Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2 - Tôi Và Chúng Ta

08/10/201520:31(Xem: 2076)
Chương 2 - Tôi Và Chúng Ta

NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World

Nhà xuất bản:  Hodder & Stoughton - 2009
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler

CHƯƠNG
2

TÔI VÀ CHÚNG TA

 

 

MỐI QUAN HỆ TRÊN TRÌNH ĐỘ CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI

 

Buổi sáng ngày hôm sau, chúng tôi đã tiếp tục thảo luận về cộng đồng.

 

“Thưa Đức Thánh Thiện, hôm qua, chúng ta đã nói về vấn đề những người cảm thấy bị cô lập và những lợi ích của ý thức cộng đồng này,” tôi bắt đầu, “do thế, một cách căn bản, những gì chúng ta đang nói đến ở đây là đang đồng nhất với một nhóm rộng hơn, một loại hướng từ việc tập trung trên “tôi” đến tập trung trên “chúng ta”.

 

“Đúng đấy.”

 

“Bây giờ, những lợi ích cho điều này làm cho sự định hướng rất rõ rệt. Có những lợi ích cho cá nhân chẳng hạn như sức khỏe tốt hơn, cũng như lợi ích cho phúc lợi của cộng đồng và xã hội mà chúng ta đang sinh sống. Cũng thế, không nghi ngờ gì nữa rằng những mối quan hệ giữa cá nhân, mạng lưới xã hội, v.v… cung cấp nguồn gốc năng lực to lớn nhất cho hạnh phúc con người. Trong các buổi thảo luận của chúng ta những năm qua, thậm chí trước khi nhận ra tầm quan trọng của ý thức cộng đồng, ngài thường đề cập, ngài cảm nhận thế nào rằng sự nối kết của chúng ta với người khác, liên hệ đến người khác với ảnh hưởng của nhân loại, một nhận thức của ân cần và từ bi, v.v…, là toàn bộ đến hạnh phúc của cá nhân…”.

 

“Đúng như thế,” ngài tái khẳng định.

 

“Tốt vậy,” tôi tiếp tục, “tôi nghĩ có thể có một khả năng rắc rối ở đây. Một cách chắc chắn là tự nhiên rằng người ta có thể đồng nhất một cách mạnh mẽ với một nhóm đặc thù hay cộng đồng nào đấy. Nhưng điều này có thể làm nổi bật những sự khác biệt của chúng ta với những nhóm khác, điều thường đưa đến tính ưu việt. Sự xác chứng căn cước mạnh mẽ của một nhóm không chỉ sản sinh ra tự hào của nhóm mình mà cũng tạo nên khả năng thực sự của việc phát triển xu hướng hay thành kiến (chấp trước) chống lại những nhóm khác. Và rồi tất cả những loại rắc rối có thể nảy sinh như một hệ quả. Vì vậy, câu hỏi là, Làm thế nào chúng ta nhiệt tâm với sự chuyển tiếp từ “Tôi” đến “Chúng ta”, chuyển hướng từ một cảm giác cô lập đến một cảm nhận đồng nhất với một nhóm, nhưng ngăn ngừa điều ấy khỏi tiến trình đưa đến “Chúng ta” chống với “Họ”. Dường như rằng loài người có một lịch sử lâu dài của loại sự việc xãy ra, và từ đấy nó là một bước rất ngắn để xung đột và thậm chí bạo động.”

 

“Đây là sự thật”, đức Đạt Lai Lạt  Ma đồng ý; “đó là tại sao thật là quan trọng để nhận ra, như tôi đã đề cập hôm qua, rằng có thể có những trình độ khác nhau của khái niệm “cộng đồng” – và tôi nghĩ điều quan trọng là đặc tính văn hóa hay quốc gia của cá nhân, hay bất cứ điều gì đi nữa, không nên phủ lấp căn cước của một con người, cũng là một thành viên của cộng đồng nhân loại. Điều này là quan yếu.”

 

“À, tôi nghĩ ở đây chúng ta đang nói về việc nối kết trên kết với những người khác được căn cứ trên sự liên hệ nền tảng nhân loại ấy. Và tôi nghĩ vấn đề là nhiều người vẫn thiếu vắng ý thức nền tảng sâu xa của sự nối kết với người khác. Sự vắng mặt mối ràng buộc nền tảng của con người có thể tạo nên cảm nhận dửng dưng, sự thiếu vắng mối quan tâm đến lợi ích của người khác có thể lần lượt đưa đến những vấn nạn thứ tự từ nghèo đói đến tàn phá môi trường. Cũng thế, không có sự liên kết sâu sắc thì có cảm nhận xa cách, một cảm giác rằng những người kia khác biệt một cách căn bản, là điều có thể mở ra cánh cửa của thành kiến và thậm chí có thể đi đến những loại vô nhân đạo mà có thể đưa đến những hành động hung bạo không thể tưởng tượng. Lịch sử nhân loại thì đầy ấp những thí dụ như thế này. Do vậy, vì điều này dường như là ngay tại cốt lõi của vô số rắc rối của nhân loại, làm thế nào ngài đề nghị việc trau dồi một ý thức rộng lớn hơn của việc nối kết với người khác, thậm chí toàn nhân loại?”

 

“Dĩ nhiên, có thể có nhiều nguyên nhân, nhiều thành phần đối với những vấn đề ông đề cập,” ngài nhắc tôi. “Nhưng bây giờ trong việc trả lời câu hỏi của ông về việc trau dồi một cảm nhận sâu xa hơn về sự nối kết, tôi nghĩ chìa khóa là việc chúng ta liên hệ với nhau như thế nào. Nó đi xuống quan điểm căn bản của chúng ta, trên những gì nền tảng mà chúng ta liên hệ đến những người chung quanh chúng ta.”

 

“Chỉ để cho rõ hơn, khi ông nói, ‘trên căn bản nào’, ông muốn nói…?”

 

“Câu hỏi là chúng ta liên hệ đến người khác căn cứ trên những gì phân biệt chúng ta hay trên những đặc trưng mà chúng ta cùng chia sẻ. Điều này có thể quyết định chúng ta có một ý thức cơ bản của sự phân biệt với những người khác, hay cảm nhận quan hệ thân thuộc và mối ràng buộc với cộng đồng rộng lớn hơn.”

 

“Tôi cho rằng điều ấy đúng,” tôi đồng ý, “nhưng tôi nghĩ rằng con người tự nhiên có khuynh hướng nhìn người khác căn cứ nhiều hơn trên những sự khác biệt của họ. Trong thực tế, tôi nghĩ chúng ta thích nhìn chính chúng ta như đặc biệt, như khác biệt với người khác. Tôi không nghĩ rằng sẽ dễ dàng thay đổi cung cách chúng ta liên hệ như thế.”

