Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thử Bàn Về Trí & Ngu

18/12/201509:02(Xem: 7091)
Thử Bàn Về Trí & Ngu

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)

NHẶT LÁ RỪNG XƯA
Tủ sách Huyền Không Sơn Thượng

(Phật lịch 2558 – 2015)

Thử Bàn Về Trí & Ngu

 

Có một “truyện cổ Khờ-me”, như sau:

“- Ngày xửa, ngày xưa có ông vua, một đấng minh quân, cùng với mấy vị quan trọng thần rong thuyền ngoạn du sông nước. Trời nắng như đổ lửa, dòng nước ngược chảy xiết nên những người phu chèo đầm đìa mồ hôi, mặt mũi đỏ au, ráng tận sức lực để chèo đẩy con thuyền đi.

Nhìn mấy vị quan cận thần của vua nằm ‘ngơi’ trong mái che, có mấy cô thị nữ đẹp như tiên hầu trà rượu, anh trưởng phu chèo phơi mình giữa cái nắng nóng như thiêu đốt, tựa hồ ngồi trong chảo rang, tức giận nói nhỏ với người bên cạnh:

- Thật chẳng công bằng chút nào cả. Mình cũng là người như họ, cũng là thần dân của vua, nhưng sao mình khổ thế này mà họ lại sướng thế cơ chứ?

Tiếng ấy tuy nhỏ nhưng nhà vua nghe được. Khi thuyền ghé bến một ngôi đền nguy nga, tráng lệ, mọi người được nghỉ để dùng cơm trưa. Vua và các quan trọng thần được ăn những món sơn hào hải vị, còn những phu chèo thì mỗi người tự lôi ra một đùm cơm với thức ăn khô trộn mắm sẵn. Anh trưởng phu chèo lại bực mình, nói nhỏ:

- Xem họ kìa! Một bữa ăn của họ, mình dành dụm một năm không ăn thua! Sao bất công vậy trời!

Vô tình, tiếng nói ấy cũng lọt vào tai vua. Lát sau, bỗng có tiếng ồn ào rồi có tiếng một bầy chó sủa vang inh. Vua đã có dụng ý nên đi đến nói nhỏ với người trưởng phu:

- Ngươi hãy lên trên xem có chuyện gì mà ồn ào dữ vậy?

Người trưởng phu hối hả chạy lên, một hồi trở  xuống:

- Tâu bệ hạ! Có mấy con chó mà ồn ào vậy đấy!

- Thế có bao nhiêu con?

Người trưởng phu lại chạy lên, lát về báo:

- Dạ, có bảy con ạ!

- Thế chó đực hay chó cái?

Người trưởng phu lại chạy lên rồi chạy xuống:

- Thưa, bốn con chó đực và ba con chó cái ạ!

Vua lại hỏi nữa:

- Thế lông chúng màu gì ông có biết không?

Người trưởng phu lại cất công lên và xuống nữa:

- Tâu bệ hạ! Lông chúng màu đen, vàng và trắng ạ!

Đức vua mỉm cười:

- Ngươi ngồi đây, trẫm thưởng một chén rượu!

Rồi vua bước vào bên trong thò cây quạt đánh thức một vị quan còn trẻ, đang ngủ:

- Này, ông lên trên kia xem cái gì mà ồn ào vậy?

Vị quan kia thung dung bước đi, lát sau về trình:

- Tâu bệ hạ! Có bốn con chó đực và ba con chó cái gây ồn ào. Mấy con chó con thì màu trắng, đen và nâu còn mẹ nó thì màu đen xám. Đấy là đàn chó của người giữ đền, thấy khách đến, chúng sủa um lên như thế đó!

Bây giờ, nhà vua mới quay sang người trưởng phu, chậm rãi nói:

- Ngươi lên xuống cả thảy bốn lần mới có thông tin về bốn câu hỏi của trẫm! Còn ông quan này chỉ đi một lần mà lấy đầy đủ thông tin còn nhiều hơn ngươi. Đây là lý do tại sao ông ta làm quan, còn ngươi chỉ làm phu chèo, mặc dù ai cũng là người cả! Vậy từ nay đừng than cuộc đời là không công bằng, là bất công nữa nhé!”

