Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Điều Nên Nhớ Trong Cuộc Sống

09/10/201521:47(Xem: 7312)
Ba Điều Nên Nhớ Trong Cuộc Sống
Ba Điều Nên Nhớ Trong Cuộc Sống
Thích Đạt Ma Phổ Giác
   
Chúng ta hãy kiểm lại ba điều. Một là mạng sống trong hơi thở. Hai là thân này hư dối tạm bợ, không có gì quan trọng. Ba là tâm là ông chủ nhân của bao điều họa phúc. Ta thường nhớ và thấy như vậy thì sẽ dễ dàng tập trung vào việc tu học để chuyển hoá, gạn lọc tâm buồn thương, giận ghét thành tâm thanh tịnh, sáng suốt. Làm chủ được thân tâm rồi thì các thứ hình thức vật chất trong cuộc sống không thể hấp dẫn và lôi kéo ta được nữa.

Cũng như sức mạnh tâm linh của mỗi người chính là nội tâm thanh tịnh, sáng suốt; nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế. Người Phật tử chân chính tu học cho đến thấy được lẽ thật thì đời sống mới được bình yên, hạnh phúc. Lúc nào chúng ta cũng nhớ rằng từ si mê, tham đắm thân này nên sinh ra tham lam; từ tham không được rồi sinh ra nóng giận; nóng giận lâu ngày trở thành nội kết mà dẫn đến thù hằn, ghét bỏ. 

Ba thứ này là phiền não kiên cố chúng ta cần phải tìm cách chuyển hóa chứ không thể nuôi dưỡng, chất chứa chúng lâu dài. Chúng ta thử nhìn lại trên thế gian này từ người giàu cho tới kẻ nghèo có ai sống mà không có đau khổ hoặc vui vẻ hết.

Mỗi người đều có nỗi khổ riêng; có người khổ vì thiếu thốn đói khát; có người khổ vì không cha không mẹ, không gia đình người thân; có người tuy giàu nhưng cũng khổ vì gia đình không hạnh phúc. Chúng ta phải dám nhìn vào sự thật và luôn nhớ mạng sống này chỉ trong hơi thở thì sẽ bớt tham lam, ích kỷ. Khi thấy thân này nhơ nhớp, không trong sạch thì bớt kiêu căng, ngã mạn; thấy rõ bản chất nó là vô thường nên dần hồi phá được chấp ngã về thân.

Chúng ta muốn chuyển hoá, gạn lọc làm cho tinh thần được trong sáng, tốt đẹp thì phải biết xem xét lại chính mình từ những tâm niệm đang dấy khởi thầm kín. Hầu như ai cũng biết tham lam, nóng giận, si mê là xấu ác nhưng bỏ không được vì thói quen chất chứa nhiều đời.
Con người thật là mâu thuẫn! Lúc nào cũng mong cho mình được sáng suốt, thanh tịnh mà những thói xấu không chịu bỏ.

Người tham lam có 1 triệu thì muốn 2 triệu, có 2 triệu lại muốn 3 triệu, có 3 triệu thì lại muốn nhiều hơn mà không bao giờ biết dừng lại. Nói đến việc tu để tâm được thanh tịnh, sáng suốt thì nhiều người bảo ăn chay, lạy Phật nhiều là tu. Ăn chay chỉ là bước đầu thể hiện lòng từ bi đối với các loài vật, lạy Phật cũng thuộc về phần thể xác nhưng biết cách lạy sẽ thực sự có nhiều lợi ích.

Lạy Phật là cách thức tu trong hoạt động vì thân này luôn phải làm việc, ăn uống, tắm rửa, đi tiểu đi đại nên cách thức tu lạy Phật có giá trị thiết thực về hai mặt thể xác lẫn tinh thần. Toàn thân năm vóc lễ lạy, đứng lên quỳ xuống, thân tâm cung kính nhất như làm cho thân khoẻ, tâm an. 


Tu bằng hình thức tạo phước, tạo duyên, từ từ buông xả được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Hoặc ta tu bằng cách lọc bỏ các vọng tưởng cho tâm được trong sáng, thanh tịnh.

Thân và tâm không tách rời nhau và luôn cùng nhau hoạt động, nếu tâm biết tỉnh giác thì thân miệng làm các việc tốt mà cảm nhận được niềm vui. Ta biết đóng góp vật chất thì có phước nhưng tâm còn phiền não, vọng động thì vẫn còn luân hồi sanh tử. Vì lòng tham muốn của con người không bao giờ biết thỏa mãn nên tâm cứ luôn rong rủi tìm cầu, chạy theo ngũ dục không bao giờ biết chán, biết đủ.

Người ta nói “ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”, nhưng xét lại đời sống con người từ khi sinh ra, thì tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội đều do chạy theo ăn-uống-mặc-ở và các tiện nghi sinh sống khác… Người nghèo thì tìm cách tranh thủ làm lụng để có cái ăn cái mặc. Người đã dư ăn dư mặc thì muốn kiếm thêm để tích trữ, dành dụm cho con cháu mai sau.