 

“Điều ấy đúng,” ngài nói. “Để có một cảm nhận thật sự của tình huynh đệ, anh chị em, căn cứ trên sự xác định rõ chính mình trước nhất và trên tất cả như một con người là không dễ dàng. Nó không xãy ra qua một đêm. Nhưng tôi cảm thấy rằng một bộ phận của vấn đề là trong đời sống ngày qua ngày, đại đa số con người không đặt một tư duy nghiêm chỉnh cho mối quan hệ chung nhất đến tất cả những con người khác. Người ta không dành nhiều thời gian để phản chiếu điều này. Tôi nghĩ trong phổ quát trong xã hội có sự nhấn mạnh to lớn hơn trên những khác biệt cá nhân của chúng ta. Do vậy, đối với nhiều người, sự nối kết của họ đến những người khác là thông thường không quá hiển nhiên. Nhưng mối ràng buộc nhân loại luôn luôn ở đấy.”

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma cầm lên cái ca bằng gốm mà ngài để trên bàn bên cạnh ngài và mở nắp. Nhắp một ngụm nước nóng, thức uống thông thường của ngài, rồi tiếp tục. “Tôi chỉ nghĩ – có thể ông không thể tưởng tượng một hoàn cảnh khi một người nào đấy bị mắc cạn trên một hòn đảo không có người ở một thời gian dài, và nếu ông ngẫu nhiên đi ngang qua một người khác, thậm chí nếu người ấy vô cùng khác biệt với ông và hoàn toàn xa lạ, ông sẽ lập tức cảm thấy một mối đồng cảm với người ấy. Sau đó mối ràng buộc thông thường như những con người sẽ trở nên rất rõ ràng.”


vấn nạn chính – chúng ta không thường nghĩ đến những vấn đề này. Xét cho cùng, chúng ta không bị mắc cạn trên một hoang đảo! Vì thế, trong đời sống hằng ngày, chúng ta bị tiêm nhiễm trong những vấn đề cá nhân của chúng ta và chúng ta có khuynh hướng quên lãng mối liên hệ và ràng buộc căn bản của chúng ta như những con người. Nếu chúng ta thật sự muốn thay đổi nhận thức của chúng ta, và phát triển ý thức nối kết chân thành ấy với những người khác, đến tất cả nhân loại, chúng ta bắt đầu từ chỗ nào?”

 

“Một lần nữa, nó đi đến chỗ thức tỉnh – việc trau dồi một sự thức tỉnh đều đặn rộng rãi hơn của những cung cách mà chúng ta nối kết, những đặc trưng mà chúng ta chia sẻ như những con người, và việc khuyến khích cẩn trọng những ý tưởng này trong xã hội của chúng ta.”

 

“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, tôi không chắc nếu chỉ ‘tỉnh thức’ không mà thôi sẽ làm nên một sự khác biệt lớn trong việc vượt thắng ý thức riêng lẽ của chúng ta. Ý tôi muốn nói là đã có đủ bằng chứng có giá trị của những cung cách mà trong ấy chúng ta quá giống nhau như những con người, chẳng hạn như ‘Công Trình Nghiên Cứu Hệ Gene Nhân Loại’ đã hoàn thành. Có những câu chuyện trên truyền thông khắp nơi về việc chúng ta chia sẻ 99,9 phần trăm mã gene với mọi người trên hành tinh này.”

 

“Vâng, nhưng tôi nghĩ rằng nghiên cứu điều gì đấy chỉ mới là bước đầu tiên,” ngài nhắc nhở tôi. “Chúng ta cần thẩm tra, phân tích, và suy nghĩ thật sự về điều này nhiều lần, cho đến khi chúng ta phát triển một sự thuyết phục sâu xa, cho đến khi điều này trở thành một bộ phận trong quan điểm căn bản của chúng ta, cung cách tự nhiên của sự đáp ứng đến thế giới chung quanh chúng ta. Và sau đó, một khi chúng ta có lòng tin sâu sắc này chúng ta cần hành động trên việc thay đổi thái độ của chúng ta – hơn nữa, điều này đòi hỏi nỗ lực.

 

“Nhưng tất cả điều này bắt đầu với việc đơn giản học hỏi nghiên cứu, đơn giản trở nên tỉnh thức với một vài sự kiện, qua đọc hay qua nghe về điều gì đấy – rồi thì chúng ta có thể thực hiện bước tiếp theo, vận dụng nỗ lực để làm sâu sắc hơn sự thấu hiểu của chúng ta và củng cố những gì chúng ta đã học hỏi và nghiên cứu.”

 

Quả thực chúng tôi thật sự hướng tập trung trên những khác biệt của chúng ta hơn là những sự tương đồng. Tuy thế, đức Đạt Lai Lạt Ma xác định rõ “tỉnh thức” về các sự tương đồng, những đặc trưng, các phẩm chất, và những nét mà chúng ta cùng chia sẻ, như bước đầu tiên trong việc trau dồi một cảm nhận sâu xa của “mối đồng cảm và liên hệ” với những người khác – và không chỉ từ một người đến cộng đồng, văn hóa, tôn giáo, hay phe phái chính trị của riêng người ấy, mà đến toàn thể nhân loại. Không ngạc nhiên gì khi ngài cũng chỉ ra rằng điều này sẽ không dễ dàng, rằng nó cần có thời gian vì nó liên hệ một sự thay đổi nền tảng trong cung cách mà chúng ta nhận thức và đáp ứng đến người khác. Không hứa hẹn rằng chỉ bằng việc suy tư về vấn đề này một hay hai lần, rồi đột nhiên chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy có cùng ý thức gần gũi và đồng cảm với mọi người mà chúng ta có thể cảm nhận cho những vận động viên đội nhà của chúng ta trong liên đoàn dã cầu chiều Thứ Bảy.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận rằng chúng ta sẽ cần phản chiếu trên những đặc trưng chung như những con người, quán xét như vậy nhiều lần, cho đến khi chúng ta suy nghĩ như thói quen về những người khác trong một cung cách mới – cuối cùng, mỗi con người không phải được cấp một chiếc áo xứng hợp khi sinh ra, có in dòng chữ “Đội ngũ Nhân thể giảm thiểu thành kiến, thù hận, và bạo động trên thế giới, không mảy may nghi ngờ gì về giá trị cho nỗ lực tiếp nhận một quan điểm mới – hay tối thiểu quan tâm về trách nhiệm mà chúng ta có thể nghiên cứu để liên hệ đến người khác trong một cung cách mới.

 

Nhưng chúng ta sẽ không tránh khỏi gặp phải một sự đề kháng nội tại nào đấy khi chúng ta gắng sức tiếp nhận một cái nhìn mới. Trong cuộc nghiên cứu này đến cuộc nghiên cứu khác cho thấy, người ta cố thổi phồng những khác biệt của họ với người khác, cũng như làm giảm thiếu tối đa các tương đồng trong nhân loại một cách tổng quát. Chúng ta đã đánh giá quá cao tính độc nhất của mỗi người, không chỉ của riêng chính chúng ta. Trong quyển ‘Trượt Chân trên Hạnh Phúc”, nhà tâm lý xã hội của Harvard, Daliel Gilbert, kết luận, “Nếu chúng ta giống như hầu hết mọi người, rồi thì giống như hầu hết mọi người, chúng ta không biết chúng ta giống như hầu hết mọi người.”