• • •

Thấy nội dung câu chuyện rất có ý nghĩa nên cách đây mười mấy năm, tôi thử đem áp dụng trong đời sống sinh hoạt của tu viện.

Có hai chú bé ở thôn Đồng Chầm, Hương Hồ sang chùa xin tu học, đều là con nhà nghèo khổ thiếu cơm thiếu áo. Nhìn sơ về “nhân tướng” thì rõ ràng cái “gène” di truyền và dư nghiệp xấu ác từ quá khứ đã hiện rõ trên mặt mũi chúng nên chắc hẳn cũng khó mà thông minh sáng láng, có trí, có tài được. Nhận những chú bé nầy mà rèn giũa để trở thành những “sứ giả Như Lai” trong mai hậu thì quả thật, còn khó hơn “mài sắt nên kim”. Mà thôi kệ, hãy cho chúng gieo một chút duyên lành cũng là việc nên làm của nhà chùa. Mà quả thật vậy, cả ba thôn làng nghèo khổ quanh vùng như Long Hồ, Ngọc Hồ, Hương Hồ gởi con cháu đến tu học có năm lên tới 22 trẻ, tuổi từ 10-11 đến 14-15. Chùa sắm đến 22 chiếc xe đạp cho chúng đi học hằng ngày. Chỉ vài năm sau, do hoàn cảnh này, hoàn cảnh khác chúng về nhà gần hết và 22 chiếc xe đạp cũng tiêu tùng luôn, do chúng phá phách, do chạy ẩu đứt phanh rơi xuống hố hoặc hư đâu quăng đó...

Trở lại chuyện hai chú điệu. Một chú có vẻ rất khôn, lanh có pháp danh là CH. Đ; một chú lại rất dại, chậm, có pháp danh là CH. N. Để thử “trí”  hai chú điệu, hôm nọ, nghe phía bìa rừng ngoài có tiếng chặt cây (thường là chặt trộm), tôi bảo điệu CH. N. (chú chậm chạp):

- Con ra xem tại sao lại có tiếng cây đổ?

Lát sau, trở vào, chú thưa:

- Bạch thầy, người ta chặt cây!

- Ai chặt?

CH. N. lại chạy đi một hồi rồi về thưa:

- Dạ, ông Ất, người ngoài đội 7.

Tôi hỏi tiếp:

- Thế họ chặt cây to hay cây nhỏ.

Điệu lại chạy đi một hồi nữa mới có lời đáp:

- Dạ, cây to!

Tôi mỉm cười:

- Thôi, cảm ơn con, con đi ra ngoài chơi, nhân tiện gọi điệu CH.Đ (chú lanh lẹ) vào cho thầy có việc.

Điệu CH.Đ vào, tôi cũng bảo tương tự.

Điệu CH.Đ đi hồi lâu mới về, rồi thưa:

- Bạch thầy, cái cây “lười ươi” hoa đỏ đẹp nằm bên tảng đá góc đường, chú Ất chú chặt rồi. Con hỏi, tại sao cây của chùa mà chú lại chặt? Chú Ất nói: “Ối chào! Rừng chùa cả vạn vạn cây, tôi đói, tôi nghèo, tôi chặt một cây về làm củi thì đã chết ai nào! Nhà chùa thì phải có lòng từ bi chứ?” (tôi chỉ ghi lấy cái “ý” chứ điệu không diễn đạt được như thế).

Thấy “thông tin” mà được vậy thì quả là có “trí”, vượt cả “nội dung” yêu cầu, tôi bèn hỏi tiếp để thử khả năng ứng xử của chú ấy ra sao.

- Vậy thì khi chú Ất bảo như thế thì con trả lời làm sao?

- Dạ... dạ... con chịu!

