Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật Mà Không Chịu Trưởng Thành

18/12/201509:09(Xem: 7518)
Học Phật Mà Không Chịu Trưởng Thành

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)

NHẶT LÁ RỪNG XƯA
Tủ sách Huyền Không Sơn Thượng

(Phật lịch 2558 – 2015)

Học Phật Mà Không Chịu Trưởng Thành

Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp. Nhưng nói chung, chúng chạy theo hai khuynh hướng, hướng xấu ác và hướng tốt lành.

Xã hội ngày nay, chư vị thức giả, trí giả đang báo động tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của các giá trị tinh thần. Những chuẩn mực về đạo đức, luân lý, tình thương, lẽ phải, điều thiện, cảm thông, tha thứ, nhân nghĩa... đang bị xơ cứng, xói mòn, lệch chiều, điên đảo... Chưa bao giờ nhân loại đứng trước hiểm hoạ diệt vong khi những chuẩn mực nêu trên bị “con người” tìm cách xoá sổ như ngày nay. Cả thế giới, nước nào cũng tăng cường vũ khí huỷ diệt. Rồi chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh, ma tuý, buôn người, buôn nội tạng, vô cảm, trơ lì, độc ác, bạo tàn, gian ác, dối trá, mưu sâu, kế độc... hằng ngày hằng giờ diễn ra khắp mọi nơi. Một vài đất nước an lành, an toàn, an vui... còn sót lại trên thế giới, cụ thể là nước Bhutan, một quốc gia coi như trăm phần trăm theo đạo Phật thì tợ như viên ngọc Như Ý giữa sa mạc lòng người, lòng đời; thật là ngàn năm có một, phải đáng cho nhân loại này suy gẫm cạn sâu.

Đạo Phật đúng là một đứa con đã trưởng thành của nhân loại. Do đã trưởng thành nên nó phát triển những tố chất, phẩm chất của nhân tính để đi lên, để thăng hoa; và nó loại trừ, làm cho giảm trừ, tiêu mòn, tận diệt những tính chất xấu ác bản năng luôn đeo bám nặng nề đưa tâm thức đi xuống ngang bằng với các loài thú, có kẻ còn tệ hơn cả loài thú!

Vậy, người học Phật phải lớn, phải trưởng thành; nếu không, chúng ta sẽ rùng mình, lạnh gáy khi đọc câu kinh Lời Vàng số 152 mà đức Phật đã khiêm khắc, răn đe, dạy bảo:

“- Kẻ kia kém học, ít nghe

Nở nang, cường tráng, to bè như trâu

Lớn lên, đống thịt lớn mau

Nhưng mà trí tuệ có đâu lớn cùng?!”

(Appassut’āyaṃ puriso

balivaddo va jīrati,

maṃsāni tassa vaḍḍhanti

paññā tassa na vaḍḍhati)

Phải lớn, trí tuệ phải lớn! Chứ không phải là lớn phần vật chất, phần thịt hoặc phần xấu ác, bản năng! Mà nếu muốn có trí tuệ lớn thì năm năng lực tâm linh cùng tiếp sức đi chung với tuệ (tín, tấn, niệm, định, tuệ) cũng phải biết lớn theo! Và nếu nghiêm túc xét theo tiêu chí ấy thì đa phần trong chúng ta, những người tu Phật, nhất là cận sự nam nữ, vẫn còn là trẻ con, những con người chưa chịu lớn, chưa chịu trưởng thành.

Con nít thì ai nói gì tin nấy, bạ đâu theo đấy! Cũng vậy, có một số Phật tử nghe có một ông đạo hay một người thầy giỏi nào đó thì ùn ùn đổ tới. Một dạo như Thanh Hải, một dạo như Duy Tuệ... và có cả hằng chục “đạo sư”, “giáo chủ” không biết ở đâu xuất hiện với danh xưng pháp sư, đại pháp sư được quảng cáo trên một số trang mạng là người ta lại như lên cơn sốt chầu chực mong được ban phước lành. Họ có cả những bùa chú, pháp ấn linh nghiệm trừ tà đuổi quỷ, đem đến an lành, hạnh phúc; và họ có cả năng lực đưa linh hồn đến nơi giải thoát nữa! Có nơi còn quảng cáo, là niệm cái này cái kia thì siêu độ tất thảy. Thiện ác, ngu trí gì cũng siêu độ được tất. Cả hai trường hợp nêu trên đều khỏi tu tập làm gì cho mất công! Vậy mà người ta cũng tin thì không gọi là trẻ con là gì!

