Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân tâm và tâm lỗi lầm

14/10/201512:54(Xem: 4683)
Chân tâm và tâm lỗi lầm


ducphatthichca-2

CHÂN TÂM & TÂM LỖI LẦM



Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả, thành Thánh thành Phật, hay thành ma thành quỷ, lên thiên đàng vào địa ngục cũng do “cái ta”. Đối với “chân tâm” không có “cái ta” là “nhất minh tinh, lục sanh hòa hợp” tức lục căn: thấy, nghe, biết...rõ ràng, mà không phân biệt, dính mắc với lục trần, đó là “tâm” của người chân tu, giải thoát. Nhưng đối với “vọng tâm” “tâm lỗi lầm” của thế gian thì trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật dạy có 4 hạng người:

1. Hạng người thứ nhất: Không ai hỏi về cái tốt của mình mà cứ nói, huống là có hỏi. 
 
2. Hạng người thứ hai: Có ai hỏi đến cái tốt của người cũng chỉ nói bập bẹ, nói ngập ngừng, huống là không hỏi (tức chẳng nói). 
3. Hạng người thứ ba: Không ai hỏi đến cái xấu của người mà cứ nói, huống là có hỏi.  
4. Hạng người thứ tư: Có ai hỏi đến cái xấu của mình thì che giấu, huống là không hỏi (tức chẳng bao giờ nói).

Bốn hạng người trên là do “vọng tâm” với người lớn “bản ngã” sinh ra, đó là tâm không biết tu, “tâm lỗi lầm”, “thấy lỗi người, che giấu lỗi mình, khoe khoang cái hay của mình, che giấu cái hay của người...”

Muốn là người “chân tu” phải “quán chiếu nội tâm” soi sáng lại chính tâm mình, để sửa lại cái “tâm tội lỗi” nầy vậy, đó là “tu theo chánh đạo”, “ẩn ác dương thiện”, “chỉ thấy điều hay, không tìm điều dở”, thường hành pháp lạy Phật sám hối, là đang tu chuyển ba nghiệp thân, khẩu, ý một cách tuyêt hảo, vừa rèn luyện thân tâm, hạ được ngã chấp, vừa chuyển hóa được nghiệp lực, xem mọi người là Phật sẽ thành, để luôn sống thân thiện, khiêm cung, nghĩ mình còn yếu, không kiêu mạn, tự hào, để cố gắng tu tập hoàn thiện vươn lên, như vậy sẽ không còn nằm trong “bốn hạng người” nói trên. Còn nếu “hướng ngoại tìm cầu” là “tu theo ngoại đạo” lúc đó “tâm lỗi lầm” của “bốn hạng người” trên, sẽ dễ dàng phạm tội, đi “rêu rao lỗi tứ chúng”, cao ngạo, ‘mục hạ vô nhân’, nghĩ ta là Thánh, mọi suy nghĩ, lời nói việc làm hoàn toàn đều đúng, bắt mọi người phải thần phục, ai bất phục không nghe theo liền bị “chụp mũ”, “phủ đầu”, “quy tội” tha hồ kiêu mạn, tạo nghiệp, gây oan trái, gieo khổ đau. Lục Tổ dạy: “Người đời nếu thật tu hành, đừng thấy lỗi thế gian. Các việc muốn không ngại, thường phải thấy lỗi mình, như thế mới hợp với đạo”.

Người “lớn cái ta” sẽ luôn luôn sống bất an, vì phải thường lo toan, tính toán, để đối phó với tất cả, hầu chứng tỏ “ta là quan trọng nhất”, “ta hoàn toàn đúng” mọi người phải phục tùng ta, sống không thật, nên sợ người lật tẩy, sẵn sàng triệt hạ người để bảo vệ ta, đưa lỗi lầm, cái xấu của người ra để hòng che giấu lỗi lầm, cái xấu của ta, tạo ra vô vàn hệ lụy, đọa đày trong muôn kiếp nhân sinh.

