Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhẹ Dạ Cả Tin, Si Mê Lầm Lạc

14/10/201508:56(Xem: 7486)
Nhẹ Dạ Cả Tin, Si Mê Lầm Lạc

NHẸ DẠ CẢ TIN, SI MÊ LẦM LẠC 

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối. Chúng chỉ sống theo quán tính, thói quen, không có sự nhận định, suy xét, tìm tòi, quán chiếu soi sáng như loài người bởi nghiệp si mê chiêu cảm. 

 

Tại một khu rừng nọ, muôn loài thú đang sống bình yên với nhau thì một hôm trời bỗng giáng xuống những cơn sấm sét long trời lở đất, báo hiệu điềm xấu sắp xảy ra. Một chú thỏ đang say sưa ngon giấc chợt giật mình tỉnh dậy, nửa tỉnh nửa mê ba giò bốn cẳng tìm đường thoát thân. Trên đường đi chú gặp hai anh chị nai đang đứng ngơ ngác. Thấy thỏ cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng nên cả hai bèn hỏi, “ủa, có chuyện gì mà chú hoảng hốt quá vậy?” Thỏ vừa chạy vừa la lớn, “trời sập, trời sập, chạy mau kẻo chết!” 

 

Hai vợ chồng nhà nai vì nhẹ dạ cả tin nên nghe vậy cũng cắm đầu chạy theo. Thế là chú thỏ đã có bạn đồng hành, ba con chạy được một đỗi gặp ba chú ngựa đang thong dong gặm cỏ. Thấy thỏ và nai phóng chạy như bay không dám quay đầu lại, biết có chuyện chẳng lành nên ngựa ta hỏi lớn, “có chuyện gì không may xảy ra vậy?” Ba con đồng thanh đáp, “trời sập, trời sập, chạy mau!” Ngựa vằn nghe nói hốt hoảng chạy theo, cứ thế lần lượt các con thú khác cũng chạy theo như thế dù chẳng biết ất giáp gì, cũng chẳng cần biết nguyên nhân vì sao, loài nào cũng tin là trời sắp sập.

Chuyện ngụ ngôn trên ám chỉ cho sự ngu si, đần độn vì nhẹ dạ cả tin, si mê lầm lạc nên các loài thú đồng nhau chạy trối chết, chẳng biết sự thực ra sao. Nhẹ dạ cả tin là căn bệnh của một số người vì bị vô minh che mờ lý trí nên chẳng biết đúng sai, thực hư thế nào, chỉ tin suông, tin càn mà không tìm hiểu nguyên nhân. 

 

Loan tin trời sập hay tận thế nghe qua tưởng chừng đạo đức nhưng đó là kiểu tung tin đồn nhảm làm mọi người mất phương hướng và niềm tin trong cuộc sống. 

 

Người ham hưởng thụ nhiều cho rằng chết là hết, không tin tội phước, nhân quả nghiệp báo sẽ tranh thủ tận hưởng khoái lạc trần gian bất chấp luân thường đạo lý, cuối cùng gây nhiều tội lỗi tày trời làm băng hoại đạo đức xã hội. 

 

Người bi quan yếm thế sẽ chán chường, chẳng muốn làm gì hết vì nghĩ có cố gắng cũng phí công vô ích, thà ăn không ngồi rồi còn sướng hơn. 

 

Người mê tín khi nghe vậy cứ tưởng đấng sáng tạo đang trừng phạt con người nên càng cầu khẩn, van xin ban ân huệ, cuối cùng dẫn đến cuồng tín, si mê không thể ngờ. 

 

Người ăn không ngồi rồi, người đầu trộm đuôi cướp, người si mê nghiện ngập sẽ càng sa đoạ hơn khi hay tin ấy. Họ mặc tình ngang nhiên làm điều phi pháp vì sợ sau khi chết sẽ làm ma ngáp ruồi, không hưởng thụ được. Tung tin trời sập, tuyên truyền kích động ngày tận thế vô tình đưa con người vào ngõ cụt, làm xáo trộn an sinh xã hội, gây hoang mang, sợ hãi cho nhiều người.

Trời sập theo quan niệm cổ xưa không có y cứ khoa học rõ ràng, vô tình huỷ hoại niềm tin sự sống của loài người. Tận thế là quả báo chung của toàn thể con người, động vật, thực vật và các loài có sự sống. Hiện tại những quả báo chung của các loài có tình thức như thiên tai, sóng thần, động đất, lũ lụt, hoả hoạn, chiến tranh dường như đã được sắp sẵn và đang xảy ra trên thế giới này. Chúng ta có thể biết được nhờ vào mạng lưới thông tin, báo chí hằng ngày; nhưng chúng không đồng loạt, khi thì chỗ này, khi thì chỗ kia, hậu quả từ nhân phá hoại sự sống lẫn nhau trên trái đất. 

