Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi xây thiền đường Thông reo cho 1000 thiền sinh ở Thenac, Pháp

08/11/201505:59(Xem: 6773)
Chúng tôi xây thiền đường Thông reo cho 1000 thiền sinh ở Thenac, Pháp



Web Thiênf trả giải lao
Chúng tôi xây thiền đường Thông reo cho 1000 thiền sinh ở Thenac, Pháp


Một hôm, sau bữa ăn sáng, thầy Pháp Sứ hỏi tôi có bận gì chiều nay không. Tôi nói rằng không. Thế rồi thầy bảo “Quý thầy đợi chú lúc 15h ở bãi đỗ xe gần tăng xá”. Tôi gật đầu nhận lời.

Trong lòng nghĩ rằng mình từ Việt Nam mới sang tham gia thực hành thiền, chắc quý thầy mời tôi uống trà hoặc có thể dẫn đi tham quan hay có những điều tâm sự thầm kín. Vậy là tôi tắm rửa sạch sẽ, mặc bộ đồ màu nâu mới, chuẩn bị đến giờ được hẹn.

Đúng giờ, thầy Pháp Sứ xuất hiện và đưa cho tôi một đôi gang tay xù xì, cũ kỹ và bảo tôi đeo vào. Tôi làm theo mà không hiểu gì cả. Thầy cũng đeo gang tay và xách theo trên vai 1 cây kéo dài, trên vai khoác một túi nải màu nâu. Thầy bảo “Đi thôi chú”. Bụng tôi nghĩ, thầy dẫn vào rừng uống trà. Chắc bởi rừng rậm nên chúng tôi cần kéo lớn này, đi đến đâu mở đường đến đó.  Và thế là chúng tôi cất bước nhẹ nhàng trong im lặng. Trời nắng rất đẹp. Cái nắng cuối thu rất nhẹ, rất vàng làm cho cây càng màu thu càng  vàng hơn. Đẹp vô cùng.

Chúng tôi bước dần, đúng cách thực tập của thiền sinh trong thiền hành. Tôi theo dõi từng bước chân, mỗi hơi thở. Thế rồi chúng tôi vào đến rừng thông. Thầy giới thiêu rằng hôm nay mời tôi đi xây dựng thiền đường Thông reo. À ra thế.

Một con đường đã được mở từ trước. Đơn giản các cành thông thấp đã được cắt xuống, cắt nhỏ từng khúc  và xếp  rất đẹp 2 bên tạo thành một đường đi. Đường đi giữa 2 hàng thông. Thầy Pháp Sứ bảo rằng đây là Con đường Tỉnh thức. Đường sẽ dẫn vào thiền đường Thông reo đang được sắp hình thành.

Tôi giật mình. Tỉnh thức tức là Phật. Con đưởng Tỉnh thức sẽ có nghĩa là Đạo Phật. Hay vô cùng. Phật là người đã tỉnh thức hoàn toàn còn chúng ta là những người đã thức tỉnh 1 phần và đang tiếp tục thực tập tỉnh thức mỗi ngày. Vậy thì đường vào thiền đường Thông reo có tên là tỉnh thức là quá đúng.

Trong não tôi tưởng tượng la một công trình xây dựng với rất nhiều máy móc, thiết bị, nhiều nguyên vật liệu. Thầy Pháp Sứ nói rằng thiền đường này sẽ cho khoảng 1 ngàn thiền sinh ngồi thiền. Vậy chắc phải là một công trình lớn. Và may mắn biết bao khi tôi được tham gia lao động cho công trình ý nghĩa này.

Chúng tôi đi sâu vào rừng. Đây là một rừng thông. Thông cao cả chục mét. Cao và thẳng. Chắc những cây thông này đã được trồng cách đây hơn chuc năm rồi. Tôi cảm nhận rất rõ mùi thơm từ thông. Thơm lắm. Mùi thơm này gợi cho tôi ký ức về 12 năm ở nước Nga, nơi tôi tiếp xúc rất nhiều với thông ở đây và thông là một trong những người thầy lớn nhất của tôi.