Khi đã có đầy đủ vật chất thì con người lại muốn tranh thủ để có danh vọng, địa vị, kẻ hầu người hạ, ăn trên ngồi trước, được mọi người tôn trọng kính nể. Rốt cuộc, cả một đời lao đao, lận đận chạy theo ngũ dục thế gian rồi cuối cùng đi đến già-bệnh-chết và mang theo chỉ hai bàn tay trắng. Cha mẹ, vợ con, anh chị em, thân bằng quyến thuộc, cũng không ai dám phát tâm đi theo. Quả thật, lòng tham con người không bao giờ biết chán, biết dừng và muốn ít biết đủ. 

Từ si mê mới cho rằng đời sống dài cả trăm năm nên lo tạo dựng sự nghiệp, gia đình, công danh, tài sản, của cải để con cháu đời sau hưởng đến khi tắt thở cũng chưa chịu dừng nghĩ. Vì vậy mà cả một đời mấy chục năm trời, ta cứ lao vào hình thức vật chất mà không nghĩ đến tâm tư của mình trong sáng hay tối tăm; không màng đến việc trau dồi nhân cách, đạo đức mà chỉ đuổi theo những cái tạm bợ, phù phiếm bên ngoài.

Đời này tạo lập, xây dựng mà nếu lỡ phải chết giữa chừng thì khi ra đi tâm tiếc nuối dấy khởi, ta không cam tâm nên mới phải tái sinh, có khi phải đọa làm chó giữ nhà để giữ của. Thế cho nên, Phật nói si mê là gốc của luân hồi sống chết không có ngày cùng, chúng sanh phải thăng lên lộn xuống mãi trong ba cõi sáu đường gốc cũng từ si mê mà ra.


Ta đam mê sự sống, danh vọng, sắc đẹp, quyền lực, tiền bạc, của cải. Ta thường sống với những ảo tưởng, nhớ nghĩ về quá khứ hoặc mơ mộng đến tương lai. Chính đó là gốc rễ của si mê. Cho nên, chúng ta phải thường xuyên quán chiếu mới có thể biết rõ mạng sống vô thường, thân này không thật có. Biết thân này không có giá trị chân thật thì chúng ta không còn tham ái, luyến mến nó nữa. Được như vậy ta sẽ biết cách làm chủ thân tâm.

Tuy nhiên, chúng sinh can cường với bản tánh tham lam, ích kỷ mới tu có vài ba năm hoặc hai ba chục năm mà cứ đòi thành Phật; do đó, nghe ai nói tu ba tháng đến sáu tháng thành Phật liền, nên ham quá mới bán hết nhà cửa mà dâng cúng cho người đó. Tu một thời gian không có kết quả mới té ngửa ra tại mình si mê, đần độn nên đã “giao trứng cho ác” mà không biết.

Lời Phật dạy từ trước đến nay chính yếu tu là biết cách gạn lọc nội tâm; giống như một lu nước đục muốn nước được trong phải có thời gian gạn lọc, tuy thấy nước trong nhưng cặn bã vẫn còn dưới đáy lu, gặp duyên thì nước sẽ đục trở lại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/12/2013(Xem: 13958)
Dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường khó có được, nếu người dân có nhiều bệnh tật, ngân sách chi tiêu y tế quá cao, đội ngũ sản xuất ốm yếu, học sinh sinh viên gầy, trí thông minh chưa đạt, đạo đức xã hội xuống cấp. Mà thiền, theo sự nghiên cứu của các khoa học gia và y giới quốc tế trong đó có người Việt chúng ta đều xác nhận, thiền có khả năng giúp cải tiến phần lớn các bất cập nêu trên. Đó là trọng tâm của bài viết gần đây “Thiền và canh tân đất nước”.
18/12/2013(Xem: 22053)
Nhân loại càng văn minh, thì con người càng bị cuốn hút vào các guồng máy do chính mình tạo ra. Từ đó, những khủng hoảng nầy chồng chất lên những khủng hoảng khác, tạo đủ thứ bệnh, và nhiều trường hợp, số phận, đành giao cho tử thần quyết định.
17/12/2013(Xem: 14968)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
17/12/2013(Xem: 15394)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 6388)
Một hơi thở vào có thể dài từ bốn tới mười giây, một hơi thở ra có thể tương tự hoặc dài hơn. Thường thì hơi thở ra dài hơn. Khi thở vào, bụng ta phồng lên; khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Nếu muốn kéo dài hơi thở ra, ta có thể ép bụng xẹp thêm nữa và như vậy ta có thể thở ra thêm vài giây nữa. Khi ép bụng để thở ra thêm ba bốn giây nữa thì phần thán khí trong phổi mình được thải ra thêm
16/12/2013(Xem: 6989)
“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài” Diệu Tịnh
14/12/2013(Xem: 13623)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 9117)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35932)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10786)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]