Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Và Môi Sinh Môi Trường

01/12/201518:40(Xem: 6786)
Đức Phật Và Môi Sinh Môi Trường
duc phat va moi sinh

Đức Phật Và Môi Sinh Môi Trường
TK.Thích Liễu Nguyên
 

Noi Gương Đức Phật Thích Ca, Chúng Ta Trân Quý Bảo Vệ Môi Sinh: Cây Xanh, Nguồn Nước Sạch...Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.

 

Bốn sự kiện lớn về Đức Phật diễn ra gắn liền với cây xanh là:

 

1. Đức Phật Đản Sanh dưới cây Hoa Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni.

2. Đức Phật thành đạo dưới góc cây Bồ Đề.

3. Đức Phật Chuyển Luân thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển.

4. Đức Phật nhập Niết Bàn dưới hai cây Song Thọ trong rừng Ta La.

 

Hơn thế nữa, suối 49 năm hoằng hoá độ sanh, Ngài đi trên đôi chân trần khắp miền Trung và Bắc Ấn Độ. Và ngày ngày Ngài ngồi tham thiền dưới những gốc cây. Ngài sống gần gũi với rừng núi thiên nhiên như suốt 8 năm sống trên hang động đỉnh núi Linh Sơn để thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

 

Dù sau nầy có nhiều tín chủ cúng dường tịnh xá để Tăng Đoàn cư trí tu tập vào mùa mưa thì Ngài vẫn không xa thiên nhiên như: Trúc Lâm Tịnh Xá nằm giữa rừng trúc. Kỳ Viên Tịnh Xá là vườn cây của Thái Tử Kỳ Đà....

Ngài thường dạy các Tỷ Kheo đi đến đâu cũng phải bảo vệ trân quý sự sống dù là lá cây ngọn cỏ cũng không được phá hoại. Ngài thiết lập nền tảng giới luật để Người Xuất Gia có đời sống phạm hạnh trong đó có việc bảo vệ môi sinh và sự sống của muôn loài từ hữu tình đến vô tình như hoa lá cỏ cây....

Ngài lấy ví dụ như con ong chỉ lấy phấn hoa để làm mật và thức ăn nhưng không làm tổn hại cây hoa. Ngài dạy các Tỷ Kheo vào xóm làng khất thực cũng phải như vậy...

 

Cuộc sống của Ngài ngoài việc dạy chân lý giải thoát, Ngài còn gởi lại một bức thông điệp lớn về sự quý giá và quan trọng của môi sinh, cây xanh, nguồn nước sạch... Với sự sống trên trái đất trong đó có loài người. Bức thông điệp đó trải qua hơn 25 thế kỷ, ngày nay lại cực kỳ quan trọng đến tình trạng biến đổi khí hậu của trái đất trong hiện tại và tương lai.

 

Theo số liệu của các nhà khoa học công bố thì tình trạng trái đất đã quá ô nhiễm và nóng dần lên rất nhanh do phát triển khí thải công nghiệp, do nạn phá rừng...

Nếu con người không dừng lại mà cứ tiếp tục như vậy thì sau 100 năm nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 2 độ C và rồi 300 trăm sau là tăng thêm 6 độ C. Lúc ấy Băng ở Bắc cực sẽ tan hết kéo theo 1/6 đất đai vùng thấp các châu lục sẽ chìm xuống nước biển. Và rồi 1/6 diện tích đất thì bị Sa Mạc Hoá, chưa kể số đất còn lại thì đã bị ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước ngọt bị nước mặn xâm nhập.

 

Nguy cơ thì quá nhiều trong lúc loài người vẫn mãi mê đua nhau mở nhà máy đầy khí thải độc hại và lại còn đốt phá rừng bừa bải nhiều nơi.

Đất đai ngày càng giảm mà dân số loài người lại tăng quá nhanh. Ví dụ riêng Trung Quốc dân số đã 1,5 tỷ người và khí hậu thì ô nhiễm có nơi vượt mức báo động đến 30 lần.

