Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Xả

18/12/201508:49(Xem: 7956)
Thư Xả

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)

NHẶT LÁ RỪNG XƯA
Tủ sách Huyền Không Sơn Thượng

(Phật lịch 2558 – 2015)

Thư Xả

 Duyên sự: Lúc 3g30 đến 4g30 ngày 18/6/2014, tôi có một giờ nói về “Thiền trong đời sống” cho một lớp tu gieo duyên 10 ngày, gồm 20 sa-di và 17 tu nữ khắp nhiều tỉnh thành ở trong nước, tuổi từ 18 đến 70, được tổ chức tại chùa Huyền Không, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Sau khi giảng xong, thấy mọi người có vẻ “nắm bắt” được điều tôi muốn gởi gắm, nên khi về núi, vào nơi chỗ làm việc, tôi khởi ý viết lại nội dung thời pháp ấy. Và tôi cũng đã dựa vào bài giảng “buông xả” của thiền sư Viên Minh. Dĩ nhiên, từ văn nói chuyển sang văn viết vẫn còn mang một ít hình thức văn nói - xin chư độc giả thông cảm !

 

Tôi đi từ cụm từ“thư xả” để bắt đầu cho buổi nói chuyện về thiền định và thiền tuệ hôm nay. Tôi sẽ cố gắng nói đơn giản thôi. Đơn giản với ngôn ngữ đời thường cho ai cũng nghe được, hiểu được. Và ai cũng có thể thực hành được. Tôi sẽ tự giới hạn không sử dụng nhiều thuật ngữ Phật học hay thiền học vì nó phức tạp lắm, nhất là đối với những người không phải là Phật tử lâu năm, hoặc không phải là hành giả trong một lớp thiền nào đó.

Thư xả là nghỉ ngơi toàn bộ thân và tâm, nghĩa là thân phải thư giãn, tâm phải buông xả. Thư giãn thuộc về thân và buông xả thuộc về tâm, các bạn nhớ cho như vậy.

Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu thư giãn là gì, buông xả là gì? Thư giãn, nói cho dễ hiểu là “duỗi cho giãn ra”. Cái thân của chúng ta làm việc nhiều quá, các cơ bắp đều đã đờ cứng, thần kinh (thuộc thân) căng thẳng nên sinh ra mệt mỏi, lừ đừ, đờ đẫn; ngoài ra nó còn làm cho ta trằn trọc, thao thức không ngủ được; và những biến chứng về tim mạch cũng từ đó mà phát sanh. Vậy, việc làm đầu tiên là chúng ta phải duỗi cho giãn ra tất cả mọi sự đờ cứng của cơ bắp làm cho nó trở về trạng thái cũ, là hình thức nghỉ ngơi của thân đó.

Nói thư giãn nhưng không phải là “cố ý” thư giãn. Khi cố ý thư giãn là chúng ta khởi một “chủ ý” bắt thân phải phục tùng. Đây là thói quen của bản ngã có từ vô lượng kiếp của con người, và đặc quén “cái tôi” nhất là từ khi chúng ta tiếp thu văn hóa, tư tưởng, ngôn ngữ Tây Phương, bao giờ cũng có một cái tôi, cái ta, một cái ngã để giao lưu, đối thoại, làm việc, kể cả lúc ta muốn cho cái thân được nghỉ ngơi. Và khi nghỉ ngơi, chúng ta cũng quen nói là sẽ có một cách thức, một phương pháp làm cho nó nghỉ ngơi.

Không phải vậy, thưa các bạn. Khi khởi ý nghĩ làm sao cho “cái thân của tôi” được nghỉ ngơi là đã trật rồi, mà có cách thức, phương pháp nghỉ ngơi lại càng trật hơn nữa. Tại sao vậy? Vì nếu làm như thế là ta đã muốn “tham dự” vào sự vận hành tự nhiên của pháp giới, ở đây là sự vận hành tự nhiên của sinh-vật-lý cơ thể. Trong trường hợp này, muốn nghỉ ngơi thật sự thì ta hãy nằm xuống, như xác chết, và xác chết thì không có cái tôi nào, cái ý thức nào xen dự vào đấy cả. Và điều ấy, ai cũng biết là nó tương tự như thế savasana (xác chết) trong hattha-yoga, là buông lỏng thân như một xác chết thì bạn có thể phục hồi rất nhanh tất cả những năng lực đã bị tiêu hao trước đó. Đây mới chính là “nguyên lý” trả thân lại cho thân, cách nói khác của “chánh niệm rốt ráo”. Chánh niệm rốt ráo chính là chánh niệm ở thế giới paramattha, đơn giản là thân chỉ “thả xuống, để yên như nó là” chứ không phải niệm cái này, niệm cái kia!