 

Trong việc tìm kiếm những lý do cho đặc trưng này của chính con người, ngài chỉ ra đời sống xã hội hằng ngày của chúng ta liên hệ lập tức đến những chọn lọc – tuyển lựa những cá nhân đặc thù “để là người tình chăn gối, đồng nghiệp thương mại, bè bạn ném bóng, và hơn nữa.” Vì đòi hỏi này “mà chúng ta tập trung trên những thứ phân biệt người này với người nọ chứ không phải trên những thứ mà tất cả mọi người cùng chia sẻ.” Điều ẩn ý đã rõ: Cả cuộc đời dành để tập trung trên những thứ khác biệt giữa con người đưa đến kết quả trong một sự xuyên tạc nền tảng, trong sự thổi phồng cấp độ đến những điều mà con người là đồng nhất hay khác biệt. Sau cùng, trong quá trình diễn biến của đời sống ngày qua ngày, không có nhiều kêu gọi để khảo sát hay phản chiếu trên những đặc trưng mà chúng ta cùng sẻ chia – cần thiết một ít để suy nghĩ về việc toàn thể nhân loại cùng thở dưỡng khí oxy như thế nào mà thôi, hay toàn thể cùng chia sẻ những đáp ứng và mô hình cảm xúc đặc trưng của thái độ, hay tất cả đều ước muốn hạnh phúc và xa lánh khổ đau – ngoại trừ, đó là, người ấy là một nhà sinh vật học, tâm lý học, hay một thầy tu Phật giáo. Sự thật là dưới những điều kiện bình thường, người ta thích nghĩ về chính họ như đặc biệt và khác biệt với những người khác. Như Gilbert báo cáo, “Nghiên cứu cho thấy rằng khi người ta được làm cho cảm thấy quá giống với người khác, tính tình họ nhanh chóng trở nên cáu gắt và họ cố gắng để xa cách và phân biệt chính họ với người khác trong những cung cách bất đồng.”

 

Chúng ta ấp ủ các khác biệt của chúng ta, những đặc biệt của chúng ta. Chính đặc trưng tâm lý này của con người mà Gilbert đã than van trong thông điệp kết luận cuốn sách của ông, khi chiến lược không đề cập và bất thường to lớn nhất này của chúng ta đưa chúng ta đến hạnh phúc to lớn hơn. Suốt đời sống của chúng ta, chúng ta tiếp tục lựa chọn và quyết định, căn cứ trên những gì chúng ta tin tưởng sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc. Vấn nạn là, đối với những lý do cụ thể và đa dạng, những sự thừa nhận và tin tưởng nền tảng về những gì sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc thường đơn giản là không đúng. Tuy nhiên, do bởi con người là quá giống nhau trong nhiều cung cách, chúng ta có sự tùy ý sử dụng một phương pháp đáng tin cậy và hiệu quả để giúp chúng ta dự đoán một cách chính xác tiến trình nào của hành động sẽ làm cho hay không làm cho chúng ta hạnh phúc trong tương lai: Quán sát những người khác, những người đang thực hiện cùng quyết định mà chúng ta đang quán chiếu, những người đã vẽ đồ thị tiến trình này trước đây, và hăng hái quán sát những cá nhân ấy hạnh phúc như thế nào dưới cùng những hoàn cảnh chính xác như vậy. Tuy thế, buồn thay, do bởi tin tưởng của chúng ta rằng chúng ta là đặc biệt, rằng tâm thức chúng ta là quá khác biệt với nhau từ người này đến người nọ, và rằng tất cả mọi người thì quá khác biệt với nhau, chúng ta thường phủ nhận những bài học mà chúng ta có thể học hỏi từ những người khác về những gì sẽ mang đến hạnh phúc chân thật cho chúng ta.

 

Không nghi ngờ gì nếu chúng ta phát triển một sự tỉnh thức sâu xa về những tương đồng của chúng ta như những con người, chúng ta có thể thiết lập một tiến trình trực tiếp đối với niềm hạnh phúc lớn hơn bằng việc quán chiếu mối quan hệ giữa thái độ của những người khác và trải nghiệm của họ với hạnh phúc hay khốn cùng. Ý nghĩa của sự tương đồng này cũng có thể cung cấp căn bản cho việc trau dồi một sự thấu cảm sâu sắc cho tất cả những chúng sinh khác mà có thể hoạt động như một loại đối trị đối với thành kiến, thù hận và xung đột bạo động.

 

Tuy vậy, nếu chúng ta tôn trọng triệt để ý kiến của đức Đạt Lai Lạt Ma để nhìn những kẻ khác trên căn bản của những đức tính nền tảng nhất của nhân loại mà chúng ta cùng chia sẻ, chúng ta phân biệt một người với những người khác như thế nào? Làm thế nào chúng ta thực hiện những quyết định về người nào được chọn làm bạn nghề, người phối ngẫu hay công nhân nào nên mướn?

 

Nó sẽ giống như thế nào nếu chúng ta đang liên hệ đến những người khác chỉ trên căn bản của những điểm mà chúng ta cùng sẻ chia, nhìn người khác chỉ đơn thuần như những “con người”? Đúng là nếu chúng ta làm như thế, sẽ không có căn bản cho việc thành kiến, cũng không có việc chống lại bất cứ con người đặc thù nào, không cơ sở cho định kiến, phân biệt hay thù ghét sinh khởi. Nhưng có phải nó cũng giống như khi liên hệ đến sự đa dạng rộng rãi của việc nếm những món ăn đơn thuần như “thức ăn”? Như một thí dụ, hãy nói rằng một người nào đấy đi vào nhà hàng và được đưa cho một thực đơn với nhiều thức ăn đặc sắc, mỗi thứ có đối trọng tốt và có cùng phần trăm chất đạm, chất béo, đường (carbo- hydrate). Nếu chúng ta nhìn những thức ăn này thuần túy trên căn bản của những điểm mà chúng chia sẻ - chẳng hạn tất cả đều cấu thành từ những nguyên tử carbon, hydrogen, và oxygen – rồi thì trên căn bản nào chúng ta có thể lựa chọn món ăn cho chúng ta? Từ nhận thức này, tất cả những thứ ấy phải là giống hệt nhau.

 

May mắn thay, chúng ta không phải làm một sự lựa chọn giữa việc nhìn những người khác duy nhất trong những dạng thức khác nhau của chúng ta, từ nhận thức của những gì phân biệt chúng ta, hay nhìn kẻ khác đơn thuần từ lập trường những nền tảng con người mà chúng ta chia sẻ. Khi những cuộc thảo luận của chúng tôi tiến triển, đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tiếp tục giải thích việc chúng ta thực hiện cả hai như thế nào, việc tiếp nhận quan điểm căn bản mới mà trong ấy chúng ta giữ cả những nhận thức và sự chuyển hóa cái nhìn cùng thái độ của chúng ta về người khác – nhưng không phải không có một ít cố gắng trước tiên, khi cố gắng hòa hiệp những lập trường khác biệt của chúng tôi.