Tôi nhớ rằng  lúc bấy giờ tôi đã có 1 thất vọng, 1 thất bại khá lớn. Và tôi đi dạo chơi. Đơn giản là đi dạo trong bất định. Trời xui đất khiến thế nào tôi lại vào rừng. Khi đó là mùa đông, tuyết trắng xóa, phủ kín khắp nơi. Tôi bước nhẹ trên tuyết và lang thang trong rừng. Cây đã rụng hết lá chi trơ lại phần thân. Tự nhiên tôi nhận ra thông là loại cây duy nhất mà mùa đông lá vẫn còn xanh nguyên. Lá thông mùa đông có rụng nhưng trên cây vẫn một màu xanh. Người ta chặt cành thông về đón Noel  và năm mới có lẽ cũng bởi muốn cuộc đời mình, gia đình mình xanh mãi, xanh cả năm. Khi đó tôi là 1 cậu sinh viên đại học năm thứ nhất.

Tôi quan sát cây thông rất kỹ và nhận ra rằng thông rất thẳng. Chợt nhận ra rằng mình cần học thêm ở thông tính thắng thắn, cương trực. Nhìn kỹ tôi lại học thêm ở ông thầy thông tính vững chãi. Cậu sinh viên mới vào đại học ngồi xuống tuyết và cảm nhận mùi thơm nhe nhàng. Rõ ràng giữa mùa đông mà mùi thơm từ thông vẫn rất tuyệt. Tôi nằm ra tuýết và chợt nhận ra một bản nhạc rất hay và có lẽ đây là 1 bản hòa tấu hay nhất trong đời mà tôi được nghe. Rồi tôi nằm ngửa trên tuyết nhìn thẳng lên ngắm bầu trời trong xanh không một gợn mây giữa cái nắng đông. Lá thông đung đưa. Ngắm trời qua tán những cây thông đẹp và tuyệt vô cùng.

Thông đã trở thành người thầy tuyệt vời của tôi từ ngày đó. Tôi nhắc mình hoc theo thầy: vững chãi, xanh quanh năm, tỏa hương cho đời, hòa tấu cho người và vũ trụ, cống hiến hết mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù bão giông, băng, tuyết. Tôi quay về và thấy đời quá đẹp để làm lại từ đầu, để đi tiếp, để vượt lên những quả núi trong cuộc đời mình. Đó là năm 1983 1984 của thế kỷ trước.

Thầy trò chúng tôi xắn tay vào việc. Thầy Pháp Sứ dùng kéo cắt những cành thông đã được cắt từ trên cây xuống còn tôi thì nhặt và xếp rất gọn gàng vào 2 bên để thạo thành con đường. Hóa ra thiền đường Thông reo là thiền đường ngoài trời. Hóa ra chúng tôi đang thi công Con đường Tỉnh thức và thiền đường Thông reo thế này đây. Ôi thú vị thật.

Xây dựng thiền đường Thông reo không cần bê tông, cốt thép, chẳng cần gạch, ngói, thủy tinh, inox. Chúng tôi làm 5 công doạn. Thứ nhất, sau khi chọn xong diện tích có thể đủ cho 1 ngàn thiền sinh ngồi thiền ngoài thiên nhiên, cần cắt các cành thông thấp phía dưới, làm sao để trong độ cao tầm 3 mét chỉ có thân thông mà không có cành thông tủa ra chắn lối. Muốn cắt như vậy cần những cây cưa dàn cán và sắc bén. Cái món này ở đây khá nhiều. Đứng dưới thấp tôi chỉ cần kéo vài ba lần là 1 cành cây, có to đến cả cổ tay cũng được cắt đứt.

Khi cưa cây tôi sợ cây đâu nên luôn xin lỗi cây, mong cây cảm thông cho tấm lồng tốt của chúng tôi. Về sau tôi nghĩ rằng tôi chỉ làm công việc vệ sinh cho cây như là ta cắt móng tay móng chân hay cắt tóc cho người. Thế là tôi vui với mỗi cây. Và hình như các cây cũng vui. Hơn nữa tôi biết họ rất vui bởi nay mai hàng trăm thiền sinh từ khắp nơi, từ rất nhiều nước trên thế giới sẽ ngồi thiền nơi đây và các bạn thông yêu quý của tôi cũng được đứng thiền cùng. Chúng tôi sẽ giúp và cùng các bạn thông tu tập, hành thiền. Hay và vui quá chứ ạ.

Công đoạn thứ 2 là cắt những cành thông đã được cắt từ cây xuống thành từng đoạn ngắn quãng dưới 1 mét . Cắt loại cành này và ở dưới đất nên ta cần đến loại kéo dài cán. Chỉ cần đưa lưỡi kéo vào ấn mạnh, thậm chí rất nhẹ là cành cây được cắt làm đôi. Phải công nhận rằng những cây kéo cắt cây ở Pháp rất sắc. Mỗi lần cắt tôi cảm nhận rằng mình đang cắt các phiền nào của mình, đang cắt bỏ vô minh của mình, đang cắt để bớt đi tham, sân, sy của tôi. Thật là một cách thực hành tuyệt vời.