 

Con vật lớn ăn thịt con thú nhỏ, con cá lớn nuốt con cá bé, thực tế nhất là tại Thiền Viện Thường Chiếu chính mắt chúng tôi trông thấy. Một loài chim tên thường gọi “bìm bịp” là một sát thủ của loài rắn, chúng chỉ có khoảng từ bốn đến tám con là cùng. Thời kỳ Thường Chiếu còn hoang sơ rắn nhiều vô số, ở đâu cũng có thể gặp rắn và có những con lớn cỡ bắp chân. Ốc ma và các loài cóc nhái, sâu rầy đủ cả. 

 

Ấy thế mà trong vòng 10 năm, các loài ấy hầu như tuyệt chủng bởi mấy con bìm bịp quái ác, chúng xơi tái, tiêu diệt, moi móc tận hang ổ các loài bò bay mái cựa. Chỉ có mấy con bìm bịp thôi mà rắn, ốc, cóc, nhái và các loài sinh vật khác gần như diệt vong. 

 

Riêng con người thì thông minh hơn, hung ác hơn, vì có hiểu biết hơn nên có thể giết hại tất cả các loài khác ngay cả đồng loại mình. Con người phát triển, mở mang tới đâu thì tàn hại và huỷ diệt tới đó. Giết hại con người thì mạng đền mạng hoặc chịu tù từ 10 năm cho đến chung thân, hơn thế nữa sẽ bị chi phối bởi luật nhân quả mà âm thầm nhiều kiếp bị chết yểu và bệnh hoạn. 

 

Giết hại con người thì quả báo nặng hơn các loài khác vì có cộng nghiệp người thân trả thù nên ảnh hưởng nhân quả rất lớn. Giết hại các động vật có tâm thức thì tuỳ theo mức độ cố ý hay vô tình mà thủ phạm phải chịu trả quả bị thương tật, chết chóc, hoặc có thể bị tai nạn chung với nhiều người như thiên tai, dịch bệnh và tai nạn giao thông… 

 

Nghiệp nhân khác tàn hoại sự sống trái đất để phục vụ nhu cầu cuộc sống con người là chặt phá cây rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi làm môi trường ô nhiễm; quả báo phải trả là tai hoạ chung của toàn nhân loại do nhân phá hủy sự sống mà ra.

Theo lời Phật dạy, chúng sinh phải trải qua ba đại nạn lớn là lửa cháy toàn thể trái đất, nước làm ngập cả trái đất và cuối cùng bị cuồng phong, gió táp làm băng hoại. Thế giới hiện nay đã và đang bị những nạn trên nhưng không đồng loạt, do đó không thể nào tận thế sớm như thế. Học thuyết tận thế năm 2000 đã bị mai một vì không đúng thực tế, tin đồn năm 2012 tận thế cũng không có căn cứ khoa học. Chúng ta hãy nên thận trọng, nếu không sẽ bị bọn xấu lợi dụng gây hoang mang làm tổn hại cho nhiều người. 

 

Một số người vì nghĩ sang năm tận thế nên bây giờ tổ chức tham quan du lịch, vui chơi thỏa thích, bỏ bê công việc làm ăn hằng ngày. Ngày tận thế sẽ đến khi con người đã mất đi tính thiện, ai cũng giết hại, trộm cướp, lường gạt, độc ác, si mê và không còn nhận biết được đúng sai, phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại. Người con Phật với tinh thần từ bi, trí tuệ mỗi ngày hãy nên quán sát và xem xét từng hành động, lời nói, suy nghĩ của mình trong từng phút giây không lơ là, giải đãi; muốn ít biết đủ, không xan tham quá mức những nhu cầu hằng ngày. 

 