 

CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN CỰC ĐOAN

 

Mỗi đêm, hàng triệu người Hoa Kỳ dành ba giờ rỗi rãnh của họ để xem truyền hình hơn là tham gia trong bất cứ hình thức nào của hoạt động tương tác xã hội. Người ta xem gì? Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy truyền hình thực tế trở thành hình thức phổ thông nhất của truyền hình lập trình. Để khám phá bản chất “thực tế” hiện tại của chúng ta, chúng ta có thể quan tâm những thí dụ như Sống Sót (Survi- vor), loạt chương trình giúp đem lại cuộc cách mạng truyền hình thực tế. Mỗi tuần hàng chục triệu khán giả đã xem một nhóm người bình thường bị bỏ trong một nơi cô lập nào đấy vật lộn để gặp đủ thứ những thử thách và chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt. À, người ta có thể nghĩ, ở đây chúng ta sẽ thấy nhóm người này làm việc hợp tác với nhau, giống như tổ tiên cổ xưa của chúng ta, hoạt động cộng tác nhằm để “chiến thắng”! Nhưng “thực tế” thì rất khác biệt. Những điều kiện của trò chơi được chuẩn bị, vâng, vì thế họ phải hành động hợp tác với nhau, nhưng bản chất của sự liên minh chỉ là tạm thời và quy ước, khi những đấu thủ mưu tính và vạch kế hoạch để chống lại nhau để thắng trò chơi và rời cuộc thi với Giải thưởng Lớn: Một triệu đô la! Mục tiêu là loại bỏ từng đối thủ một khỏi một hoang đảo không người ở qua một cuộc bỏ phiếu của nhóm, loại trừ từng đối thủ khác cho đến khi chỉ còn một cá nhân đơn độc – “người sống sót duy nhất.” Chấm dứt trò chơi là ý tưởng người Mỹ kỳ quặc tối đa trong Thời đại Chủ Nghĩa Cá Nhân của chúng ta: Bị bỏ lại hoàn toàn một mình, ngồi trên một núi tiền!

 

Trong khi Sống Sót là một thí dụ hiển nhiên về định hướng có tính chất chủ nghĩa cá nhân, chắc chắn nó không phải là duy nhất trong sự tô điểm của tấm chăn thô kệch của chủ nghĩa cá nhân của nó trên truyền hình Hoa Kỳ. Ngay cả những phút thương mại xen kẽ cung cấp những thí dụ bắt buộc tương tự, với những quảng cáo như Burger King, tuyên bố HÃY CÓ NÓ TRONG PHONG CÁCH CỦA BẠN!  Thông điệp? Mỹ Quốc, mãnh đất duy không phải mỗi người đàn ông hay mỗi người đàn bà là một cá nhân riêng lẻ nhưng cũng là nơi mà mỗi cái bánh mì tròn nhân thịt hamburger là một vật riêng biệt! sống trong một xã hội. Vì thế điều quan trọng là hãy nhìn vào những giá trị được thúc đẩy và ca tụng trong một xã hội quy định và lượng định những gì tác động đến điều kiện này có trong cảm nhận của chúng ta về độc lập hay của sự liên hệ hỗ tương duyên sinh.

 

Thật dễ dàng để thấy những xã hội Tây phương thúc đẩy các giá trị của Chủ Nghĩa Cá Nhân như thế nào. Tuy vậy, có nhiều xã hội trên thế giới, chính yếu ở Á châu, đã khuyến khích một quan điểm khác, những gì mà các nhà nghiên cứu một cách tổng quát liên hệ như Chủ Nghĩa Tập Thể, căn bản chống lại Chủ Nghĩa Cá Nhân. Chủ Nghĩa Tập Thể trong phạm vi này không liên hệ đến bất cứ một loại triết lý chính trị nào, nhưng thay vì thế liên hệ đến một định hướng căn bản tập trung trên mối quan hệ duyên sinh và tương tác với người khác.

 

Người ta có thể thường xác định những giá trị nền tảng mà một nền văn hóa đặc thù thúc đẩy bằng việc nhìn vào những châm ngôn truyền thống trong nền văn hóa ấy – trong trường hợp này, thí dụ, chúng ta thấy châm ngôn đó như “bánh xe kêu cót két cần dầu mở” có gốc rễ ở phương Tây, ca ngợi một cá nhân đứng bên ngoài đám đông và nói lên tâm tư của mình, trong khi những nền văn hóa Á châu như Nhật Bản chẳng hạn, người ta sẽ thấy những câu châm ngôn như “y đinh lộ ra ngoài phải được đóng xuống”, ám chỉ đến sự tiếp thu mà người ta có thể dự đoán cho việc bước ra khỏi nhóm, một cách kiêu kỳ.

 

Câu hỏi nền tảng là, giá trị của nền văn hóa nào - Chủ Nghĩa Cá Nhân hay Chủ Nghĩa Tập Thể - là thích hợp để thúc đẩy hạnh phúc trong những thành viên của một xã hội, một câu hỏi mà tôi hy vọng đức Đạt Lai Lạt Ma có thể trả lời khi chúng tôi tiếp tục đàm luận.


 

Vẫn thẩm tra vấn đề Tôi chống lại Chúng Ta, nhưng đưa trình độ của cuộc thảo luận từ mức độ của quan điểm và các thái độ cá nhân đến mức độ của những thái độ và giá trị của xã hội, chúng tôi đã tiếp tục việc đàm luận của chúng tôi.

 

“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, chúng ta đang thảo luận về khả năng cá nhân để hình thành những mối ràng buộc và nối kết xã hội đến những người khác. Trong việc thiết lập những liên hệ này, ngài không chỉ đề cập sự cần thiết cho một sự tỉnh thức rộng rãi hơn của những cung cách mà chúng ta được nối kết và tầm quan trọng của việc xúc tiến cân nhắc những ý tưởng này trong xã hội của chúng ta. Ngài cũng đề cập trước đây về việc con người có thể được tác động bởi những giá trị được thúc đẩy từ xã hội và văn hóa của họ.

 

“Tôi đang tự hỏi rằng làm thế nào đến cấp độ nào ý thức cộng đồng của con người mới có thể được tác động bởi những giá trị của xã hội mà con người sống trong ấy. Một cách đặc biệt, tôi tự hỏi về những ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân. Con người sống ở những xã hội chủ nghĩa cá nhân hướng tới có một cảm giác ‘cái tôi’ độc lập hơn so với những quốc gia Á châu nơi người ta hướng tới ý tưởng của Chủ Nghĩa Tập Thể, phối hợp với những giá trị truyền thống hơn và một sự tỉnh thức sâu rộng hơn về duyên sinh tương khởi và tương tác với những người khác.

