Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ Thở Nhé!

18/12/201508:58(Xem: 5108)
Nhớ Thở Nhé!

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)

NHẶT LÁ RỪNG XƯA
Tủ sách Huyền Không Sơn Thượng

(Phật lịch 2558 – 2015)

Nhớ Thở Nhé!

 Chỗ tôi ở thường ít tiếp khách và cũng ít người biết đến cái “hang đá” cô tịch của tôi. Thế mà hôm đó, khi tôi đang nghỉ trưa thì có một khách trung niên đến gõ cửa.

Thấy khách lạ, ăn mặc đàng hoàng, gương mặt có vẻ trung chính nhưng ẩn bên sau dường như đang có gì bị trầm uất. Tôi tiếp và ngồi tạm giữa sàng ngoài.

Tôi nói:

- Xin lỗi, ở đây không có ngươi đun trà nước, thông cảm nghe. Không biết ông kiếm tôi có việc gì mà trưa nắng hanh hao như thế này?

Vị khách có vẻ không quen cách ngồi giữa sàng nên tôi lấy cho ông một tấm toạ cụ dày, và nói là cứ ngồi tự nhiên rồi nói chuyện.

- Xin lỗi thầy! Ông nói giọng Huế - Tôi biết tôi có lỗi nhưng chỉ xin thầy năm bảy phút gì đó thôi!

- Được rồi, không sao!

Rồi tràng giang đại hải, ý chính ông nói là:

- Tôi đang bất an, đang rối loạn, thần kinh như bị đứt mạch và đầu óc như muốn vỡ ra. Tôi buôn bán làm ăn trong thời buổi kinh tế chụp giựt, nhóm lợi ích lên làm vua, bất động sản đóng băng, ngân hàng gian xảo, thuế chồng thuế vô lương tâm, đút lót cha, đút lót con, vay nợ để trả nợ nên đến lúc tan hoang không còn gì! Thế rồi, vợ ngoại tình theo tên trọc phú, bỏ đi. Hai đứa con trai chạy theo đám bụi đời, ở nhà chỉ còn đứa con gái út. Nếu không có cha mẹ già và đứa con gái út thì tôi cũng đã cắt cái cần cổ cho xong cái nợ đời! Tôi muốn sống, muốn bình tâm để sống và để làm lại cuộc đời cho nên tôi muốn đến chùa để xin một lời khuyên...

- Phải vậy rồi! Tôi gật đầu nhè nhẹ.

Vị khách tiếp tục:

- Thế là tôi đến một vị thầy! Vị này khá nổi tiếng. Sau khi tôi trình bày hoàn cảnh bi đát của gia đình như vậy, ông thầy đã giảng giải cho tôi nghe về nhân quả nghiệp báo. Vị ấy nói đồng ý ai cũng làm ăn nhưng nếu như không có phước báu hỗ trợ thì chỉ như xây lâu đài trên cát. Có nhân mới có quả. Chuyện vợ ngoại tình thì biết đâu, kiếp trước mình cũng đã phạm tội ngoại tình rồi, nhân quả xảy ra ba đời công minh lắm đó... Vị ấy nói rất nhiều, nhiều hơn cả tiếng đồng hồ làm cái đầu của tôi như muốn vỡ bung luôn... Tôi muốn đấm cho ông thầy một đấm nhưng tôi đã tự chủ được, rồi bất lịch sự bỏ đi!

Khách nói ngang đó rồi hỏi tôi:

- Thầy thấy sao?

Tôi nói:

- Ông thầy giảng không sai nhưng cũng không được đúng lắm, trong trường hợp của ông! Còn ông thì đòi đấm một bậc đầu tròn áo vuông thì lại càng bậy hơn nữa.

Khách có vẻ hối hận, giọng chùng xuống:

- Cảm ơn thầy! Sau đó tôi mới thấy mình quấy! Nhưng ông thầy đã cho tôi uống nhầm thuốc nên tôi đã bực lại càng bực hơn!

Tôi mỉm cười:

- Thật ra, ông bực, mà tôi nghe cũng bực!