Tôi cũng mỉm cười:

- Con chịu thì thầy cũng chịu!

Như vậy, tôi kết luận trong tâm: Điệu CH.Đ lanh lẹ, có trí; điệu CH.N chậm chạp, trí kém.

Thời gian sau, quan sát, điệu được gọi là có trí, thì quả thật có sáng trí, miệng lưỡi mau mắn, lanh lẹ... nhưng các sư trong chùa ai cũng phải dè chừng! Thứ nhất là làm việc gì cũng cẩu thả, qua quít, làm cho xong như tưới nước thì thấy ướt lung tung nhưng không thấm cây, thấm đất; như quét sân, quét vườn thì bỏ bỏ sót chỗ này, chỗ khác. Thứ hai là thường ăn cắp vặt trong cốc liêu của các sư nhưng rất khó phát hiện. Thứ ba lại hay nói ba hoa, không thật như tục ngữ: “Mười voi không có một bát nước xáo!” Lại còn phải nói là từ “xạo” cho đến “xảo” được biểu hiện rất chỉnh chu, qua mặt rất nhiều người trong chùa...

Nơi chỗ tôi ở, Phật tử thường cúng dường bì thư này, bì thư khác có tiền ở trong, và tôi thường bỏ lung tung, khi thì trong quyến sách, khi thì để nguyên trên bàn, trong “gièm” (túi vải đựng đồ) hoặc nơi chỗ ghế nằm. Vài lần đầu tiên, khi được cắt cử dọn dẹp, quét phòng, điệu CH.Đ lượm các bì thư trao hết cho tôi để chứng tỏ mình thật thà. Thấy mắt cậu ta thường đảo ngược, đảo xuôi như chớp, tôi nghi cái tính thật thà ấy nên các bì thư để chỗ này, chỗ kia, tôi ghi nhớ hết và nhớ cả số tiền bên trong lúc đến phiên chú. Lần này, cậu ta cũng trả lại nhưng thiếu một bì thư có “tiền ít nhất!” Thế là tôi biết chú gian nhưng khôn; tuy nhiên, tôi cứ để bụng vậy, không nói với ai! 

Có lần, tôi và chư sư đang uống trà ở phòng ngoài, cửa “Phong Trúc Am” khép hờ. Thế mà điệu CH.Đ quành ra ngã sau, lên mái, “lòn” (lách, luồng) kẽ hở tam giác nơi nóc nhà (địa phương ngữ Thừa Thiên, Quảng Trị gọi là “khu đị” ) leo xuống rồi lấy tiền nằm trong thùng gỗ phước sương, không nghe một tiếng động, ma chẳng biết, quỷ chẳng hay! Khôn, lanh và “xảo trí” như vậy đó!

Còn chú CH.N thì rõ ràng là chậm, ngu, đần (thiểu năng), một câu niệm Phật Pāḷi mà một tháng cũng không thuộc, học hành ở trường luôn đội sổ. Lớp nào cũng học“đúp” cả! Điệu này có trí kém, phát triển “thân” chứ “óc” thì lại teo tóp. Có ai tưởng tượng cái bụng của cậu bé 13, 14 tuổi mà ăn một lần 7 gói mì tôm, còn 3 gói để trong túi, cất dành nhai chơi, nhai luôn miệng! Mỗi lần ăn cơm phần mình xong, trên bàn còn gì, chú làm sạch, đôi khi mất luôn phần ăn của cả chó và mèo! Còn nắm bắt, ghi nhớ công việc thì là kẻ “đặc biệt” nhất trong chùa. Rất nhiều lần, tôi sai công việc, ví dụ dặn ba việc thì thường là chú chỉ nhớ việc cuối - tức là việc vừa nói xong - còn hai việc trước óc chú không lưu trữ! Đã như vậy, điệu còn gian, nhưng mà gian ngu. Khi nào khều tiền được trong thùng phước sương hoặc lấy cắp của các sư, chú ra chợ mua đồ ăn ngay hoặc sắm cái này, cái kia rồi còn đem khoe với mọi người, như kiểu “lạy ông tôi ở bụi này!” Biết máu ngu gian ở sẵn trong dòng nghiệp nên các sư nhiều lần chỉ phạt cảnh cáo rồi tha thứ... nhưng tánh tật cũng không chừa. Hôm nọ, thấy thùng gỗ phước sương mất, các sư đi tìm thì thấy thùng gỗ nằm ở bìa rừng, còn nguyên! Đến xem nơi “miệng”, chỗ nhét tiền thì thấy tờ một ngàn nửa trong nửa ngoài.