Còn nếu là người lớn, trưởng thành thì người ta tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin nhân quả nghiệp báo, tin luân hồi tử sanh, tin Tứ Diệu Đế (nghĩa là tự mình thấy khổ, nguyên nhân khổ, diệt khổ và con đường diệt khổ).

Trẻ con thì sợ doạ ma, doạ quỷ, doạ ông “kẹ”! Cũng vậy, tương tự vậy, một số Phật tử gặp những giảng sư, pháp sư, “ta-bà sư” nào đó hù doạ nếu không theo ông, theo cách tu hành của ông hoặc không để ông mở luân xa cho thì sẽ bị ma quỷ quấy nhiễu làm cho điên loạn. Hoặc, có vị luôn tìm cách doạ thiên hạ bằng cách chỉ nói cái khổ của địa ngục; và phải lập đàn tràng để ông cúng lễ cho thì cha mẹ nhiều đời mới được vãng sanh!

Thế mà hằng ngàn Phật tử cũng tin, tuân theo răm rắp thì không là còn quá trẻ con là gì? Nếu là một Phật tử lớn khôn, trưởng thành về trí tuệ thì họ biết rằng, chính tôn giả Mục Kiền Liên, bậc thượng thủ của giáo hội, là thần thông đệ nhất cũng không có khả năng cứu độ mẹ, mà phải nhờ vào năng lực của đức Phật cùng chư đại thánh tăng, sau mùa an cư chú nguyện cho mới được, do “cộng lực” của tâm thanh tịnh! 

Trẻ con thì luôn luôn tìm chỗ để nương tựa nơi cha nơi mẹ nơi ông nơi bà nơi anh nơi chị. Khi đói, khóc lóc đòi ăn. Khi đau, khóc lóc nhờ cha, cậy mẹ. Cũng vậy, rất nhiều cận sự nam nữ của chúng ta khi làm ăn xuôi chèo mát mái thì thôi, nhưng khi gặp tan nạn, ốm đau, rủi ro, lụn bại gia sản, hoặc do muốn chồng con thăng quan tiến chức, đỗ đạt, qua cơn thương vụ làm ăn hiểm nguy... thì họ cũng “khóc lóc”, cũng tìm nượng tựa nơi thế giới huyền bí u linh nào đó! Họ xì xụp khấn vái, van xin, cây đa, ông táo, điện này, chùa kia để Trời, Thần, Thánh, Phật gia hộ, độ trì cho. Đây cũng là trường hợp trí tuệ chưa trưởng thành. Tại sao vậy? Bậc trí thì nhớ lời đức Phật dạy trong kinh Lời Vàng số 160:

“- Tự ta bảo hộ cho ta

Có ai nương tựa gần xa mà cầu!

Tự mình chế ngự làm đầu

Khó khăn điều phục, gắng lâu cũng thành!”

(Attā hi attano nātho

ko hi nātho paro siyā,

attanā va sudantena

nāthaṃ labhati dullabhaṃ).

Con nít thì thường không biết đâu hiểm nguy, đâu an toàn. Nó có thể vui chơi hồn nhiên, vô tư nơi những vật nhọn, vật cháy, vật nổ... Đến khi “cái quả” giáng đến có thể sinh nhiều tai nạn, hung hoạ, tật nguyền và có thể cả tử vong. Cha mẹ dù có quan tâm, lo lắng, đau buồn thì chuyện cũng đã xẩy ra rồi! Cũng vậy, là thế gian này. Bình thường, con người họ làm tất cả mọi việc, không từ nan cả việc xấu ác, gian dối... mục đích là kiếm cho thật nhiều tiền. Họ lân la, kề cận, “vô tư, hồn nhiên” tỉnh bơ bên xì ke, ma tuý, đao kiếm, mãi dâm, hối lộ, tham nhũng, quyền chức, bạc tiền, địa vị... đến khi bi lao tù, hình ngục, thân tàn ma dại... thì cũng là chuyện đã rồi! Chuyện đã rồi là khổ, là đau, là ăn năn hối hận, là nhà tan cửa nát! Thế thì đa phần họ sợ “quả” chứ không biết sợ “nhân”. Một số người tu Phật cũng nằm chung trong tình huống trên. Rất nhiều người khi hanh thông, thành đạt thì không chịu tu hành; đến khi “hữu sự” do những nhân xấu đã làm trong quá khứ, quả đau khổ đến, họ mới chịu đi chùa nghe pháp, nghe kinh, bố thí, làm phước.  Nghĩa là cũng sợ quả chứ không sợ nhân. Bồ-tát, bậc trí thì trái lại. Cho nên khế kinh có nói: Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.

