Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu Theo Tánh Của Mỗi Người

18/12/201509:08(Xem: 8229)
Tu Theo Tánh Của Mỗi Người

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)

NHẶT LÁ RỪNG XƯA
Tủ sách Huyền Không Sơn Thượng

(Phật lịch 2558 – 2015)

Tu Theo Tánh Của Mỗi Người

 

Như đã đề cập ở một bài viết trước, chúng sanh có sáu tánh là tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh tầm, tánh tín và tánh trí; chúng đi suốt trong dòng sống (bhavaṅga) của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta xem tánh nào vượt trội thì tạm gọi là tánh ấy, chứ chúng thường trộn lẫn tánh này và tánh khác khó nhìn ra chân tướng.

Trong đời sống tu tập, tôi thường chiêm nghiệm mình và người, nhất là những người tôi quen hoặc những người tu học xung quanh tôi. Suốt mấy mươi năm qua, bây giờ tôi có thể đưa ra một vài tâm tánh đặc biệt, vài nhân vật đặc biệt, muốn chia sẻ đến những người tu học, để ai cũng có thể tự soi chiếu mình, âu cũng là những bài học giác ngộ cho tất cả chúng ta.

Bây giờ tôi xin kể về “hành trạng” của một người, mà theo tôi, đây là trường hợp tánh tầm (Vitakkacarita) cộng với tánh trí (Ñāṇacarita).

• • •

Anh ấy là một nhà thơ khá lớn, một thời là bạn của cố thi sĩ B.G. Nhà thơ của chúng ta sống lãng đãng phong trần, lang thang vô trụ xứ, ăn gì cũng được, ngủ đâu cũng được. Tiếng đàn ghi-ta của anh rất hay; và giọng ngâm thơ thì lạ lùng vô kể. Khi hứng lên, giọng ngâm của anh lê thê buốt giá, nó xúc động đến cả tầng sâu vô thức; nó mang nỗi buồn thiên cổ, nó chuyên chở cả hư vô và cả muôn tình cỏ cây hoa lá, trăng sao và cả cỏ rác bụi bặm nhân gian. Anh như một “hài nhi tóc bạc” sống giữa cuộc đời, rong chơi là chính, không toan tính, không mặc cả, không mưu đồ lợi danh! Quả thật là tuyệt phải không?!

Vào khoảng năm 1879-1980, khi tôi đang ở chùa Huyền Không, Nham Biều, bên sông Bạch Yến, nhà thơ lãng đãng ghé chơi. Vốn quen biết nhau đã lâu nên tôi mời anh ở lại, tạm gác giang hồ, nghỉ ngơi tịnh dưỡng môt thời gian. Thuở ấy, chúng tôi lao động tay chân nương vườn để có cái ăn, thấy việc gì là anh cũng ra tay làm giúp. Chừng mươi hôm sau, anh xin tôi cho anh được cạo đầu xuất gia. Tôi nói:

- Anh tu thì tốt rồi, quý hoá rồi. Nhưng anh tu ở đâu thì được nhưng ở đây thì không được đâu.

Anh cười:

- Tui tu được mà!

- Tôi biết anh đọc rất nhiều kinh sách, sử truyện, nghiên cứu thiền, cả tu thiền nữa; nhưng “cái mệnh của anh là mệnh đi”, có ngồi yên một chỗ được đâu! Muốn tu thì phải làm giới tử, làm công quả, suốt vài ba năm không được đi đâu. Nó “bó chân” khó lắm đó!

Thấy anh cứ nằng nặc đòi tu cho bằng được, tôi bèn đưa ra một “thách thức”:

- Ở kia có cái phòng. Anh chỉ cần ở đấy, đọc kinh, đọc sách, hành thiền, ngủ nghỉ gì tuỳ ý. Cơm ăn hằng ngày có mấy chú mang giúp cho. Nếu anh ở yên đấy được một tuần, tôi sẽ làm lễ cho anh nhập chúng tu học ngay!

- Đồng ý! Sư hứa đó nhé!

- Vâng!

Thế rồi, nhà thơ của chúng ta thua cuộc. Mới ở được ba bốn hôm gì đó, thì anh đã hành lý tay nải bỏ đi lúc nào không ai hay biết. Tôi quen tính khí của anh nên biết anh đi đâu. Có thể anh thèm một vài hơi rượu cho khí nó bốc lên. Có thể anh thèm đám đông, thèm ca hát, thèm ngâm thơ trước một nhóm bạn nào đó, tăng hoặc tục, thi hữu hoặc văn hữu. Cũng có thể anh đang lang thang từ chùa này sang chùa khác, luận bàn triết lý, tư tưởng Đông Tây; hoặc nói về thơ, yếu tính của thơ, sự bất lực và trò chơi của ngôn ngữ, tính mệnh của ngôn ngữ! Đôi khi, anh kể về những tháng ngày ngủ đình, ngủ miếu, ngủ chợ, ngủ chùa, ngủ tại đại học Vạn Hạnh cùng BG. Mà ở đâu, anh cũng được quý thầy hay một số bạn bè nhà thơ yêu mến và đón tiếp.

