách trả lời mâu thuẩn như thế, cho nên phản đối:

- Đã có Phật tánh, tại sao chui vào đãy da hôi thúi của con người?

Sư giải thích :

- Vì biết mà cố phạm.

Lại có học tăng khác hỏi :

- Con Người có Phật tánh không?

 

Sư: Ohm!

 

Sư quá khổ vì cái đám đần độn, vô minh này nên đi ngủ sau khi ăn trái ‘khổ qua’ quá đắng.  Để rồi thì khổ cũng sẽ qua đi. Khổ qua! Khổ qua!

Tổng quát, khi nào công án là vấn đề chung của nhân loại, kết cục nó chỉ là chuyện học đòi bắt chước nghi án lịch sử của người khác.  Ít người tự ý thức được vấn đề một cách nghiêm chỉnh trọng đại có thể liên quan và ảnh hưởng đến mình. Trong trường hợp của cá nhân khi mà công án chưa trở thành vấn đề của chính mình và tự ý thức được vấn đề nghiêm chỉnh và trọng đại cho chính mình thì cái câu hỏi lẫn câu trã lời đều là ba que mách qué, tối nghĩa, như bắt chước nghi án của chó. 

‘Y ý chó giải nghĩa, tam thế chó oan.  Ly chó nhất tự tức đồng người thuyết.’

Lê Huy Trứ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2012(Xem: 13251)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
18/09/2012(Xem: 13115)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
14/09/2012(Xem: 22197)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
14/09/2012(Xem: 8911)
Tất cả những pháp môn tu chỉ nhằm chuyển hóa tâm thức, vì chỉ có chuyển hóa tâm thức. Nhìn trên căn bản, mỗi người tu Phật cần thực hành hai phương diện. Thứ nhất, hành giả phải có khả năng rút khỏi xã hội một thời gian nhất định nào đó, có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm... Thứ hai, có khả năng đem những kinh nghiệm từng trãi nơi tịnh tu vắng vẻ cống hiến lại cho cuộc đời, cho những người hữu duyên và cho chính cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta. Như hơi thở ra và hơi thở vào, cả hai đều cần thiết như nhau. mới phổ độ chúng sanh một cách chân thật.
14/09/2012(Xem: 9274)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
12/09/2012(Xem: 6722)
Đã có một trong những sự phát triển sâu xa , xuất hiện từ thế kỷ 20 , tác động đến đời sống của hàng tỷ người , nhưng vẫn chưa được chú ý rộng rãi . Bên cạnh những biến đổi đầy ấn tượng về chính trị và xã hội , những phát triển về khoa học và công nghệ , cùng những hệ thống mới trong lãnh vực vận tải và truyền thông , các sử gia tương lai chắc chắn sẽ quan tâm đến sự tự do tương đối . Họ sẽ nhận thức rằng chính sự tự do tương đối đã trước hết diễn dịch rồi sau đó định hình cho cá tính của từng con người ; cuối cùng mang lại quyền tồn tại cho loài người . Tuy những yếu tố quen thuộc tạo nên tự ngã , như là tính cách sắc tộc , khu vực định cư , dòng dõi , gia đình …vẫn hiện diện , nhưng những yếu tố đó không còn quan trọng vì một chuỗi những yếu tố độc đặc mới xuất hiện trong thế kỷ 20 . Cho nên khi đã hoàn toàn chấp nhận các ý niệm dân chủ tự do như một bản chất thực nghiệm làm nền để xác định ý nghĩa của việc làm người , hiếm khi chúng ta xem xét những ý niệm đó đã làm biến đổi hình th
12/09/2012(Xem: 7701)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?
11/09/2012(Xem: 8251)
Người Phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát.
01/09/2012(Xem: 12596)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]