Con nít thì thích màu mè, xênh xang hình thức, trống đánh, kèn thổi, vui chơi nhảm nhí. Thì xã hội, con người ngày nay cũng vậy. Cứ đám đông ồn ào, nhảy múa, ca hát, đá banh, sao này sao kia thì ùn ùn tung hô, cả trăm fan ngàn fan, tự đánh bóng, quảng cáo rầm rộ... chẳng hề trưởng thành trong nhận thức, trong tư cách, trong văn hoá! Nhan nhản chuyện khoe áo quần, ăn diện, xe cộ, các vòng... hợm hỉnh, vô duyên của những con người không chịu lớn, à có lớn, lớn phần thịt, phần bản năng, phần động vật bên trong! Tại chỗ này, tự dưng tôi nhớ da diết, tâm cảm câu thơ của cụ Tản Đà: “Dân hai nhăm triệu ai người lớn. Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”. Đúng vậy, toàn là trẻ con đang nhảy múa, hò hét, vui chơi nhãm nhí xung quang chúng ta! Nói người lại nghĩ đến mình, Phật giáo mình. Rất nhiều người, cả tu sĩ và cư sĩ cũng đều là còn trẻ con như thế. Có những ngôi chùa màu sắc loè loẹt, sặc sỡ, điện chớp nháy xanh đỏ trắng vàng thật là vui mắt! Ta còn thấy trong những đại hội Phật giáo thế giới, có một số tu sĩ không phải nước mình, ăn mặc “phức tạp” hình thức, trình diễn khăn này, quàng kia, áo trong, áo ngoài, dây mũ, dây lưng, dây cột đủ thứ... lạ lùng như phường hát tuồng! Lại nói đến các lễ hội. Càng lễ hội tưng bừng chừng nào thì người ta chen chân không lọt, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Lại còn chùa nào có đàn ca xướng hát thì Phật tử mới đông, mới có tiền cúng dường! Có nơi, nghe nói, có “ta-bà sư” còn bắt ấn, múa ấn, cứ mỗi ấn múa là mười lăm triệu. Nhiều ấn chừng nào có phước chừng đó; và như thế những vong linh mới siêu độ được! Ôi, nhiều lắm, kể không hết đâu. Nhưng nói tóm một câu: Vậy mà người ta cũng làm được, tin được thì không là trẻ con thì gọi là gì?