- Đúng thủ phạm là ông CH.N rồi!

Một sư phát biểu.

Một sư khác:

- Đúng là ngu! Ngu kiểu này chỉ có ông CH.N! Sao không đập thùng gỗ luôn mà lấy tiền, đã vác ra tận đây rồi mà còn “kiên nhẫn” lấy que cây khoèo từng đồng một!

Mấy năm sau rồi chú nào cũng về đời. Chú lanh lẹ thì đi theo con đường trộm cắp, đâm chém rồi xì-ke, ma tuý, tội tù. Chú chậm chạp học nghề sửa xe đạp ba năm cũng không thành. Có lần, chú CH.Q. trong chùa bị nổ lốp xe đạp, vào quán học việc của CH.N để sửa. Chủ đi vắng. Thấy CH.N “mày mò” xoay trở hoài cái lốp vẫn không mở ra được. Bực mình, chú CH.Q phải đích thân ra tay, tự tháo lốp rồi vá xe luôn nhưng vẫn trả tiền công cho chú ấy kẻo tội.

Nhiều năm ở chùa, dạy dỗ, hướng dẫn cả trăm giới tử, nghiệm lại, tôi thấy rằng, gặp người sáng trí thì coi chừng trí xảo. Gặp người nom có vẻ hiền lành nhưng chưa chắc là thật thà, chơn chất đâu! Gặp một người vừa sáng trí vừa chân thật, hiền thì xem quý hơn kim cương!

Trở lại với câu chuyện cổ Khờ-me, rõ ràng là có cái gì bất ổn. Kẻ ngu thì không nói làm gì, nhưng kẻ có trí, trí nhanh, trí sáng như ông quan kia thì mới chỉ đúng một vế (lanh, có trí) mà bỏ quên cái tâm, cái đức ở vế đi sau! Và dường như thế gian người ta thường chọn người tài trí để phụ trách các công việc, từ vĩ mô cho đến vi mô, không có nơi nào đào tạo cái đức, cái tâm, các giá trị nhân văn, nhân bản như ông cha ta thuở trước (Thân Nhân Trung) đã lập ngôn: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia!”  Hiền tài chứ không phải chỉ có cái tài, như người ta “đào tạo nhân tài!” như hiện nay. Nội hàm chữ “hiền” rất quan trọng, như hiền nhân, hiền giả, hiền sĩ... là tinh hoa cốt cách của đạo học Đông phương. Bỏ quên chữ hiền, quả thật là thiếu sót rất lớn, cái thiếu sót nền tảng: Đấy là đạo đức, nhân cách, cái làm nên chuẩn mực con người, thật sự là Con Người viết hoa!

 Mấy ông quan trong truyện cổ kia cũng là tiêu chuẩn cho xã hội ngày nay tuyển chọn những bậc “phụ mẫu chi dân” ăn trên ngồi trước trong các nấc thang giá trị vật chất - nhưng nếu họ không lương thiện, không có đạo đức, họ chưa hoàn thiện hai chữ Con Người thì sao nhỉ?

Hy vọng đấy không phải là câu hỏi tu từ!