Người thật tâm tu hành, thì phải luôn “quán chiếu tự tâm” thấy lỗi lầm của mình mà tự sửa, để mà ăn năn sám hối, thì lỗi lầm cũ sẽ hóa giải, lỗi lầm mới không có cơ hội gieo tạo, phát triển, thường xét nét lỗi lầm của mình như thế, đâu còn thời gian để mà dòm ngó lỗi lầm của người, từ đó ta sẽ dễ dàng sửa chữa hoàn thiện được chính ta và không bị phiền não thế gian chi phối, đúng với tinh thần của Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đã dạy “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” có nghĩa xem xét lại chính mình là phận sự chính, không phải từ nơi khác mà được, Tìm lại mình, biết rõ được mình là trên hết, như vậy không phải là ta đang sống với “chân tâm” và “tu tâm” đúng hướng, để có được an lạc, giải thoát đấy ư! Đâu cần phải tốn công hao sức, hằng ngày phải mãi miết chạy theo bên ngoài để tìm cầu những cái không thật, vô thường, tạm bợ, với “tâm lỗi lầm” nếu có chăng, cũng chỉ là “ma nghiệp” rốt cuộc trắng tay, khổ lụy mà thôi, để phải mãi chịu trầm luân trong sinh tử luân hồi.

Tu là phải biết sống lại với “chân tâm” không phân biệt và đắm nhiễm với lục trần, tuệ tri rõ ràng mọi vật, làm việc trong an tịnh và sáng suốt mới là Phật sự, trở về với “niết bàn tịch tịch”, muốn được như vậy, trước tiên ta phải diệt “bản ngã” để hết “tâm lỗi lầm”, không có “ngã chấp” chi phối, thì lúc đó làm việc gì cũng có kết quả tốt, ta mới sống an lạc tu tập, tạo nhiều công đức, thoải mái trên lộ trình, giác ngộ, giải thoát, lợi ích quần sanh.  

“Tâm chơn” mọi cảnh đều chơn
“Lỗi lầm tâm” ấy oán hờn lụy đau

An Lạc thất, Adelaide Nam Úc những ngày tịnh dưỡng

 Thích Viên Thành
 (Hạnh Trung)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2012(Xem: 5909)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
02/05/2012(Xem: 6923)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản...
02/05/2012(Xem: 9457)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ.
28/04/2012(Xem: 4860)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống rồi nói bài kệ:
28/04/2012(Xem: 6842)
Tôi chỉ muốn nói với cháu rằng, các cháu thật sự là thế hệ mới của thế kỷ 21 này. 11tuổi? Nên tôi nghĩ cháu sinh ra vào lúc bắt đầu của thế kỷ này. Thế hệ của tôi thuộc vào thế kỷ trước. Thế kỷ ấy đã qua rồi. Nên chúng ta đã nói lời chào giả biệt, bye bye. Thế nào đi nữa, tôi nghĩ thế hệ của tôi thuộc thế kỷ đã qua, đã cống hiến nhiều cho thế giới, nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối cho nhân loại. Tôi muốn nói với quý vị một điều. Thế kỷ trước đã có nhiều thành tựu kỳ diệu, nhưng cũng là thế kỷ của những cuộc tắm máu. Do vậy, thế kỷ 21, một cách căn bản, logic, đừng có những cuộc tắm máu nữa.
27/04/2012(Xem: 6674)
Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề "Phật Giáo nhập môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008), tác giả Fabrice Midal đã dành một chương để trình bày về vấn đềĐạo Đức và các Giới Luật trong Phật Giáo. "Tam giới" hay "ngũ giới"là những gì khá sơ đẳng và "quen thuộc" ít nhất là đối với những ngườitu tập đang bước trên Con Đường, thế nhưng dưới ngòi bút của Fabrice Midalchúng ta cũng sẽ khám phá ra một vài góc nhìn thật mới lạ.
26/04/2012(Xem: 7437)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
25/04/2012(Xem: 7256)
Hình ảnh Bồ Tát sơ sinh đứng trên quả địa cầu thật có nhiều ý nghĩa: Bồ Tát vào đời với nguyện lực khai sáng cho đời và hoàn thiện Ba La Mật...
22/04/2012(Xem: 6818)
Bởi con đã có được thân người quý giá này, với những tự do và thuận duyên Xin hãy cho con thành tựu các giáo lý quan trọng nhất!
22/04/2012(Xem: 6847)
Nguyện cầu tất cả các nguy hại và bao động ở mảnh đất tuyết này Nhanh chóng được an dịu và xua tan hoàn toàn Nguyện cầu Bồ đề tâm cao quý tối thượng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567