Sau khi thư giãn rồi, chúng ta mới quay sang buông xả.

Cũng tương tự như cái thân, cái tâm của chúng ta do suy nghĩ nhiều quá, lo âu nhiều quá mà sinh ra căng thẳng như sợi dây đàn. Nếu căng thẳng đúng độ, âm thanh sẽ cao vút, nhưng căng quá độ nó sẽ đứt tung luôn! Và ta cũng bị đứt tung luôn như vậy! Hãy để cho cái tâm được nghỉ ngơi thật sự, được tịnh dưỡng thật sự, các bạn ạ. Nó đã làm việc quá nhiều, đã hết công suất: Chuyện công việc làm ăn ngày càng khó khăn. Chuyện con cái cứng đầu khó dạy, không chịu học, cứ mải ham chơi. Chuyện vật giá leo thang. Chuyện bệnh tật, ốm đau. Chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện chợ búa, bếp núc. Chuyện bên nội, bên ngoại. Chuyện thế gian, thế giới, chuyện chiến tranh, chuyện khủng bố, chuyện ô nhiễm môi trường, chuyện đạo đức băng hoại. Rồi đêm nằm ngủ nữa, có yên đâu. Ý tưởng, tâm niệm, lo nghĩ cứ lăng xăng trong đầu. Các bệnh về tâm lý, stress là triệu chứng bệnh lý phổ thông của thời đại. Thân bị căng mà tâm cũng bị căng. Tôi nhớ có vị thiền sư đã đưa ra ví dụ rất chính xác về một sợi dây thun căng thẳng, và chúng ta đều như thế đó! Sợi dây thun nếu căng trong chừng mực nào đó, trong một thời gian nào đó thì nó còn có khả năng trở lại trạng thái ban đầu. Nhưng nếu nó căng mãi, căng hoài, ngày này sang ngày nọ, thì sợi giây thun kia không thể trở lại trạng thái ban đầu được nữa. Nó liệt rồi. Coi chừng chúng ta cũng bị liệt như thế. Sợi lò xo trên cái cân cũng vậy, cứ cân mãi, cân hoài, không cho nó nghỉ thì nó cũng bị liệt luôn, không thể trở về số không được nữa! Tâm buông xả cũng tương tợ vậy. Suốt tháng, suốt năm, quý vị có cho nó nghỉ ngơi đâu? Ban đêm quý vị cũng không cho nó nghỉ, cứ mộng tưởng, vọng tưởng, hồi ức chuyện này, chuyện kia lung tung. Vậy, buông xả là để cho cái tâm được thật sự nghỉ ngơi. Phải để cho cái tâm được như phòng không, nhà trống, rỗng rang, vắng lặng. Nói đơn giản vậy chớ khó lắm đấy. Khi nói buông xả, chúng ta lại suy nghĩ, hãy buông xả nghe, hãy để cho tâm rỗng rang nghe. Đấy, đấy, mới đó mà quý vị lại suy nghĩ rồi, lại lầm thầm trong đầu rồi! Cái tôi, cái ta của chúng ta lại muốn xen dự vào đấy nữa. Tuy nhiên, vấn đề không đến nổi tệ lắm đâu. Hãy nương nơi hơi thở, cứ tập lắng nghe hơi thở một hồi, và đừng làm gì cả, rồi từ từ cái tâm sẽ yên, sẽ lặng, sẽ rỗng không ngay.

Vậy, để cho cái thân nghỉ ngơi, cái tâm nghỉ ngơi thì được gọi là thư giãn, buông xả. Là bài học thực tập đầu tiên cần thiết cho tất cả chúng ta, cho tất cả mọi người đang sống trong xã hội có quá nhiều vấn đề bức xúc, cạnh tranh khốc liệt như đang diễn ra mọi nơi, mọi chỗ khắp trên thế giới bởi nền văn minh vật chất thực dụng này.