Công đoan thứ 3 là xếp những đoạn cành cây đã cắt thành hàng lối đẹp đẽ, tạo lối đi thân thiện, dễ thương. Thầy Pháp Sứ hướng dẫn rất kỹ rằng cần xếp đầu ra đầu duôi ra đuôi để cho đẹp. Thầy cũng nói rằng cần xếp ngay ngắn, vuôn vắn, đẹp mắt. Tôi hiểu rằng tính thầy rất ngăn nắp, quy củ. Hóa ra cái gì cũng phải học. Thì ra ta cần thực tâp chánh niệm trong mỗi công việc và từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất. Tôi thực hành một cách thích thú việc nhặt và xếp từng khúc cành cây.

Khâu thứ 4 là cắt cỏ. Sau khi khỏang không đã được chuẩn bị, máy cắt cỏ sẵn sàng vào cuộc. Tôi muốn cắt cỏ nhưng thầy Pháp Sứ không cho. Thầy bảo rằng cần phải được học cắt có, cần có quần áo và thiết bị bảo hộ lao động. Nói thật rằng ở Việt Nam tôi cũng có 1 máy cắt cỏ, từng cắt nhiều lần và có mặc đồ bảo hộ gì đâu. Tuy nhiên thầy bảo ở đây khác, phải chấp hành đúng quy định. À ra thế. Làm cái gìcũng cần theo luật pháp và quy định. An toàn đặt lên hàng đầu. Hôm sau tôi mới được thầy kể cho rằng đã có chuyện một quý vị nào đó ở một nơi nào đó khi cắt cỏ không đeo kính bảo hộ và bị mảnh gỗ nhỏ bắn đúng mắt và mất 1 mắt. Tôi giật mình. Sắc xuất rất thấp nhưng nếu xảy ra thì hậu quả khôn lường. Thế mà ở quê nhà, trong bao nhiêu việc, tôi và những người quanh tôi xem trời là vung, làm bậy bạ không tính kỹ đến an toàn lao động.

Khâu cuối cùng là cào cỏ và vệ sinh thiền đường. Cào cỏ cũng cần nghệ thuật nhé. Làm sao chỉ cào cỏ mà không cào đất, không cào lớp lá thông rất êm phía dưới. Rất cần chánh niệm trong khi làm. Tôi có tham gia cào cỏ nhưng nói thật là không dễ chút nào.

Mỗi buổi thiền làm việc trong quá trình xây dựng thiền đường chúng tôi đều có nghỉ giải lao. Thế là có thiền trà. Thầy Pháp Sứ luôn mang theo nước sôi và trà. Có khi có cả trái cây và bánh kẹo. Thầy rất khéo động viên chúng tôi. Thầy còn nói rằng tôi là thiền sinh cư sỹ Việt Nam đầu tiên được uống trà bình an nơi thiền đường này, từ khi chưa khánh thành. Tôi giật mình vì quá đúng. Có lẽ tôi may mắn thuộc số ít những “công nhân” xây dựng thiền đường Thông reo một ngàn chỗ ngồi ở Thenac, nước Pháp. Và có khi là công nhân – cư sỹ duy nhất người Việt được may mắn tham gia công trình ý nghĩa này.

Chiều hôm qua, sau khi kết thúc ngày làm việc, thầy Pháp Sứ rủ tôi tối đêm ra đây uống trà.  20h tối có thiền tọa và sau đó là thiền hành trong thiền đường trong nhà cho tất cả các thiền sinh đang tu tập ở đây. Ngay sau đó 3 chúng tôi lên đường. Thầy Pháp Sứ, tôi và 1 quý thầy nữa.  Tôi mang theo đèn pin nhưng thầy nói rằng nên tắt đi. Đi trong đêm mới thú vị. Nói thật rằng đã rất rất lâu rồi tôi không đi trong đêm tối vào rừng. Hơn nữa ngay cả ban ngày vào rừng ở Việt Nam cũng rất sợ. Sợ đủ thứ. Rắn, rết. Rồi trộm, cướp. Sợ cả những gì tôi bị dọa từ nhỏ nữa.  

Đêm thanh vắng và im lặng. Chỉ nghe thấy tiếng chim và côn trùng mà không có bất cứ tiếng động nào. Ba chúng tôi nhẹ nhàng bước trong rừng đêm. Thế mà vấn mò vào được thiền đường Thông reo.