Con nít thì thích bắt chước. Người lớn làm sao thì chúng bắt chước như thế. Nào là bắt chước ăn mặc, tô môi, độn đủ thứ, chuyển giới, cách đi đứng, hát hò, nhảy tưng tưng, khoe thân, khoe những phần phản cảm... mà lại hí hửng, hãnh diện... bằng ta bằng người! Còn được gọi là văn hoá, văn minh, hiện đại, tiên tiến nữa chứ! Trong giới Phật giáo thì cái tính bắt chước cũng đang báo động. Các ông sư Thiếu Lâm múa võ tưng bừng có “thương hiệu làm ăn đàng hoàng” thì đâu đó giới tu sĩ cũng xem võ học là một cách tu! Đâu đó có mấy nhà sư Đại Hàn lên sân khấu biểu diễn ca nhạc kịch thì có người cũng đem vào nhà chùa để ca vũ nhạc kịch như ai! Thấy mấy ông pháp vương, pháp sư Tây Tạng nào đó đem những mạng đà-la, những cách mật truyền gì đó thì ta cũng có người bắt chước huyền huyền bí bí để nhát thiên hạ, lôi kéo tín đồ... mới là thời thượng! Những vị thiền sư chân chánh ở Miến, ở Thái nhiều năm tu học trong rừng sâu, sau đó, lấy kinh nghiệm tu chứng bản thân để dạy yếu chỉ minh sát cho người có duyên khai tâm mở trí. Thấy hay, thế là người ta bắt chước. Một số tu sĩ, cư sĩ mới tu học đâu từ “mới đầu hôm cho đến sáng”, bảnh mắt ra, đã bắt chước thành thiền sư để dạy thiền minh sát nơi này nơi nọ. Thấy người ta “phồng xẹp” cũng bắt chước “phồng xẹp”. Thấy người ta đi kinh hành “dở à, bước à, đạp à!” cũng bắt chước “dở à, bước à, đạp à!” Hiện trạng này cũng nhiều lắm! Đủ mọi loại bắt chước. Băt chước giống chùa Tàu, chùa Đài Loan, chùa Nhật, chùa cung đình! Có nhiều “Đại Tự” nổi danh trên báo mạng, trên thông tin du lịch, tôi đến thăm xem, tay cầm máy ảnh... đi một vòng... không biết chụp cái gì, đành bỏ không, ra về. Vì tôi không thấy đâu là sự tinh tế của nghệ thuật kiến trúc, cũng không thấy đâu là hồn Việt, hồn thiền... chỉ thấy “hồn vật chất” hoành tráng, đường bệ, ngạo nghễ, phô cái đại bản ngã ra cho thiên hạ khâm phục, ca ngợi bạc tiền, công phu, vĩ đại! Ở đâu đó thường thích cái to lớn, vĩ đại, kỷ lục này, kỷ lục nọ... bắt chước chẳng khác chợ đời! Ôi! Cái loại con nít, chưa chịu trưởng thành này kể sao cho xiết!

Còn nữa, con nít thì mau quên, cái gì vừa làm tức thời là quên ngay! Nó phá nghịch cái gì đó, cha mẹ la rầy hoặc trách mắng... một vài lần cũng không ăn thua. Đôi khi phải đánh đau, nó mới nhớ! Cũng vậy, rất nhiều người tu Phật cũng còn tính trẻ con như thế. Vừa xin giới hoặc vừa nguyện cái gì đó trước Tam Bảo – nhưng rồi, lúc ra chợ, gặp bạn bè lôi cuốn, thế là quên giới, quên lời nguyện ngay! Có trường hợp khác, những lời khuyên dạy sống đời trong lành, hiền thiện của thầy, của kinh pháp, có thể học thuộc lòng... nhưng tập khí quá mạnh, lôi cuốn vào đường xấu, vẫn chưa tỉnh. Đến khi nghiệp báo trổ quả, đánh cho những đòn đau, khi ấy mới nhớ, mới tỉnh. Thế không gọi con nít là gì!

Khái quát như thế cũng tạm đủ. Thế gian này, như vậy, đa phần chúng sanh chưa chịu trưởng thành. Giới tu Phật cũng thế, không chịu làm người lớn. Đáp ứng và nhu cầu. Nhu cầu và đáp ứng. Đói thì tìm vú mẹ. Trẻ kêu khóc là do bụng đói, hãy cho nó cái ăn! Làm ngang đó và thoả mãn ngang đó. Không chịu lớn khôn hơn để thấy sâu, thấy rộng về nhân, về quả, về tâm, về nghiệp, về tín, về tuệ. Rốt ráo hơn tí nữa là phải thấy lý duyên sanh, thấy khổ và nguyên nhân khổ để diệt khổ mới xứng đáng làm người lớn, người con trưởng thành trong giáo pháp của đức Sakyā Gotama lịch sử!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2013(Xem: 6775)
“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài” Diệu Tịnh
14/12/2013(Xem: 13344)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 8931)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35574)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10600)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
13/12/2013(Xem: 12904)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 9018)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
13/12/2013(Xem: 13880)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
13/12/2013(Xem: 12255)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
12/12/2013(Xem: 10259)
Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC. Phim do Sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng và tường thuật và diễn giải sâu sắc về Cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay... Phụ tá với Sử gia Bettany Hughes, có Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich Đại học Oxford.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]