Ngày nay nhân loại đã tiến bộ quá, văn minh quá, tiện nghi vật chất phong phú quá. Khoa học, kỹ thuật và những công nghệ thông tin càng tăng tốc thì trái đất càng ô nhiễm, càng phá vỡ sự cân bằng sinh thái đem đến biết bao nhiêu tật bệnh, động đất, sóng thần, bão lụt, cháy rừng, vi trùng, vi khuẩn đe dọa mạng sống con người và những đau khổ về tâm lý. Nền văn minh trục vật ấy, có cái lợi rất lớn mà cái hại cũng không kém gì! Và điều rõ ràng nhất: Xã hội tăng tốc thì con người cũng tăng tốc. Tăng tốc để làm giàu, tăng tốc để hưởng thụ, tăng tốc mọi khả năng kèn cựa, áp đảo, giật giành, đấu đá trong những cuộc chạy đua chưa có hồi chung cuộc. Chạy đua cho đến bạc tóc, chạy đua cho đến nấm mồ! Trong tình huống đó, dĩ nhiên mọi người, ai cũng bị lôi cuốn vào giữa dòng xoáy tất yếu, vào giữa cơn lốc chóng mặt, quay cuồng của hơn thua, thành bại, được lợi, mất lợi, được danh, mất danh, buồn vui, khổ lạc huyễn hóa, bọt bèo; để rồi, không biết có ai bất chợt nhìn thấy, rằng là lúc này, sao mình làm việc gì cũng hấp tấp, vội vã, khẩn trương? Tính khí thì tại sao lại sớm nắng, chiều mưa, lúc nóng, lúc lạnh thất thường như thế? Tại sao, bây giờ mình hay nổi nóng, cay cú, giận giữ, căng thẳng “điên cái đầu” đến thế?

Nó đã đến rồi đấy! Chúng nó đã đến rồi đấy! Những bóng ma bất thực, ảo hóa chập chờn, nhưng nó có khả năng bóp méo hoặc chi phối toàn bộ đời sống tâm-sinh-vật-lý của chúng ta. Đấy là những dấu hiệu rối loạn tâm lý nội tại, nếu không được trị liệu thì nó sẽ dẫn đến biến chứng của sự thác loạn thần kinh não bộ. Thât may mắn thay cho ai đã nhìn thấy nó, thấy để tu tập, để tu thiền định và thiền tuệ, để trở lại sự an bình cho cái thân, cái tâm đã quá nhiều phiền não, bệnh tật hoạn nạn và thống khổ này!

Thưa các bạn,

Chính khi nó đang xẩy ra, đang căng thẳng, đang bức xúc, bất an ấy, chúng ta đừng nôn nóng, vội vã tìm cách giải quyết nhé! Tuyệt đối không! Không làm gì cả! Hãy bình tĩnh thử nào! Hãy tịnh định và thở vài hơi thở thử xem! Lăng xăng tìm cách giải quyết thì vấn đề càng trầm trọng, căng thẳng thêm mà thôi. Là thêm dầu vào lửa đấy! Những lúc như vậy, hãy thở thôi, và hãy cứ thư giãn, buông xả như cách mà chúng ta đã biết. Đơn giản là chúng ta chỉ cần cho phép thân tâm mình được hoàn toàn nghỉ ngơi - nghỉ ngơi thật sự, nghỉ ngơi đúng nghĩa của “sự thực” nghỉ ngơi - dù chỉ một lát thôi; nghĩa là, đừng gắng gượng, đừng ức chế, đừng cố bắt nó đứng yên, đừng bắt nó phải như thế này hoặc như thế kia mà phải để cho nó thật thoải mái, tự nhiên, như nhiên vậy.