Bẵng đi một thời gian, tôi nghe tin anh đã xuất gia với một phái thiền tông; và tôi cũng nghe thầy tu hành rất “kịch liệt”. Sở dĩ tôi nói vậy là vì, có vài ba lần gặp thầy ở Sài Gòn, và Huế. Lần thì thầy say sưa nói về pháp môn “biết vọng không theo”. Lần khác thì thầy nói, “cái biết” nó trật rồi! Tại sao vậy? “Cái biết!” Lúc nào cái biết cũng xuất hiện, khi ăn, khi ngủ, khi đại tiêu tiện, khi cử động chân tay, khi đi lui, đi tới. Mệt quá! Nó ù lì ở đó, trong óc! Dường như cái biết ấy nó làm chủ mình, mình nô lệ bởi nó, thoát ra không được! Thế rồi, lần khác nữa, thầy nói, tui bỏ rồi, tui bỏ cái biết ấy rồi, người tui giờ khoẻ re!

Tuy nhiên, tôi biết, trước thầy cũng kẹt, mà sau, thầy cũng kẹt, khó trở về “Bình thường tâm thị đạo” của lão sư Nam Truyền, khó trở lại quê nhà “Thân, thọ, tâm pháp” như thực được! Sư huynh của tôi, thiền sư VM - cố gỡ giúp hai cái kẹt ấy nên có làm tặng thầy một bài kệ:

- Vô minh hà biệt minh,

Ly trần hựu đồng trần;

Bất tri vân hà đạo,

Vi thánh diệc vi nhân.

Rồi đặt luôn cho thầy một biệt danh, hy vọng là đúng “chân dung” như người: Minh Trần Đạo Nhân! Cái tuyệt diệu ở chỗ là 4 chữ sau của 4 cấu thơ hình thành nên minh trần đạo nhân ấy! Sau khi đọc lại bài kệ thơ trên cho tôi nghe, thầy nói: “Tui thấy rồi! Không đi đâu nữa, mà cũng không đến đâu nữa. Tất cả đều đại toàn ở đây và bây giờ!”

Tôi mừng cho thầy nhưng tự trong thâm tâm, tôi vẫn “cố chấp”, vẫn nghĩ: “Chưa đâu! thầy vẫn còn đi đấy! Lang thang vẫn là cái mệnh của thầy mà!” Sau này, gặp thầy vài ba lần nữa, mà cái câu của đức Phật, định nói, mà tôi vẫn quên chưa nói được với thầy: “Không bước tới, không dừng lại, Như Lai ra khỏi bộc lưu!”

Tính, mệnh của thầy là “dòng sông”, còn trôi, còn chảy; đúng như bài thơ “Chén trà nhớ những dòng sông” của thầy. Và thuở đó, tôi vẫn nhớ thầy, thương thầy nên có làm một bài thơ đáp lễ, có mây câu đầu:

- Thương anh đội mộng lên đàng

Để ta lặng lẽ trăng vàng non quê

Mải đi, bóng nhỏ không về

Kiếp như mây bạc còn mê dặm hồng

“Chén trà nhớ những dòng sông”

Chân cầu ở lại, thu phong lạnh lùng

Dẫu sương khói vẫn vô cùng

Dẫu quan cách vẫn tình chung một trời...

Đại khái là vậy. Sau này nhiều lần gặp thầy trong hình tướng đầu tròn, áo vuông. Thầy dịch kệ thiền của chư tổ thiền tông. Thầy viết những tập sách nhỏ. Và đi đâu đó, hội chúng nào đó, thầy dạy thiền cho người ta. Đệ tử của thầy nơi này và nơi khác đủ sức giúp thầy ăn cơm gạo lức muối mè. Nhưng lang thang vẫn là cái mệnh. Không ở đâu lâu được. Có lần thầy nói, sau này, sư cho tui một cái cốc, chắc tui về đây ở thôi. “Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự” mà! Rồi thầy cười ha ha! Tuy nhiên, tôi cũng biết, đó chỉ là “cái hẹn của mây gió phiêu bồng” mải rong chơi thiên nhai hải giác! Sau này thầy mất tại Hà Nội - thì cũng đang trên đường!

• • •

Trở lại vấn đề tâm tánh. Nếu thuần là tánh tầm thì xấu. Tánh tầm là tâm luôn lao xao phóng dật, luôn tìm kiếm từ đối tượng này sang đối tượng khác không ngừng nghỉ. Đêm nằm, tâm trí cũng cứ chạy nhảy không yên. Tâm viên, ý mã đích thực là cái tánh tầm này, đồng thời nó hay ức đoán, phê phán, đánh giá nọ kia. Thường không nỗ lực một hướng đi trọn vẹn, một mục đích trọn vẹn; không có việc gì chu đáo, trọn vẹn. Dễ hoà mình với đám đông, thân thiện với đám đông, đôi khi không có đám đông thì buồn, không chịu được.

Tuy nhiên, “nhà thơ và vị tỳ-kheo” của chúng ta, tánh tầm này có cộng với tánh trí  nên dù lao xao, không ở yên, luôn tìm kiếm, luôn ra đi nhưng vẫn nằm trong quỹ đạo hướng thiện, chơn chánh. Và giải thoát của thầy là không có chân trời nào cả, một cõi nào cả; và ngay chính thế gian bụi bặm ngũ trược này nó vẫn là “ly trần hựu đồng trần!” kia mà!