Được lời như mở tấm lòng, khách lại thao thao bất tuyệt:

- Tôi đến một vị ni sư, tuổi lớn, rất uy tín trong hàng ni chúng. Khi tôi trình bày muốn tìm một pháp môn an tâm thì vị ni tỏ vẻ rất thông cảm. Vị ấy nói về sự khổ của chúng sanh trong sáu cõi, ba đường. Cái nghiệp khổ trên đời này hầu như ai cũng phải gánh chịu. Đời là bể khổ mà! Cái khổ trong xã hội hiện tại thì lại càng kinh khiếp hơn, ai cũng nghe, ai cũng thấy, ai cũng biết. Rất nhiều người xung quanh ông còn khổ hơn ông. Chỉ có cách niệm Phật thôi. Hãy sắm một bàn thờ Quán Thế Âm và hằng đêm miệm Phật Quán Thế Âm thì ông sẽ đỡ khổ, bớt khổ. Đức Quán Thế Âm có 32 ứng thân... Ngài có lời đại nguyện là hằng cứu khổ cho chúng sanh...

Đợi ông ngừng hơi - mà chưa nói tiếp - tôi nói:

- Nghe như thế rồi tâm ông lại nổi bực, nổi sân lên, có phải thế không?

- Đúng vậy, nghe bà ni giảng con cà, con kê tôi chán quá; và một lần nữa, tôi lại bất lịch sự và bỏ đi!

- Vị này nói đúng mà vẫn không được đúng trong trường hợp của ông - Tôi nói - Cái kiến thức kia dường như ông cũng đã biết, phải không?

- Phải! Ông gật - Thưa thầy, nhà tôi nhiều đời thờ Phật, kinh sách Phật ở nhà tôi còn cả mấy tủ lớn. Chuyện Quán Thế Âm thì ai mà không biết! Vấn đề là làm thế nào để an được cái tâm, an cái óc này này, trong lúc này này! Khách vỗ vỗ lên đầu mình - Cứu, cứu! Ai mà cứu được mình khi mình không biết tự cứu!

- Phải! Tôi lại gật đầu.

Được thể, khách vẫn muốn thổ lộ tâm tư nữa.

-Tôi đi đã nhiều nơi, tối thiểu là đã gặp mười vị tăng, ni rồi nhưng họ đều cho uống thuốc trật cả. Có một vị thì dạy tụng kinh Di Đà, niệm lục tự Di Đà, vãng sanh Tây phương cực lạc. Có vị thì dạy niệm “Án ma-ni bát-mê hồng”. Ba cái cầu khấn ấy không hợp với cái tạng của tôi. Và khó chịu nhất là có vị dạy tôi pháp môn giải thoát hiện tiền, giải thoát trong từng hơi thở, từng bước đi ra sao. Có vị thì hướng dẫn an lạc trong từng bước chân! Hôm ấy, thầy biết sao không, tôi bực quá, tôi la toáng lên: ”An lạc, giải thoát, sống trong thực tại hiện tiền là cái quái gì? Đời sống hiện tại tối tăm, bức xúc, lửa cháy trong óc, máu độc ngấm trong tim mà các thầy lại nói an lạc hiện tiền, giải thoát hiện tiền! Tôi đã chán mứa cái hiện tại nầy, tôi đã muốn tự tử cái hiện tại này mà các thầy lại nói an lạc, giải thoát hay sao!”

Thấy khách giận dữ quá, tôi nói nhẹ:

- Thôi, khoan đã! Hãy bình tĩnh đã rồi chúng ta từ từ sẽ nói chuyện nhiều.

Khách nghe tôi, ngồi yên.

Tôi nói tiếp:

- Cứ ngồi yên vậy! Cứ hít thở tự nhiên! Chỉ hít thở tự nhiên thôi nghe! Rồi đợi tôi có việc một chút. Cố gắng đợi tôi một chút nghe. Chuyện của ông “quan trọng” lắm. Tôi còn muốn nghe nữa đấy!

Nói thế xong, tôi đi vào phòng trong. Thật ra, tôi chẳng có bận việc chi cả. Mà chỉ muốn ông thở chừng năm ba phút cho lắng cái bức xúc xuống mà thôi.

Thấy thời gian vừa đủ, tôi bước ra:

- Hãy nói tiếp đi, ông bạn, tôi nghe đây!

Khách thở ra nhè nhẹ:

- Cảm ơn thầy, tôi thấy dễ chịu rồi!

- Thế à? Tại sao lại dễ chịu vậy?