Tại chỗ này, chúng ta sẽ quan sát một ly nước. Ta cầm ly nước trong hai tay, và thầm nói rằng: Tôi sẽ cố giữ cho ly nước đứng yên và mặt nước không dao động! Nhưng dù tôi cố gắng thế nào thì mặt nước vẫn vị chao nhẹ, gợn lăn tăn! Tại sao vậy? Tại vì lúc ấy có cái ta tham dự, cái ta chính là toàn bộ tâm-sinh-lý, nhất là ý chí và dục vọng riêng tư, muốn xen dự vào sự vận hành tự nhiên của pháp giới cho nên nó khôn yên tĩnh thật sự được! Bây giờ, bạn hãy đặt ly nước xuống bàn, và quan sát nó, một hồi là mặt nước đứng yên, lặng ngay. Tại sao vậy? Là bởi vì mình đã bỏ cái tôi, cái ta ra ngoài, đồng thời bỏ luôn sự góp mặt của ý chí và dục vọng, của toàn bộ vận hành tâm-sinhlý, cho nên nó yên. Có phải vậy không? Dễ thấy, dễ biết quá mà! Cái thân tâm ta cũng vậy, để cho nó yên, đừng làm gì cả, thì nó sẽ tự động yên như ly nước đặt trên bàn! Để cho thân thư giãn, buông lỏng toàn thể cái thân, như xác chết, không làm gì cả; để cho tâm bạn buông xả mọi bận rộn, phức tạp, đa đoan trong những lo âu, tính toán đời thường, cũng không làm gì cả! “Điềm đạm vô vi, chân khí tùng chi” là nguyên lý cao nhất của y đạo Đông phương đấy!

Nói tóm lại, thư giãn buông xả nghỉ ngơi hoàn toàn, nghỉ ngơi cả thân lẫn tâm là điều kiện tất yếu không thể bỏ qua trong bất kỳ tâm thái thiền nào. Nó là cái gốc, cái nguồn cho thân tâm được phục hồi sức khỏe, lấy lại sinh lực đã bị tiêu hao mà thiếu nó thì mọi nỗ lực đi sau đều như xây lâu đài trên cát. Rất nhiều người xem thường yếu tố cơ bản này, họ quyết tâm đi thẳng vào thiền định, thiền tuệ hay tham công án, tưởng sẽ có kết quả nhanh; nhưng hãy coi chừng: Càng mong kết quả nhanh chừng nào lại càng phản tác dụng ngay chừng đó! Thực ra, tự thân sự thư giãn, buông xả đã mang lại nhiều kết quả lớn lao giúp cho thân tâm ta được ổn định; và cũng từ đó, nó giải quyết rất hiệu quả mọi vấn đề phiền não từ nội tâm hay từ thế giới bên ngoài đem đến.

Vậy thì, sau khi thư giãn, buông xả rồi, các bạn sẽ dễ dàng đi vào các đề mục thiền nào tùy ý. Hãy không nói đến những đề mục phức tạp khác, chỉ nói đến hơi thở, cái hơi thở vốn là sự sống của chúng ta mà chúng ta ít có thì giờ xem, nghe nó thở ra sao! Bạn chỉ cần ngồi và nghe nó thở, nó thở ra sao, ngắn dài cứ kệ nó. Chỉ nghe và xem một cách khách quan, trung thực. Đừng triết luận, đừng giảng giải; nghĩa là đừng xen tâm trí vào đấy! Các bạn có làm được như vậy không? Cứ ghi nhận và an trú tâm vào đó. Chỉ cần chuyên nhất, lắng nghe không xao lãng. Thế rồi, chuyện gì xẩy ra? Sự an lạc nó sẽ đến với bạn! Nó đến như một định luật tự nhiên của tâm và pháp. Chẳng có huyền nhiệm và phép lạ nào ở đây. Thân yên lặng, ổn định thì tâm yên lặng, ổn định. Tâm yên lặng, ổn định thì an lạc, hạnh phúc nó sẽ đến cho thân tâm ấy. Nó xẩy ra tự nhiên như những định luật của trời đất. Đấy là cả một nghệ thuật. Thiền là cả một nghệ thuật, phải nắm chắc nghệ thuật ấy để mang đến sức khỏe cho tâm linh, để sống một cuộc đời có ý nghĩa và rỗng không phiền não. Ngoài ra, có người không muốn nghe hơi thở mà chỉ muốn nhìn ngắm xung quanh. Cũng được thôi. Xung quanh chúng ta có vô vàn đề mục, vô vàn đối tượng. Nó có thể là một bông hoa đỏ, một ô cửa trống, một làn mây bay... và còn nữa, một dòng sông lặng, một chậu cây, một ánh trăng bên hiên... Cũng có thể là một trang chữ viết, một bài thơ, một tản văn, một bức thư pháp, một hoạ phẩm nào đó... Và khi ấy, bạn cứ nhìn vậy thôi, thanh thản và tự nhiên như đang đọc một quyển sách, đang thưởng ngoạn một tác phẩm nghệ thuật, đừng để tâm lang thang đi đâu cả, thì tham ưu và phiền não sẽ không tác duyên được. Các bạn hãy cố gắng thực tập thiền ấy trong đời sống thường nhật. Như khi lái xe, khi đọc sách, khi viết email, khi nấu ăn, khi rửa chén bát. Và những khi như vậy, cái gì đang xẩy ra, đang diễn ra, đang tác động đến thân, bạn cũng phải biết lắng nghe, quan sát một cách trung thực. Cụ thể là những đau, nhức, tê, ngứa, nóng, lạnh... Rồi còn những khó chịu, bực bội, nóng nảy, dễ chịu, thích thú gì đó ở nơi tâm, cũng phải được lắng nghe, ghi nhận. Nghĩa là đừng bỏ quên bất cứ một cảm giác nào xẩy ra ở nơi thân tâm. Và đấy được gọi là thiền, có đầy đủ định tuệ ở trong, nó không hai. Và thiền này là của chúng ta, không ở bất kỳ một trường phái nào, nhưng nó là Tứ Niệm Xứ đó vậy.