Chúng tôi ngồi thiền giữa đêm thanh vắng và tinh khôi. Tôi quyết định nằm thiền. Ngửa mặt lên trời ngám sao đêm đẹp và hạnh phúc không thể tả nổi. Sao trên trời nhiều lắm, lấp lánh như chào chúng tôi. Thông nhẹ nhàng vi vu giữa khuya như cám ơn chúng tôi đã đang xây dựng thiền đường này. Tôi cảm nhận rất rõ mùi thơm của đất, của cỏ, của cây và của thông. Có mấy khi được nằm thẳng xuống đất mà không cần bạt, cần chiếu thế này đâu. Cám ơn cây, ơn rừng, ơn bầu trời nhiều lắm.

Rồi chúng tôi ngồi uống trà. Đêm nay thầy Pháp Sứ chiêu đã trà Nhật Bản. Rất ngon. Thầy bảo trà này không những không mất ngủ mà ngủ rất ngon. Hình như lần đầu tiên trong đời tôi được uống trà trong đêm, giữa rừng mênh mông cây cối, nhất là nhiều thông xanh thế này. Tôi uống rất chậm để thưởng thức. Từng giọt từng giọt. Ôi mùa thu nước Pháp.

Thiền đường Thông reo sắp hoàn thành. Chỉ còn công đoạn cuối là dọn dẹp sạch sẽ. Thầy Pháp Sứ nói rằng sẽ dùng xe cst kít chở thêm hai bức đá làm cổng vào và thêm 1 bức tượng Phật bằng đá nữa là xong. Ngày khánh thành chắc vui và bất ngờ lắm đây vì hầu như chưa ai biết rằng đang xây dựng thiền đường này. Tôi tưởng tượng ra khi đó sẽ là bữa thiền tọa rồi thiền trà hoành tráng. Tôi vọng tưởng nghĩ đến cảnh ngồi thiền giữa rừng thông trong mùa tuyết rơi rồi vào mùa xuân hoa nở, rồi vào mùa hè cây xanh cảnh đẹp và mùa thu lá vàng. Ngày khánh thành không có tôi. Khi đó tôi đã ở Hà Nội mất rồi.

Thiền đường là nơi để thiền. Nghe đến thiền đường  không mấy ai nghĩ đến một thiền đường ngoài thiên nhiên. Ngày xưa đức Phật ngồi thiền ngoài thiên nhiên chứ nhỉ. Đức Phật chứng quả ngay dưới gốc cây. Mà Đức Phật sinh ra, rồi nhập niết bàn cũng trong rừng mà. Tại sao ngày nay chúng ta ít sinh hoạt trong rừng, ít hành thiền trong rừng với cây và thiên nhiên vậy nhỏ. Phải chăng chúng ta bị những ngôi nhà – những cái hộp bê tông mê hoặc. Hay chúng ta thực sự hết rừng mất rồi, rừng bị phá hết rồi ư!

Tôi mơ về một Việt Nam với nhiều chùa và thiên viện có rừng xung quanh và rất nhiều cây. Nơi thiền viện ở đây có đến mấy chục héc ta rừng. Thiên nhiên bao la. Sạch sẽ, không 1 tý rác nào, yên tĩnh, trong lành và an toàn. Đối với tôi, ngồi thiền trong rừng thông vẫn là lựa chọn số một. Tôi rất thích thông, thật sự là yêu quý và biết ơn  thông.

Tôi mong sẽ thấy những thiền đường trong rừng trên đất nước Việt Nam yêu quý và tại các nước khác trên thế giới. Nếu  bạn biết ở đâu có thiền đường trong rừng cây hãy cho tôi biết với nhé. Tôi rất yêu thiên nhiên, rất muốn sống trong thiên nhiên và thở cùng cây .

Hôm nay trời nắng rất đẹp. Sáng nay tất cả chúng tôi đi thiền hành vào rừng như mọi ngày. Con đường “Huyền thoại” thân quen. Con đườn thiền hành mỗi ngày thật gần gũi. Dưới chân tôi là lớp lá cây màu vàng rất dày, xốp và êm. Tôi nhẹ bước và biết ơn cây. Cây che chở chúng tôi, bảo vệ chúng ta, giúp tôi tu học và hành thiền tuyệt vời. Tôi ngắm nắng vàng mùa thu với niềm vui khó tả. Niết bàn là đâu, niết bàn là đây. Khi ta bỏ tham sân sy đi, khi ta bỏ cái ta ảo tưởng và to tướng của mình đi là ta có niết bàn. Ông doanh nhân Nguyễn Mạnh Hùng của ngày xưa thành bác công nhân của những ngày qua và đã thấy mình thật nhỏ bé giữa vũ trụ, thấy mình thật thảnh thơi giữa thiên nhiên. Thật hiếm khi tôi thấy mình hòa vào thiên nhiên được như bây giờ. Thật là lạ.