 

“Từ một viễn kiến, người ta có thể nói rằng những nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa có một định hướng của ‘Tôi’ phổ quát, trong khi những nền văn hóa tập thể chủ nghĩa có một định hướng của ‘Chúng Ta’. Nhưng vấn đề căn bản là xã hội nào sẽ hạnh phúc hơn. Thí dụ, dường như rằng việc thúc đẩy Chủ Nghĩa Cá Nhân, với sự tập trung trên ‘Tôi’, có thể đưa đến ý thức riêng rẻ và thiếu tính cộng đồng như ngài nói đến. Trái lại, dường như có một số lợi ích nào đó của Chủ Nghĩa rằng việc thúc đẩy suy tư độc lập, tự túc, và tự quản có thể đưa đến một sự sáng tạo lớn mạnh hơn, óc sáng kiến, sự hoàn thành, khám phá hơn, và rồi thì -”.

 

“Bây giờ, một vấn đề là,” đức Đạt Lai Lạt Ma ngắt lời, “khi ông nói ‘Chủ Nghĩa Cá Nhân’, tôi nghĩ điều quan trọng là nhận ra rằng có thể có nhiều trình độ. Một trình độ có thể là vấn đề tích cực, và nó có thể đưa đến sáng tạo, hay một ý thức tự tin, những thứ này là những điều rất tích cực. Nhưng cũng có thể trở nên cực đoan hơn, chỗ mà ông cảm thấy quá độc lập và quá tự mãn, ‘Ô, tôi không cần những người khác.’ Nó có thể trở thành một ý thức tự cho mình là trung tâm, hay vị kỷ, nơi mà chúng ta hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích của người khác. Nếu nó trở thành những hình thức cực đoan hơn của Chủ Nghĩa Cá Nhân thì điều ấy có thể làm nên rắc rối.”

 

Trưởng thành ở Hoa  Kỳ, bản chất quá thấm nhuần với ý tưởng của chủ nghĩa cá nhân, chẳng bao giờ xảy đến với tôi cái việc phân tích có những hình thức lành mạnh hay cực đoan hay tìm những thí dụ của bất cứ những hệ quả tiêu cực của điều này trên cá nhân con người. Nhưng khi đức Đạt Lai Lạt Ma nêu ra những sự phân biệt này, thật dễ dàng để đi đến những sự soi sáng về chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Tôi nghĩ, thí dụ, Ted Kaczynski(1), một kẻ Unabomber bị tước quyền công dân, trong nhiều năm là một kẻ khủng bố nguy hiểm nhất trong nước - có lẽ là hiện thân của Chủ Nghĩa Cá Nhân cực đoan. Mặc dù có một đầu óc thông minh về toán học. Kaczynski cuối cùng phải sống trong lán trại bẩn thỉu ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Montana, tiến hành một cuộc chiến tranh đơn độc chống lại kỹ thuật, công nghệ, xã hội và mọi hình thức của Chủ Nghĩa Tập Thể. Hắn ta đã dành những ngày tháng của y trong cô đơn chế những bức thư bom để giết hại và làm mất tay chân những người hắn không thích.

 (1). Sinh ngày 22 tháng Năm 1942, từng là giáo sư phụ tá toán học, bị tù chung thân, không được miễn giảm.

Dĩ nhiên, bên cạnh những hiểm họa của chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vẫn có một câu hỏi về những ảnh hưởng tiêu cực của những sự đa dạng ít cực đoan hơn đưa tôi đến thắc mắc, “Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đề cập Chủ Nghĩa Cá Nhân cực đoan có làm ra những thứ như ích kỷ, nhưng để làm sáng tỏ, ngài có nghĩ rằng việc khuyền khích những hình thức ít cực đoan hơn của Chủ Nghĩa Cá Nhân có thể tạo nên hay góp phần cho sự cô đơn và xa lánh lan rộng như ngài đã đề cập trước đây không?”

 

Ngài ngưng lại để trầm tư một cách cẩn thận trước khi trả lời. “Tôi nghĩ rằng không có hệ quả nhiều của việc khuyến khích Chủ Nghĩa Cá Nhân này, nhân tố làm cho con người cảm thấy phải xa lánh những người khác. Tôi cảm thấy rằng nó sẽ khá hơn, quan điểm đối kháng không hiện diện. Đấy là yếu tố đang biến mất.

 

“Cũng vậy, Howard, tôi nghĩ điều quan trọng phải nhớ là có thể có những mức độ khác nhau của Chủ Nghĩa Cá Nhân giữa các quốc gia. Ngay cả ở phương Tây, có thể có những cộng đồng  có được việc đánh giá rộng rãi sự liên hệ hổ tương của chúng ta, và hợp tác tâm linh. Mặc dù, có thể không phải là trường hợp ở Hoa Kỳ, các quốc gia Âu châu như Thụy Điển và những nước khác ở bán đảo Scandinavia của Bắc Âu, cũng như phong trào kibbutz(2)  ở Do Thái, có một ý tưởng xã hội mạnh mẽ. Tương tự thế, trong mô thức dân chủ nổi tiếng ở Thụy Sĩ, có một sự tự trị rộng rãi ở cấp độ quận, huyện (district), và khi người ta nói về việc sáng tạo những chính sách nó sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của họ, tôi nghĩ rằng họ có thể có cảm nhận một ý thức cộng đồng rộng lớn hơn. Và tôi tin rằng những cá nhân sống trong những loại kiểu mẫu xã hội này chắc chắn sẽ hạnh phúc hơn nhiều.

 (2). Cộng đồng tập thể ở Do Thái, khởi đầu căn bản nông nghiệp. Ngày nay, nông trại là một bộ phận được hỗ trợ bởi những bộ phận khác, kể cả nhà máy công nghiệp và kỹ thuật cao cấp.

Ngài đã đúng. Theo “Bản Đồ Hạnh Phúc của Thế Giới” đầu tiên, được hình thành rõ rệt sau sự dự đoán của đức Đạt Lai Lạt Ma về những mức độ hạnh phúc cao hơn trong những quốc gia này, quốc gia Bắc Âu Đan Mạch được đánh giá là hạnh phúc nhất, Thụy Sĩ thứ hai, và Thụy Điển đứng vào hàng thứ bảy.

 

“Vậy thì,” đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, “tôi nghĩ nó đưa đến điều này: Nếu một xã hội thúc đẩy tư tưởng Chủ Nghĩa Cá Nhân hẹp hòi hay Chủ Nghĩa Xã Hội cực đoan, trong trường hợp nào cũng là thiển cận, và một cách căn bản không thúc đẩy một sự hạnh phúc lớn rộng nhất cho những thành viên của xã hội ấy. Thí dụ, nếu một xã hội là quá cực đoan trong sự tiếp cận xã hội chủ nghĩa của nó đến mức độ là sự trả giá của cá nhân (không có chỗ đứng cho cá nhân), và nó sẽ giống như một cái cây chỉ có thân cây mà không có cành cây. Ngoài một chính quyền mạnh mẽ, không có gì khác nữa. Không có tự do cá nhân, không có sự sáng tạo. Không có gì cả. Trái lại, nếu một xã hội quá đặt sự nhấn mạnh trên cá nhân, đến mức người ta cảm thấy quá độc lập, có một cảm giác không cần những người khác, và cảm thấy hoàn toàn tự mãn, rồi thì nó là giống như loại người ngồi trên một cành cây trong khi người ấy tự cưa nó đi. Thật là khờ dại!”

