Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thanh Tịnh Thí

23/11/201521:05(Xem: 6584)
Thanh Tịnh Thí
 
blank

Namo Sakya Muni Buddha
 Thanh Tịnh Thí
 
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, Ngài cho gọi các Tỷ khưu:
Này các Tỷ khưu, có bốn thanh tịnh thí vật này. 
Thế nào là bốn?
 
1, Có bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận;
2, Có bố thí thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho;
3, Có bố thí không thanh tịnh từ người cho cũng không thanh tịnh từ người nhận
4, bố thí thanh tịnh từ người cho cũng thanh tịnh từ người nhận.
 
Ở đây, này các Tỷ khưu, người cho có giới, (thiện pháp) còn người nhận là ác giới, (ác pháp). 
Như vậy là bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận.
 
Này các Tỷ khưu, ở đây, người bố thí không có giới, (ác pháp) còn người nhận có giới,(thiện pháp). 
Như vậy là bố thí người nhận thanh tịnh, người cho không thanh tịnh.
 
Ở đây, này các Tỷ khưu, người cho là ác giới, (ác pháp) và người nhận cũng là ác giới,(ác pháp). 
Như vậy là bố thí, người cho không thanh tịnh và người nhận cũng không thanh tịnh.
 
Này các Tỷ khưu, ở đây, người bố thí có giới, theo thiện pháp và người nhận cũng có giới, 
theo thiện pháp. Như vậy là bố thí người cho thanh tịnh và người nhận cũng thanh tịnh.
Này các Tỷ khưu, có bốn thanh tịnh thí vật này.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương IV, phẩm không hý luận, phần thanh tịnh thí vật, 
VNCPHVN ấn hành năm 1996, tr706).
 
 Bình Giải:
 
Bố thí và cúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. 
Tuy nhiên, để bố thí và cúng dường thực sự có lợi ích, mang ý nghĩa tịnh thí thì người 
cho  lẫn người nhận phải nỗ lực để tự hoàn thiện mình. Biện chứng tương quan giữa cho 
và nhận của tịnh thí cho thấy không phải hễ có tài vật là có thể cho một cách đúng pháp được
 đồng thời cũng không thể nếu có người cho, dù thành tâm mà có thể vô tư để thọ nhận được.
 
Người cho hãy quán sát xem những gì được đem cho xuất phát từ đâu, có phải tịnh vật hay không? 
Người nhận cũng nên tự vấn lương tâm xem mình đã xứng đáng, có phần nào tương ứng để thọ 
nhận sự bố thí và cúng dường, để hồi hướng phước báo cho thí chủ hay không? Nếu tương quan
 này khập khiễng tức giữa người cho hoặc giữa nhận không thanh tịnh thì sự tịnh thí không thành,
 thậm chí chỉ còn lại hình thức trao đổi, hoán chuyển giá trị như muôn vàn sự trao đổi khác trong
 cuộc sống. 
 
Vậy thì, muốn có được sự tịnh thí, người cho và người nhận chỉ cần tuân thủ nguyên tắc
 “có giới, theo thiện pháp”. Khi một người sống trong sự bảo hộ của giới pháp đồng thời nỗ lực
 làm các việc lành thì tự thân đã đầy đủ phước báo xứng đáng để cho và nhận. Trong mọi trường hợp, 
thành tâm và nhất tâm vẫn là điều kiện cơ bản và then chốt nhất để tác thành tịnh thí.
 
Cho là một nghĩa cử cao đẹp, là biểu hiện của tâm xả. Tuy vậy, để sự cho (thí xả) của mình 
đạt được phước báo viên mãn thì phải nỗ lực để thanh tịnh thí tức người cho, vật đem cho và 
người nhận phải thanh tịnh và nhất tâm. Nỗ lực tu học, sống “có giới, theo thiện pháp” nhằm 
trang nghiêm phước báo tự thân nhờ tịnh thí là phương châm sống của những người con Phật. 
Namo Buddhaya
 
blank
Là Thế Chuyện Đời
 
Cuộc đời chẳng lợi thì danh
Không danh thì lợi - Chẳng tranh mới nhường
Lòng người không ghét thì thương
Không thương thì ghét, không buồn thì vui.
Đường đời không tới thì lui
Không thăng thì giáng, không lùi thì lên. 
Ân tình không nhớ thì quên
Không thân, không thế - Không tiền, không yêu.
  
Tình đời nắng sớm mưa chiều
Mang lòng Thị Nở, Thúy Kiều ngoài da. 
Tâm hồn không Phật thì Ma
Vòng vo trăm kiểu nào qua Tình, Tiền
Trường đời không chức, không quyền
Không trên thiên hạ, không yên trong lòng.
Sự đời mới chuộng cũ vong
Không thương, ai giận, ai mong, ai chờ?
 
Sang giàu không hết bơ vơ
Nghèo xơ xác, vẫn biết Cho, không nghèo 
Nhân tình thế thái eo xèo
Tấm thân tứ đại bọt bèo sắc, không.
 
- Thiên thu vẫn thế lòng vòng
Nghêu ngao điệp khúc bềnh bồng, đổi thay
Mênh mang hư thực kiếp này
Hai bờ buông xuống, là đây lối về.
Sắc, thinh.. bỏ lại bên lề
Ngồi yên lặng lẽ tràn trề thái hư.
 
Người về trong cõi Như Như
Thương người ôm mộng khư khư.., cũng đành!
 
Như Nhiên 
Thích Tánh Tuệ
 
blank
x_3b9851b7 photo x_3b9851b7.gif
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2012(Xem: 12883)
Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc...
11/04/2012(Xem: 8865)
Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.
11/04/2012(Xem: 10328)
Hiện nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ.
10/04/2012(Xem: 7862)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
10/04/2012(Xem: 7912)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
09/04/2012(Xem: 7813)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
09/04/2012(Xem: 11865)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
09/04/2012(Xem: 10729)
Nhân ngày lễ Phật Đản năm nay, chúng tôi xin trình bày về đề tài: "Nếp sống Phật Giáo", một đề tài mà chính Đức Bổn Thích Ca đã giảng thuyết nhiều lần, nhưng cụ thể và rõ ràng là trong các bài Kinh Đức Phật dạy người con trai của mình là La Hầu La, sau khi La Hầu La xuất gia. Những bài Kinh này đều có bản dịch trong Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và trong Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147.
08/04/2012(Xem: 7453)
Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
07/04/2012(Xem: 8036)
Đã nhiều năm nay, rất nhiều người than phiền rằng tôi không tuân thủ theo những quy tắc hay chuẩn mực thông thường. Điều này hoàn toàn đúng. Không may thay, những người như tôi hầunhư luôn phải tuân theo những truyền thống, những chuẩn mực văn hóa nhất định. Như các bạn đều biết, thế giới này ngập tràn những danh xưng,khái niệm, và thực tế là văn hóa,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]