Như vậy thì cái trí, cái tài kia là cần nhưng chưa đủ. Và nếu cái trí ấy là trí xảo, và cái tài ấy không phải là cái tài của sở học, của khoa học, của chuyên môn mà là cái tài của mưu ma chước quỷ thì quả là hiểm hoạ cho nhân gian! Và hiện nay, cái hiểm hoạ kia còn chồng thêm một tầng nữa: Một nơi nào đó, chúng ta có thấy chăng, những người có trí, có tài thật sự, đôi khi cả đức, cả tâm nữa vẫn không được “thế gian mắt sáng” sử dụng: Họ vẫn còn ngồi chèo đò đổ mồ hôi, ăn cơm vắt như các phu chèo trong truyện cổ Khờ-me kia! Rồi lại còn biết bao nhiêu kẻ vô trí, vô tài, vô đức lại được ăn sơn hào hải vị, được ngơi nghỉ cùng vua, được mỹ nữ cúc cung hầu hạ ca vũ nhạc kịch làm vui! Ôi! Nhân quả vốn công bằng, phân minh nhưng tại sao, thời đại văn minh này, chúng lại điên đảo, “lộn tùng xèo” như thế?

Còn Phật học thì sao nhỉ? Với Phật học thì hiền tài như thế cũng chỉ là chuyện của thế gian. Thước đo, tiêu chuẩn để phân biệt đâu là xấu ác, kẻ ngu si, đâu là người lành tốt, bậc trí hiền thì nó có khác. Như trong kinh Hiền Ngu (Bālapaṇḍita-sutta):

“- Này các thầy! Kẻ xấu ác, người ngu (bāla), chúng có ba đặc tướng, ba đặc điểm rất rõ ràng, chân xác: Ấy là suy nghĩ xấu ác, nói lời xấu ác và hành động xấu ác. Khi thấy một người có ba dấu hiệu ấy thì ta sẽ biết ngay, đây là kẻ xấu ác chớ không phải bậc trí hiền (paṇḍita). Ngược lại, người lành tốt, bậc trí hiền cũng có ba đặc tướng, ba đặc điểm rất rõ ràng, chân xác: Ấy là suy nghĩ lành tốt, nói lời lành tốt và hành động lành tốt. Khi thấy một người có ba dấu hiệu ấy thì ta sẽ biết ngay, đấy là người lành tốt, là bậc trí hiền chứ không phải là kẻ xấu ác!”

Tiêu chuẩn Phật học là vậy, về con người, về phẩm chất cần và đủ của tác phong, của nhân cách trọn lành ba nghiệp thân, khẩu ý - khi muốn làm sứ giả Như Lai giữa thời đại mạt pháp nầy. Vậy nơi nào đi ngược, đi nghịch với thước đo nêu dẫn ấy thì không còn là Phật giáo nữa. Và nếu họ là tỳ-khưu, là tỳ-khưu-ni thì chỉ là kẻ trộm tướng, là người ngu, là kẻ xấu ác tương đồng với thế gian thôi!