 

Như với Chủ Nghĩa Cá Nhân cực đoan, thật dễ dàng để thấy những hiểm họa của Chủ Nghĩa Tập Thể cực đoan.


 

Trong thực tế, thế giới quá thường thấy những ảnh hưởng tàn phá của tình trạng dẫm nát trên những quyền của cá nhân nhân danh tập thể: Những trại lao động cải tạo gulag của Liên Xô, những chế độ đàn áp, những sự kinh khiếp xảy ra khi nhân quyền bị tước đoạt khỏi quyền con người của cá nhân. Có điều gì đấy thậm chí những hình thức ôn hòa hơn của Chủ Nghĩa Tập Thể cực đoan dường như dẫm nát óc sáng tạo của con người, sáng kiến cá nhân, và sự phát triển. Tôi nhớ lại lần viếng thăm đầu tiên của tôi đến Trung Hoa năm 1981, lúc mà mọi người chỉ cần đặt chân đến bất cứ một con đường nào ở Bắc Kinh để chứng kiến Chủ Nghĩa Tập Thể được ca ngợi trong xã hội đó như thế nào. Có điều gì đấy làm bối rối với việc đi tản bộ trong một thành phố của hàng triệu cư dân, nơi mà chúng ta thấy mọi người, người nào cũng như người nấy, ăn mặc trong cùng bộ quần áo màu xanh dương đậm(3)  - à, ngoại trừ những kẻ liều lĩnh hiếm hoi mới dám biểu lộ thái độ không theo trật tự [cách mạng] của họ bằng việc chưng diện một bộ đồ xám đậm thay vì một bộ đồ xanh dương đậm (có thể nói đây là quốc phục của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa).

 

Khi nhớ lại lần viếng thăm ấy, tôi nghĩ về người hướng dẫn du lịch Trung Hoa của tôi, một chàng thanh niên vui vẻ vừa mới tốt nghiệp đại học cộng đồng (college). Anh ta không phải  là một người hướng dẫn chuyên nghiệp, nhưng được phân công cho nhóm du lịch của chúng tôi do bởi khả năng cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp của anh ta, vì nhóm của chúng tôi bao gồm vài người Canada nói tiếng Pháp. Hoàn toàn dự đoán rằng nhóm của chúng tôi tôn trọng triệt để một cách tự động và giống nhau theo chương trình nguyên bản cẩn thận của nhà nước, anh ta không chuẩn bị để đối diện với một nhóm bao gồm những cá nhân với những sự ưa thích của riêng họ về những thứ họ muốn thấy hay làm. Không bao lâu khi chúng tôi đến, nhóm được sắp đặt để khám phá một vài khu vườn địa phương trong vài giờ. Sau khi đồng ý gặp lại trên xe buýt của chúng tôi vào giờ quy định, nhóm chúng tôi chia ra làm những nhóm nhỏ hơn, và vài đôi nam nữ cùng những cá nhân độc thân bắt đầu tự thăm viếng những đặc trưng đa dạng của các khu vườn. Người hướng dẫn của chúng tôi lập tức gọi lớn, “Xin vui lòng tập họp chung với nhau! Xin vui lòng tập họp CHUNG VỚI NHAU!” Anh ta chạy tới chạy lui, cố gắng tập họp chúng tôi lại, nhưng khi những thành viên trong nhóm chia ra nhiều hướng khác nhau, anh ta đã trở nên bối rối thấy rõ hơn. Khi thấy rõ ràng là không thể quy tụ chúng tôi lại được với nhau và đưa chúng tôi qua những khu vườn như tổ chức, anh hoàn toàn hoảng hốt. Lắp bắp và sôi sục với sự giận dữ và điên tiết lên, anh ta hét lên, “QUÝ VỊ LÀ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ TINH THẦN TẬP THỂ ĐÚNG ĐẮN!!!” giống như đấy là một sự lăng mạ xấu xa nhất, hổ thẹn nhất mà anh ta có thể xúc phạm đến chúng tôi.


(3). Còn gọi là đồ đại cán, hay áo Tôn Trung Sơn. Từ Cách mạng Văn hóa 1966, bộ đồ này với chiếc nón công nhân của Lê-nin trở thành đồng phục cho mọi giới ở Trung Quốc đại lục từ quân sự đến dân sự, từ lãnh tụ đến dân thường, nam cũng như nữ, chỉ có khác màu, và lĩnh tụ cùng cán bộ cao cấp thì có thêm chiếc áo sơ mi trắng bên trong.

Tóm tắt lại quan điểm của ngài, đức Đạt Lai Lạt Ma kết luận, “Tôi nghĩ một xã hội có thể khuyến khích phát triển những quyền cá nhân và chấp nhận những quyền cá nhân, trong cùng lúc chú ý đến quyền lợi và hạnh phúc của toàn thể cộng đồng hay xã hội - cần được tuyên bố nhằm để mở rộng tối đa hạnh phúc của con người. Bây giờ, trên mức độ cá nhân, vì hạnh phúc luôn luôn là một tình trạng chủ quan của tâm thức, nhằm để tạo nên một xã hội hạnh phúc hơn, chúng ta cần bắt đầu ở trình độ tâm thức cá nhân. Sau rốt, một xã hội hạnh phúc được viết nên từ những cá nhân hạnh phúc vui tươi. Do vậy, tất cả những sự bàn luận này hỗ trợ sự chú ý đến phúc lợi của những cá nhân.

 

“Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn vào mức độ xã hội như một tổng thể và chú ý đến những quan tâm của nhóm, để tạo nên những điều kiện nơi mà những cá nhân và những nhóm có thể phát triển lớn mạnh, nơi có một ý thức yên ổn toàn bộ, sự chú ý đến phúc lợi xã hội, v.v... Thế nên, chúng ta cần một nhận thức rộng rãi hơn, thánh thiện hơn bao gồm cả hai sự tiếp cận. Và tất cả sẽ đi đến cân bằng.”