Công trình thiền đường Thông reo bắt đầu từ rằm tháng bảy. Tôi cám ơn thầy Pháp Sứ - tác giả của công trình ý nghĩa này. Tôi cám ơn các thiền sinh đã cùng chúng tôi lao động những ngày qua. Ít nhất tôi rất thích các bạn thiền sinh phương tây đã cùng làm viêc với chúng tôi. Họ đến từ Hà Lan, Úc, Italy, Pháp, Thái Lan,… Họ làm việc rất nghiêm túc, rất chăm chỉ, rất đúng giờ và vô cùng có trách nhiệm.

Hôm qua, trong buổi thiền trà, thầy Pháp Sứ nói rằng tổng công trình sư của thiền đường Thông reo là thầy Tự Tại. Thầy người Pháp và gia đình đang sống ở thủ đô Paris. Thầy đã rời Paris tráng lệ và xuất gia 4 năm nay. Thầy Tự Tại cười rất vui và to. Chỉ có 2 chúng tôi nói tiếng Pháp, còn tất cả dùng tiếng Anh. Thỉnh thoảng tôi lại dich sang tiếng Anh câu chuyện của 1 thầy trò có cùnh chung thứ ngôn ngữ. Và  chúng tôi chụp chung với nhau 1 bức hình.

Tự nhiên tôi muốn có 1 đêm ngủ trong thiền đường Thông reo. Có thể trong lều hoặc trên võng. Ngủ ở đây chắc thích lắm đấy ạ. Tôi muốn trải nghiệm 1 đêm ở đây. Biết rằng trong rừng này có nhiều lợn rừng, nai và thỏ. Biết đâu tôi lại có duyên may gặp các bạn ấy. Thế thì tuyệt lắm nhé.

Và tôi muốn đưa các đồng nghiệp tuyệt vời của tôi của công ty sách Thái Hà, muốn đưa các em học trò yêu quý của tôi của Vườn Yêu Thương và các bạn Việt Nam sang đây thưởng thức. Thiền đường Thông reo đẹp, lãng mạn và diệu kỳ này luôn mở cửa chào đón tất cả mà. Mong lắm. Nếu bạn muốn, thật sự muốn, hãy liên lac ngay với tôi nhé.

Thở vào tôi thấy thông xanh ngắt. Thở ra tôi thấy trời trong vắt. Thở vào tôi thấy chim đang hót. Thở ra tôi thấy thông dang reo. Thở vào tôi thấy rõ những bạn thiền sinh đã và đang thi công thiền đường. Thở ra tôi nhận thấy cả ngàn thiền sinh đủ mọi quốc gia đang ngồi thiền, nằm thiền rất an lạc nơi thiền đường Thông reo.

Tôi gửi bài viết và sẽ rảo bước ra Con đường Tỉnh thức ngay đây. Mà đâu cần phải ra đó, hiện nay tôi đang rất tỉnh thức, rất chánh niệm để gõ những dòng chữ này tặng bạn đây mà. Con đưởng Tỉnh thức chính là Đạo Phật. Bạn đã nhận ra chưa ạ. Và bạn có quyết tâm cùng tôi thực hành chánh niệm, tỉnh thức mỗi ngày không ạ. Hôm nay trời đẹp lắm. Trời quanh bạn đẹp lắm. Thật mà!

Thenac, Pháp tháng 11 năm 2015

TS Nguyễn Mạnh Hùng       


Web Thư giãn Web Thiênf trả giải laoWeb Thày Pháp Sưs căts cỏWeb Hungnm ngì thiên giưa Thông reoweb Hungnm mơì tra thâỳ Tư TạiWeb Hungnm căts câyWeb Hungnm căts canh thông      

Ý kiến bạn đọc
08/11/201501:27
Khách
Người gần thất thập cổ lai hì có đuợc làm bạn đồng hành vào thiền đường này ko.XIN Cho địa chỉ email vì muốn chia xẻ với những bài viết mới đây của cư sĩ.Rất cám ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2011(Xem: 7748)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7329)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16818)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21583)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 7490)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14450)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7157)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6417)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 5509)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 14551)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]