Ôi! Trí và ngu! Nội hàm ngữ nghĩa đích thực của nó, bây giờ, người đời thường cũng khó nhìn ra chân tướng, nhưng người trí hiền, kẻ học Phật chơn chính thì họ thấy ngay, biết ngay - dù là mũi tên lao đi, muốn giấu mình giữa đêm đen!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2022(Xem: 5996)
Nhân kỷ niệm Ngày đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và hỗ trợ chư Tăng tu hành nơi xứ Phật đang trong lúc khó khăn, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú chung quanh khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
25/03/2022(Xem: 4392)
Nhân Duyên Tâm Luận Tụng Thánh Long Thọ Ấn ngữ:pratītyasamutpāda hṛdaya kārikā Tạng ngữ: rten cing 'brel par 'byung ba'i snying po tshig le'ur byas pa
25/03/2022(Xem: 3134)
Hành giả phải phát khởi các giai đoạn động lực và hành vi vì lợi lạc của tất cả các bà mẹ hữu tình, bao la như không gian, tôi phải thành tựu quả vị giác ngộ viên mãn vô song, và vì mục tiêu này mà tôi nên lắng nghe giáo pháp cao quý. Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi. Bài pháp Tứ Diệu Đế này là khuôn khổ của Phật pháp.
25/03/2022(Xem: 4378)
Hãy phát khởi động lực và hành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian, tôi phải thành tựu giác ngộ vô song và hoàn hảo. Người ta phải nghĩ rằng mục tiêu chánh của việc lắng nghe giáo pháp là để tu tập. Hơn nữa, ý nghĩa của việc tu tập là để giúp tâm thoát khỏi phiền não hay vọng tưởng, và đó là ý nghĩa của việc thực hành Pháp. Vì vậy, động lực tích cực và hành vi tích cực là điều cần thiết ở đây, bởi vì khi càng có động lực và hành vi tốt đẹp hơn, thì việc tu tập Pháp sẽ trở nên hữu hiệu hơn.
25/03/2022(Xem: 3871)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả, vì ước nguyện thành tựu quả vị hoàn hảo và giác ngộ viên mãn, vì lợi lạc của tất cả bà mẹ hữu tình, rộng lớn như không gian bao la. Hãy điều chỉnh động lực lắng nghe giáo pháp bằng tư tưởng đặc biệt này.
11/03/2022(Xem: 4414)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo: đó là bài Kinh vô ngôn, nội dung bài Kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Một điểm đặc biệt: biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.
11/03/2022(Xem: 6070)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức. Những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & có ý nghĩa lớn. Học theo gương hạnh của Sujata, chúng con, chúng tôi nguyện làm tất cả việc thiện bằng các điều kiện có thể, nhằm xoa dịu phần nào sự khốn khó của tha nhân trong thời buổi nhiều khó khăn này..
08/03/2022(Xem: 11463)
Qua thông tin của truyền thông đại chúng ( các đài truyền Úc và Vietface tivi) suốt 2 tuần qua tiểu bang New South Wales và Queensland, Úc Châu, đã hứng chịu những cơn mưa như trút nước chưa từng có trong nhiều thập niên qua, từ đó dẫn đến những cơn lũ lụt lớn, khiến cho hàng nghìn người phải sơ tán và nước lũ cũng cuốn trôi nhiều tài sản, gia súc, phá hủy các tuyến đường giao thông giữa 2 tiểu bang miền đông nước Úc này. Riêng tại New South Wales, có hơn 11 vùng hiện bị ngập nước là: Chipping Norton, East Hills, Georges Hall, Holsworhy, Lansvale, Milperra, Moorebank, Warwick Farm, Sandy Point, Pleasure Point, Picnic Point.Trong khi tại tiểu bang Queensland có hơn 18.000 ngôi nhà ở phía đông nam Queensland được cho là đã bị ngập lụt, và gần 60.000 ngôi nhà khác trên toàn khu vực bị mất điện. Tính cho đến giờ này chúng tôi đang viết thư ngỏ này vào 9 giờ sáng 8/3/2022, tiểu bang Queensland có 13 người chết và NSW có 4 người tử vong vì trận lụt kinh hoàng này.
05/03/2022(Xem: 4234)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràng, trong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thương, tình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng ta, trở thành tiếng Việt thuần túy.
04/03/2022(Xem: 3792)
Xin khép lại những phiền muộn của năm cũ với nhiều nỗi đau thương mất mát và ly biệt, niềm thương cảm cho người thân, thầy bạn mãi mãi rời xa chúng ta. Trong bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào, ta vẫn nghĩ, dù sao đó là những chuyện đã qua, năm mới với nhiều hy vọng mới, tư duy mới và một cuộc hành trình mới đang chờ chúng ta phía trước. Xin bạn hãy khép lại những lo âu phiền muộn, lau khô những giọt nước mắt cho những mối tình hay những cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi cũng sẽ có người phù hợp với bạn, sẻ chia vui buồn trong cuộc sống của bạn. Sự chân thành sẽ tồn tại quanh bạn, những giọt nước mắt sẽ giúp bạn hiểu được cuộc đời này, rồi niềm vui sẽ đến, những trở ngại giúp bạn biết nâng niu cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]