- Dạ nhờ hít thở tự nhiên, điều hoà nên nó khoẻ!

Tôi cười, giả vờ ngạc nhiên:

- Thế hoá ra ông biết cả rồi mà còn chạy Đông chạy Tây hỏi thầy nầy thầy kia!

- Tôi biết? Tôi biết cái gì đâu?

Tôi giải thích:

- Cái mà ông hít thở, được gọi là “thiền” đó! Đôi khi chỉ cần thở như ông vừa thở thì khí huyết điều hoà, toàn bộ hệ thống thần kinh đều dịu lại. Và cũng từ chỗ này mà quyết định công việc, quyết định nên làm gì và không nên làm gì thì nó ít sinh ra những lầm lỗi đáng tiếc.

- Cảm ơn thầy!

- Hiện tại, chỉ việc tập thở thôi, lắng nghe hơi thở thường xuyên như vậy càng ngày mình càng bình tĩnh và tự chủ hơn. Còn việc rối ren, nợ nần, chuyện này, chuyện khác, từ từ mà phanh từng cái một, gỡ rối từng cái một, tuyệt đối không để nóng nảy và bức xúc làm hỏng cả cuộc đời mình đi!

- Cảm ơn thầy!

Tôi lại cho thêm một “liều thuốc nhân gian” để củng cố niềm tin, nên nhìn vào mắt ông rồi nói:

- Mắt ông sáng, đen trắng phân minh thì không thể làm người xấu được. Cằm ông đầy đặn, hậu vận tốt, gia đình sẽ vui vầy, yên ấm. Không sao đâu!

- Cảm ơn thầy!

- Khi nào nóng nảy, khó chịu quá thì lên đây uống trà, rồi mình cùng hít thở với nhau. Tôi đặc biệt ưu tiên cho ông đó.

Khuôn mặt khách đã trở nên thư thái:

- Tôi ở Sài Gòn, chứ không ở đây! Cảm ơn thầy đã lắng nghe và thầy cũng đã tế nhị dạy cho cái thiền hơi thở giản dị như vậy, tôi sẽ áp dụng được. Không giấu gì thầy, tôi vừa bán được một mảnh đất hương hoả, hy vọng việc làm ăn tôi từ từ gầy lại được!

Khi ông chào từ giã, tôi nói:

- Mừng cho ông, yên trí mà làm ăn nghe. Hai đứa con trai chơi mệt, chán thì nó sẽ trở về khi biết ông đang bình tĩnh, chí thú làm ăn trở lại; nhưng nhớ là đừng lấy đầu óc mà xử lý, nên dùng trái tim mà cảm hoá chúng một cách dịu dàng thôi!

- Dạ vâng!

- “Nhớ thở nhé”!

Tôi cười. Khách cũng cười, xá xá rồi bước đi.

Tôi thầm cảm ơn ông khách đã cho tôi một bài học, là từ rày về sau hãy cẩn thận khi giảng nói pháp này pháp kia đến mọi người; vì cho dẫu là pháp dược” mà cho uống lầm người, thì coi chừng bị thiên hạ “đấm” cho chớ chẳng chơi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2010(Xem: 6182)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 10190)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
30/09/2010(Xem: 7369)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 7815)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 7652)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 6908)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 7531)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
29/09/2010(Xem: 7256)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
28/09/2010(Xem: 5724)
Sắc là các màu sắc, hình dáng mà mắt tiếp xúc nhìn thấy mọi hình ảnh sự vật rồi sinh tâm phân biệt đẹp xấu, từ đó muốn chiếm hữu, nhất là lòng ham muốn về nam sắc, nữ sắc là đầu mối dẫn chúng sinh luân hồi trong sinh tử trong vô số kiếp. Từ ngàn xưa cho đến nay tình ái vẫn là thứ dễ làm cho con người mù quáng và si mê nhất, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi, do đó, rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra làm đau lòng nhân thế. Cảnh nhồi da xáo thịt làm mất đi nhân cách của một con người, con giết cha, mẹ giết con, vợ giết chồng rồi kẻ tình địch giết hại lẫn nhau vì ghen tuông vô cớ. Con người càng ngày làm mất đi giá trị đạo đức do không tin sâu nhân quả, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi và làm khổ đau cho nhau.
28/09/2010(Xem: 11560)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567