 

Có thể có vô số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trung bình của hạnh phúc trong một quốc gia, nhưng loại xã hội nào là hạnh phúc hơn? Câu trả lời cho câu hỏi này cho chúng ta trực diện tương ứng với quan điểm của đức Đạt Lai Lạt Ma! Trong việc nhìn vào những nét của các quốc gia hạnh phúc nhất trên trái đất, chúng ta khám phá một mô thức xuất hiện theo sau nguyên tắc chìa khóa của đức Đạt Lai Lạt Ma: Sự cân bằng. Ở đây chúng ta thấy một sự tiếp cận cân bằng tránh những cực đoan của độc lập hay lệ thuộc, Chủ Nghĩa Cá Nhân và Chủ Nghĩa Tập Thể, mà đúng hơn là kết hợp chặc chẽ cả hai nhận thức. Trong những nước ở bán đảo Scandina- via, thí dụ, chúng ta thấy một nền văn hóa công nghiệp Tây phương, một cách truyền thống kỹ nghệ hơn, với tập quán đặc thù Tây phương của việc tôn trọng những quyền cá nhân và suy nghĩ độc lập. Cùng lúc ấy, chúng ta cũng thấy những tiêu chuẩn tập thể, chẳng hạn như giá trị văn hóa mà chúng ta không nên đứng ngoài lề, đạo đức của “cây đinh được đóng xuống”. Một mô thức tương tự hiện hữu trong những xứ sở khác với chính những mức độ hạnh phúc nhất, như Thụy Sĩ, minh chứng sự cân bằng giữa ý thức độc lập và cảm nhận tương liên, quan tâm cho tự do và sáng kiến cá nhân nhưng với một ý thức mạnh mẽ hơn của phúc lợi xã hội và một sự liên hệ năng động hơn trong lợi ích của cộng đồng địa phương được thấy trong những quốc gia ít hạnh phúc hơn ở phương Tây.

 

Khi đi đến việc xác định loại xã hội mà chúng ta nên tìm cầu để tạo dựng một thế giới hạnh phúc hơn, tất cả những chứng cứ có giá trị dường như hổ trợ cho quan điểm của đức Đạt Lai Lạt Ma: Chúng ta phải hành động đối với việc xây dựng những xã hội duy trì sự tôn trọng quyền con người và chân giá trị của cá nhân, là điều khuyến khích sự phát triển những sức mạnh cá nhân, tính chính trực cá nhân, và sự tự tin tuy thế cùng lúc thúc đẩy ý thức nối kết sâu xa đến người khác và quan tâm đến phúc lợi của người khác. Cân bằng là chìa khóa.

 

“KHÔNG PHẢI TÔI HAY CHÚNG TA, NHƯNG TÔI VÀ CHÚNG TA”

 

Thị giả, một tu sĩ mặc y áo màu nâu đỏ và vàng nghệ với nụ cười luôn nở trên môi, di chuyển một cách im lặng âm thầm, khiêm tốn đặt trà phục vụ trên một bàn cà phê thấp phía trước chúng tôi. Sau khi rót cho tôi một ít trà và thêm nước nóng vào chiếc ca sứ của đức Đạt Lai Lạt Ma, ông ta dường như biến mất. Phút giải lao với trà ngắn ngủi đã cho phép thư ký riêng của đức Đạt Lai Lạt Ma đi vào phòng và bàn bạc với ngài trong chốc lát, nhưng chúng tôi đã nhanh chóng trở lại đàm đạo.

 

“Thưa Đức Thánh Thiện, chúng ta đang thảo luận về quan điểm của ngài rằng một xã hội hạnh phúc nhất là một xã hội có sự cân bằng - nơi mà cả phúc lợi của cá nhân và cộng đồng được tôn trọng và thúc đẩy, và là nơi được phản chiếu trong những chính sách xã hội và các giá trị được khuyến khích trong xã hội ấy. Nhưng bây giờ tôi muốn đi ngược trở lại mức độ của cá nhân. Trước đây, chúng ta đã nói về tầm quan trọng của việc thiết lập một ý thức sâu xa trong việc nối kết với người khác, điều ấy có thể mang đến niềm hạnh phúc cá nhân to lớn hơn cũng như hỗ trợ cho việc vượt thắng những vấn nạn của xã hội như thành kiến, xung đột, v.v... Do vậy, một cách cốt yếu chúng ta đang nói về nhiều lợi ích có thể kết quả từ việc chuyển hướng nền tảng trong thiên hướng nội tại của chúng ta từ Tôi đến Chúng Ta. Điều này liên hệ việc tập trung ít hơn trên những sự khác biệt của chúng ta và nhiều hơn trên những sự tương đồng của chúng ta, trên những đặc trưng chung của chúng ta.”

 

“Vâng.”

 

“Nhưng bây giờ chúng ta cũng nhận thức những lợi ích của một ý thức lành mạnh của chủ nghĩa cá nhân. Thế nên câu hỏi là, Chúng ta làm hòa hiệp sự xung đột này giữa việc trau dồi ý thức độc lập lành mạnh này, một ý thức của Tôi, với một ý thức của sự nối kết với nhóm, một ý thức của Chúng Ta như thế nào?”

 

“Tôi không thấy có sự xung đột ở đây,” đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố dứt khoát.

 

“Ô, nó là câu hỏi về việc làm thế nào để tìm ra sự cân bằng đúng đắn giữa hai nhận thức khác nhau này. Một phía, chúng ta có một ý thức độc nhất, cá tính của chính mình, và phía khác là một cảm nhận tùy thuộc, đặc tính của nhóm. Vậy thì, vấn đề căn bản một cách thiết yếu là câu hỏi về Tôi Chống Lại Chúng Ta, và làm thế nào chúng ta -”.

 

“Howard,” đức Đạt Lai Lạt Ma cắt ngang, “Tôi nghĩ trong việc thảo luận chủ đề này, trước tiên chúng ta phải làm điều đấy rõ ràng hơn. Bây giờ, chúng ta chú ý rằng đôi khi con người ở phương Tây có khuynh hướng này để thấy mọi thứ trong những dạng thức trắng hay đen, tất cả hay không gì cả. Do vậy, ở đây ông đang nói về điều này, Tôi Chống Lại Chúng Ta, giống như một người cần phải làm một sự lựa chọn, giống như để đạt đến một cảm nhận thống nhất, mục tiêu của chúng ta phải là quên đi những sự khác biệt của chúng ta, và chỉ nhìn vào những khu vực mà chúng ta giống nhau với những người khác.

 

“Nhưng điều ấy không là mục tiêu ở đây,” ngài nói một cách dứt khoát. “Sự tiếp cận chúng ta đang chủ trương trong việc đem đến những thay đổi tích cực là phát triển một quan điểm thực tế hơn, một nhận thức phù hợp hơn với thực tế. Do thế, chúng ta không đang nói đến việc quên lãng chính mình, những sự quan tâm của riêng mỗi người. Điều ấy không thực tế. Chúng ta đang nói rằng ông có thể nghĩ về cả lợi ích của riêng mình và phúc lợi của những người khác cùng một lúc.”

 

Tuy nhiên tôi đã khăng khăng với câu hỏi ban đầu của tôi. “Nhưng đối với tôi dường như trên một mức độ nào đấy, nếu chúng ta muốn có một cảm nhận liên kết mạnh mẽ với người khác và một loại xác minh với nhóm của mình, cho dù đấy là một nhóm nhỏ hay cộng đồng địa phương hay xã hội mà chúng ta sống trong ấy, chúng ta vẫn cần điều hòa thế nào ấy đặc tính của cá nhân về một mặt, tính chất cá nhân của chúng ta và cảm giác độc lập, riêng lẻ, và cô lập, với cảm giác đối kháng liên kết, về mặt kia.”