Con người cần phải chủ động ngồi lại thương thuyết với nhau để cân bằng sinh thái của bầu vũ trụ bao la này, nếu không con người sẽ tự tiêu diệt lẫn nhau và sống trong đau thương, thù hận. Thế giới bây giờ đã cho chúng ta thấy rõ điều đó.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2018(Xem: 11937)
Mỗi lần, khi chợt nghĩ đến Thầy, tâm con lại khởi ngay lên 2 tiếng “Thưa Thầy”. Tự nhiên như thế. Có lẽ, vì nghĩ đến Thầy nên con muốn thưa Thầy những điều con đang nghĩ chăng? Từ gần hai thập niên nay, con đã nhiều lần âm thầm “Thưa Thầy” như thế, kể cả thời gian mười năm trước đó, dù chưa được diện kiến Thầy nhưng nhờ được đọc sách Thầy viết mà con có niềm tin là khi con cần nương tựa, cần dìu dắt, con “thưa” thì thế nào Thầy cũng “nghe” thấy. Vì sao con có niềm tin này ư? Há chi phải biết vì sao! Cảm nhận được như vậy đã là quá đủ, quá hạnh phúc cho con! Thưa Thầy,
15/10/2018(Xem: 5923)
Từ thế tục cho đến Tôn giáo, thậm chí có những hội đoàn, quân đội…đều có màu sắc, dáng kích sắc phục khác nhau. Nhìn vào phân biệt ngay là đoàn thể, tổ chức hay Tôn giáo nào, ngay cả trong một Tôn giáo còn có nhiều sắc phục khác nhau cho mỗi hệ phái, dòng tu…Tăng bào còn gọi là pháp phục, pháp y của Tăng sĩ nhà Phật. Từ thời Đức Phật, gọi là y ca sa, người sau gọi là “áo giải thoát, còn gọi là Phước điền y”. Ca sa phát âm bời chữ kasaya, có nghĩa là màu sắc phai nhạt, hoại sắc, không phải là màu sắc chính thống rõ ràng, chứng tỏ sắc phục Tăng sĩ không sặc sở lòe loẹt của thế gian, mang tính đạm bạc giản dị, thanh thoát.
10/10/2018(Xem: 9342)
Mùa thu rong bước trên ngàn Đừng theo chân nhé, trần gian muộn phiền! Võng đong đưa một giấc thiền Xua mây xuống đậu ngoài hiên ta bà.
10/10/2018(Xem: 8171)
Trong bài “Phật giáo như là một triết học hay như là một tôn giáo”, chúng tôi đã định nghĩa về các cụm từ: siêu hình học, vũ trụ luận và bản thể luận. Nay tôi xin ghi lại các định nghĩa này trước khi tìm hiểu Vũ trụ luận của Phật giáo (Buddhist cosmology):
04/10/2018(Xem: 7544)
Bạn đã từng nghe Đức Phật rầy la bao giờ chưa? Ngay cả nếu bạn trong một kiếp tiền thân đã từng có duyên nhập chúng trong thời cận kề các bậc thánh “Thiện lai Tỷ khưu,” cũng chưa hẳn bạn đã được tận mắt thấy Đức Phật rầy la một ai. Hiếm hoi lắm, nhưng trong kinh điển có ghi lại một số trường hợp.
02/10/2018(Xem: 9416)
Chúng ta đều biết giận là không lành mạnh, không nên và không đẹp thế mà chúng ta lại thường nổi giận. Ông Bà ta có dạy, "No mất ngon, giận mất khôn" là thế. Sau đây là 5 phương pháp thực tập để xoa dịu cơn giận và tận hưởng thời gian quý báu, quan trọng của mình với nhau. Trong cuộc sống có những điều rất nhỏ mà cũng có thể làm ta nổi giận và sự giận dữ đó có thể đưa đến tan vỡ hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc gia đình. Thật ngạc nhiên là thông thường những điều nhỏ bé ấy có thể khiến chúng ta mất bình tỉnh hay nổi giận thiên đình. Mỗi khi sự giận dữ của bạn nổ tung, thật khó để kiểm soát hay lấy lại những gì mình đã nói và làm. Tức giận, cũng như những cảm xúc khác—vui buồn, thương ghét v.v...—không phải là một điều xấu. Đó là một cảm xúc cần thiết, nhưng nếu chúng ta không kiểm soát những cảm xúc, lời nói, hoặc hành động, nó sẽ đưa ta mất niềm vui, an lạc, hoặc tệ hơn là sự cải vả để rồi đưa đến bất hoà hay tan vỡ.
02/10/2018(Xem: 21445)
Commencing at 10:00 am on Saturday, 6th October 2018 Then every Saturday from 10:00 am to 11:30am Why do we practice meditation? Modern life is stressful and impermanent. Meditation is a way of calming the mind and help us to attain more awareness, compassion, happiness, and inner peace. Discover for yourself the inner peace and happiness that arise when your mind becomes still.
01/10/2018(Xem: 7677)
Trung Thu đã qua, không có nghĩa là Trung Thu đã hết. Hương vị Trung Thu vẫn còn vương vấn đâu đây, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, với các bé có hoàn cảnh khó khăn, Trung Thu là một niềm hạnh phúc thật giản đơn. Sáng ngày 30/9/2018, ĐĐ. Thích Thiện Tuệ cùng nhóm Mây Lành tiếp tục hành trình vi vu trên những nẻo đường đến chùa Thiền Lâm để tổ chức chương trình tu tập - thiện nguyện Trung Thu tại chùa Thiền Lâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, do TT. Thích Thông Hoà thỉnh mời.
01/10/2018(Xem: 6038)
Hành Thiền Trong Khi Lâm Chung Nguyên bản: Meditating while dying Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
01/10/2018(Xem: 5171)
Từ lâu tôi vẫn lo trú vào cái tháp ngà của mình đê tự học Phật pháp như cách học lối Đại học ngày xưa vì nghĩ rằng mình có kiến thức nay nhờ công nghệ vi tính thì sẽ biết được tất cả những gì tinh tuý của Đạo Phật qua các băng pháp thoại và các bài viết của bậc tiền bối , nhưng nay nhờ tham dự các buổi pháp thoại trực tiếp tôi thật sự nhận ra hai điều quan trọng nhất mà mình đã mắc phải và quyết sẽ cố sửa sai lại để hoàn thiện hơn . Điều thứ nhất là tôi nhận ra được mình thuộc vào hạng người rất tầm thường trong mức độ tu tập tuy khả năng tâm linh có thể vươn tới xa hơn hầu giúp dở người thân bạn hữu chung quanh để cải thiện con người của mình trong nếp sống gia đình và xã hội
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]