Và cuối cùng, ai thực hành được thì mọi khổ ưu trên đời này chỉ là những giọt nước nó trượt trên lá sen, tâm trí ta không dính.

Rốt lại, chỉ có một từ “xả”, thưa các bạn! Chỉ cần “xả, buông”“đáo bỉ ngạn” tức khắc, ngay tại đây và bây giờ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2018(Xem: 8715)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6844)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10185)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7450)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
26/07/2018(Xem: 8316)
TUỆ TRÍ CỔ XƯA VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI Nguyên tác: Ancient Wisdom and Modern Thought Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mumbai 2011 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi thật sự cảm thấy vinh dự lớn để nói chuyện với quý vị. Đặc biệt tại trường đại học, vì đây là trường Đại học Bombay rất nổi tiếng. Tôi luôn cảm thấy vui mừng khi gặp gở với các sinh viên. Tôi tin rằng thế hệ trẻ hơn – những người tuổi dưới 30 hay là 20 – là thế hệ thật sự của thế kỷ này, thế hệ có thể tạo nên một tình trạng mới cho thế giới này một lần nữa.
26/07/2018(Xem: 5807)
5h sáng. Sớm tinh mơ. Tôi đã thức dậy, mở toang hết cửa cổng để đón tất cả nhân duyên của ngày mới còn đang lãng vãng lân la bên ngoài vào nhà. Khu vực ngoại thành này, tầm 8h -9h vẫn còn yên tĩnh, còn nghe được tiếng chim ca, tiếng gà cục tác, huống hồ chỉ mới vào thời khắc đón ánh bình minh dịu dàng từ hướng Đông... Gian phòng thờ đã lên đèn. Ánh hào quang sau thánh tượng đức Phật rọi soi ấm áp huyền diệu. Hoa đăng, hương trầm, bánh trái đã thiết bày trên các bàn thờ theo đúng nghi lễ được Thầy hướng dẫn, căn dặn... Thầy đến trước giờ hẹn nửa giờ đồng hồ, mới 7h30, triệu thỉnh thêm thánh tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ chùa Tịnh Quang mà Thầy trú trì, để thiết trên bàn đặt giữa chính môn. Nửa giờ sau, thêm một thầy nữa quang lâm, thầy
24/07/2018(Xem: 6470)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
22/07/2018(Xem: 8773)
Thái Lan: Các cầu thủ đội bóng Heo rừng sẽ xuất gia 12 cầu thủ đội bóng “Heo rừng” và huấn luyện viên của họ đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt 18 ngày trong một hang động ở Thái Lan, có khả năng sẽ xuất gia hạn định để bày tỏ sự kính trọng đối với Saman Kunan, cựu Hải quân Thái SEAL đã hy sinh trong nhiệm vụ giải cứu đội bóng.
22/07/2018(Xem: 6922)
Người con Phật nghĩ gì về án tử hình? Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia -- nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -- vẫn duy trì và thực hiện án tử hình. Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử. Các quốc gia có đông dân số Phật tử -- như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… -- vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.
20/07/2018(Xem: 6382)
Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến cho con người không còn sống trong sự bình thản như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội, cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]