 

Cứ tiếp tục như vậy chúng ta hãy tưởng tượng con cháu của chúng ta 200 năm sau sẽ sống thế nào khi đất đai bị mất đến 2/6 diện tích mà dân số lại tăng gấp đôi.

 

Có lúc nào chúng ta nghĩ loài người đã phát triển theo một hướng "văn minh" sai lệch không? Có rất nhiều hướng chúng ta hãy đổi hướng trước khi quá muộn.

 

Nhân ngày chống biến đổi khí hậu thế giới đang diễn ra tại Pháp (2015), thiết nghĩ loài người nếu còn biết thương chính mình và thế hệ con cháu thì phải nhanh chóng có những biện pháp cấp thiết khả thi để bảo về môi trường như:

 

1. Cắt giảm tối đa khí thải công nghiệp

2. Sắc lệnh quốc tế cấm chặt phá rừng bừa bãi.

3. Khuyến khích hỗ trợ các quốc gia, các tổ chức đoàn thể trồng thêm nhiều rừng cây xanh tối đa có thể trên khắp thế giới.

4. Bảo vệ nguồn nước ngọt trên toàn thế giới.

5. Các thông tin truyền thông, báo chí nên phát lời kêu gọi bảo vệ môi trường.

6. Tất cả các trường trung học nên có một bộ môn về lợi ích của môi sinh môi trường.

 

Thiết nghĩ trong cơ thể chúng ta: phổi, thận, tim...là những bộ phận quan trọng cho sự sống thì rừng xanh như là lá phổi của sự sống muôn loài. Nguồn nước sạch như là quả thận....

Chúng ta bảo vệ môi sinh cũng chính là bảo vệ sự sống của muôn loài và cho con cháu chúng ta mai sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 5253)
Năm mươi lăm tuổi đời Trôi qua thật là nhanh Bốn mươi lăm tuổi lẻ Tôi mãi bận phân tranh Với cuộc đời nghiêng ngữa Mười năm rồi cũng nhanh Tôi về nương tựa Phật Mặc cho tháng ngày xanh Vẫn âm thầm lặng lẽ Cùng bao nỗi đua tranh Tôi yên bình niệm Phật Tìm nơi chốn an lành.
19/09/2013(Xem: 24287)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
19/09/2013(Xem: 9327)
Chẳng là một tối nọ tình cờ tôi xem được đoạn phim Nghịch Duyên của hãng phim Mã Lai, tả một câu truyện có thật xảy ra tại Trung Quốc từ thời xa xưa nào đó. Nhân vật chính chỉ có hai người là Chàng và Nàng, hay anh Chồng và chị Vợ, họ lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Vợ chồng sống khá hạnh phúc với nghề bán rau cải tươi ngoài chợ. Cho đến một hôm chị Vợ nghe được một bài Pháp của một vị Hòa Thượng giảng về công năng của câu Niệm Phật sẽ được vãng sanh.
19/09/2013(Xem: 7712)
Hôm nay đạo tràng chùa Linh Thứu hân hoan đón chào phái đoàn Phật tử từ các nơi trên thế giới, đổ dồn về dự buổi Huân Tu Phật Thất do Thầy Hạnh Tấn hướng dẫn. Này nhé! Thầy Tâm Ngoạn một du Tăng đến từ Nam Cali xứ Cờ Hoa, Thầy Hạnh Tấn của chúng ta như các bạn đã biết,
18/09/2013(Xem: 9474)
Các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang tìm cách ứng dụng sự thực tập chánh niệm và thiền định vào hoạt động của mình để có được hạnh phúc và sự phát triển bền vững. (Được chuyển ngữ từ bài viết “Google seeks out wisdom of Zen Master Thich Nhat Hanh” của tác giả Jo Confino đăng trên tờ The Guardian ngày 5/9/2013).
17/09/2013(Xem: 21185)
Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567