Đấy là giải mã của tôi, có lẽ là không lệch lạc bao nhiêu về “chân dung” một người đã ra đi, mà hồn sương, hồn khói, hồn thơ, hồn thiền còn dập dờn, lãng tử phiêu bồng ở đâu đó nơi những chân cầu, nơi những dòng sông, nơi những quán trọ... cùng với những tinh hà nhật nguyệt... Mà vấn đề “Tử sinh đại sự” đã giải quyết xong chưa thì tôi vẫn không dám trả lời, sợ tụt lưỡi, vì người mê nói giác thì cái giác ấy cũng là mê vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/02/2016(Xem: 5780)
Được sự phát tâm lành từ quí vị, vào hôm mồng 4 Tết (Feb 11-2016) chúng tôi đã thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một mái trường làng không tường vách đơn sơ. Đây là một ngôi trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Chúng tôi đã cố gắng để các em nhỏ em nào cũng có quà của quí vị cho. Hiện nay trường có 3 lớp học với tất cả là 154 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India.
16/02/2016(Xem: 5596)
Một chàng thanh niên thuộc giai cấp nô lệ hạ tiện, là giai cấp thấp nhất ở Ấn Độ, đang gánh phân đi trên con đường làng. Hôm đó đức Phật theo thứ lớp đi khất thực không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, Ngài bình đẳng đi hết xóm này đến làng khác và tình cờ gặp chàng gánh phân. Vì quá sợ sệt nên anh ta né qua đường khác nhưng trong lòng vẫn ao ước và tiếc nuối “biết đến bao giờ mình mới được như các Ngài”. Đang trong vòng suy nghĩ miên man, anhkhựng hẳn người bởi trước mặt anh là một bóng hình từ ái, trang nghiêm với ánh hào quang rực rỡ. Anh hoảng hốt định quay đầu bỏ đi vì sợ bị bắt nhưng Phật từ bi cất tiếng, “này chàng trai trẻ
13/02/2016(Xem: 7306)
Phước đức là phước báo, hạnh phúc có được nhờ đức hạnh. - Từ tâm đức và hạnh đức ấy mà con người nhận lãnh phước báo.
10/02/2016(Xem: 8424)
Xuân - Tết Bính Thân đã về trên quê hương Việt Nam và đã có mặt nơi cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ: California, Houston, New York, Washington... Đồng hương Phật tử trong vùng San Diego County đã cùng Pháp Thuận Thiền viện chào đón một mùa xuân an bình, thịnh vượn và lắng động tâm hồn trong năm mới với hương Thiền ngào ngạt ngát Tâm đăng mỗi người trong bầu không khí của Thiền môn.
10/02/2016(Xem: 6590)
Đầu xuân kính chúc mọi người - Cát tường như ý vui tươi mỗi ngày - Luôn luôn tỉnh giác đừng say - Sống đời đơn giản đừng bày biện ra -
10/02/2016(Xem: 8363)
Từ Úc Châu, Hoà Thượng Thích Minh Hiếu - Bậc Tôn túc Lãnh đạo Phật Giáo Úc gởi Thư Chúc Tết đến Pháp Thuận Thiền Viện:
09/02/2016(Xem: 8288)
Khánh Hòa: Linh Phong Cổ tự đón giao thừa KH-khoalechonKH-htthichchivien miên huong Đúng 0 giờ, giao thừa, ngày mùng một Tết Bính Thân, Linh Phong Cổ tự toạ lạc trên đồi Trại Thủy đường Hải Đức, phường Phương Sơn, tp.NhaTrang, tỉnh Khánh Hòa, trong không khí trang nghiêm, nghi ngút khói hương trầm quyện tỏa, ba hồi chuông trống bát nhã linh thiêng trầm hùng vang vọng khắp đất trời đón mừng ngày đầu tiên của năm mới...năm Bính Thân, Mừng Xuân Di Lặc…
07/02/2016(Xem: 5947)
Ngày cuối cùng của năm tôi thường ngồi một mình. Người ta mê rượu, mê bia, tôi thích uống trà. Trà độc ẩm ngày cuối năm thú vị lắm. Ngồi một mình ngẫm về 1 năm trôi qua. Thời khắc chuyển giao này linh thiêng vô cùng. Ít nhất là đối với tôi.
06/02/2016(Xem: 7457)
Thế giới loài người có vẻ như vừa thức dậy, vươn vai làm bạn với nhau trên đường từ thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21. Sự phát minh những phương tiện truyền thông đại chúng như điện thoại, vi tính, điện thoại thông minh, máy thu hình điện tử và các trang mạng xã hội đã làm cho hành tinh xanh nầy dần dần có khả năng biến thế giới thành một “làng địa cầu”.
06/02/2016(Xem: 6478)
KHI CÒN LÀ MỘT cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên, vì sự thực tập về bất bạo động áp dụng không phải chỉ với con người mà đến tất cả chúng sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]