 

Chúng tôi tiếp tục cùng trên những đường nét ấy trong một lúc nữa, khi tôi khẩn khoản ngài cho một cung cách để đối phó với sự đối kháng những cảm giác của sự định hướng một cái Tôi hay một cái Chúng Ta. Đức Đạt Lai Lạt Ma chà xát một cách lơ đãng lòng bàn tay trên đỉnh đầu tròn trịa của ngài khi tôi nói, một thái độ bức rức mà cũng phản chiếu trong biểu lộ thay đổi một cách nhanh chóng trên khuôn mặt của ngài. Khi sự bày tỏ của ngài ngừng trên một sự phối hợp không lượng định được của ba phần khó xử, một phần khôi hài, và một vẻ mệt mỏi, ngài lắc đầu và cười. “Tôi chưa rõ mâu thuẫn nằm ở chỗ nào! Theo nhận thức của tôi không có sự đối kháng cố hữu ở đây.”

 

Rõ ràng có một sự khác biệt căn bản về nhận thức đang hoạt động như một rào cản. Dĩ nhiên, điều này không có gì mới. Chúng tôi đã bắt đầu loạt gặp gỡ này với một sự kèn cựa ngắn khi tôi bất chợt loay hoay quanh mệnh đề “Tất cả chúng ta là giống nhau” và đáp ứng duy nhất mà ngài có thể nêu lên cho một nhận thức đơn giản như vậy là đưa ra giả thuyết một cách đùa nghịch về sự xâm lăng của những người Hỏa tinh như một giải pháp cho những vấn nạn của địa cầu chúng ta.

 

Sự kèn cựa này để điều hòa những quan điểm bất đồng của chúng tôi - ngài như một thầy tu Phật giáo, tôi như một nhà tâm lý trị liệu Tây phương - là điều gì đấy mà chúng tôi đã chạm trán trước tiên trong loạt thảo luận lần thứ nhất của chúng tôi nhiều năm trước, được ghi chép trong tập đầu tiên Nghệ Thuật của Hạnh Phúc. Nó đã tiếp tục một cách định kỳ qua năm tháng, mặc dù điều ấy đã trở nên ít thường xuyên hơn khi chúng tôi đã trở nên quen thuộc hơn với những quan điểm của nhau.

 

Chứng cứ những quan điểm bất đồng của chúng tôi vẫn thỉnh thoảng nổi lên, tuy thế, khi trong lòng hăng hái của tôi cho những giải pháp rõ ràng, dứt khoát đến những vấn nạn bao la của con  người, tôi đã hỏi những điều mà ngài cảm thấy quá bao quát tưởng như không thể trả lời được. Một cách tổng quát, ngài quy cho những câu hỏi loại này là từ suy nghĩ đặc trưng “chuyên chế” Tây phương của tôi, khuynh hướng xem thấy mọi thứ trong những dạng thức của trắng hoặc đen - tương phản với quan điểm tập quán của ngài rằng những vấn nạn của nhân loại thường phức tạp, sắc thái, trầm lặng hơn hầu như khó phân biệt. (Tuy thế, vai trò đôi khi bị đảo ngược khi thỉnh thoảng tôi giải thích một thái độ không thích nghi của cá nhân trong những dạng thức của những động lực tâm lý phức tạp, trong khi ngài có thể quy cho thái độ ấy với quyết định đơn giản: “Ô, họ vừa mới vướng phải thói quen của thái độ đó,” hay ảnh hưởng của những kiếp sống trước.)

 

Mặc dù những câu hỏi quá sức đơn giản hay tổng quát hóa có thể làm đức Đạt Lai Lat Ma bức xúc trong những lúc nào đấy, nhưng chúng tôi đã phát triển một cung cách đối phó với những loại câu hỏi này:  Chúng thường được bỏ qua với một câu nói đùa. Chúng tôi đã có một lối đùa nghịch được đan kết qua những buổi thảo luận của chúng tôi. Chúng tôi đã đặt những loại câu hỏi như thế vào một trong hai đặc trưng: Không Có Thể hay Ngớ Ngẩn. Nếu tôi biết tôi sắp hỏi một câu hỏi mà tôi biết là ngài sẽ phản ứng trong thái độ như thế, nhưng tôi  cứ muốn hỏi bất cứ giá nào. Tôi mở đầu câu hỏi tôi bằng cách, “Bây giờ, thưa Đức Thánh Thiện, đây là một câu hỏi thuộc loại Không Có Thể, và câu hỏi là...” Thế đấy, trong cung cách ấy, chúng tôi đã đi qua những quan điểm khác nhau của chúng tôi một cách thật dễ dàng, được hỗ trợ bởi thái độ khôi hài tự nhiên và ung dung của ngài.

 

Buổi sáng hôm ấy, khi đức Đạt Lai Lat Ma đã bận tâm với sự thấu hiểu rằng tôi không thể nắm bắt một nhận thức đơn giản như vậy ra sao - đấy là chúng ta có thể nối kết với những người khác đồng thời duy trì tính cách cá nhân của chúng ta - ngài chỉ đơn thuần quy cho nó là cái lối suy nghĩ gàn dỡ độc đoán của Tây phương, và bùng vỡ trong cái cười hồn nhiên tự tại của ngài. Tuy nhiên, tôi thú nhận là tôi không từ bỏ ý kiến của tôi rằng chúng ta phải bỏ đi tính cách cá nhân nếu chúng ta muốn ‘hiệp nhất’ với đặc tính của một nhóm, tôi không hoàn toàn chấp nhận quan điểm của ngài, cho đến tận sau này, khi tôi bắt đầu tìm thấy những chứng cứ khoa học hỗ trợ cho ý tưởng của ngài.

 

Gãy đầu và tiếp tục cười, đức Đạt Lai Lat Ma tiếp tục, “Tôi vừa mới nghĩ... tôi đang nghĩ là sự khác biệt giữa Tạng ngữ và Anh ngữ có thể đưa đến sự khác biệt căn bản về nhận thức. Trong Tạng ngữ, chữ mà chúng tôi dùng cho ‘tôi’ (‘I’ và ‘me’) là ‘nga’ và chữ dùng cho ‘chúng tôi - chúng ta’ (‘we’ và ‘us’) là ‘ngatso’. Thế nên trên cấp độ căn bản của chính từ ngữ do vậy trong Tạng ngữ, có một liên hệ mật thiết giữa ‘tôi’ như một cá nhân và ‘chúng tôi’ như tập thể. ‘Ngatso’ từ ngữ cho ‘chúng tôi’, có nghĩa đen của một điều gì như ‘một tập thể của “tôi”’ hay nhiều cái “tôi”. Vì vậy, loại ý tưởng này, nó giống như nhiều cái tôi. Vì vậy, khi ông đang đồng nhất hóa với một nhóm rộng lớn hơn, trở thành một bộ phận của một nhóm, nó giống như đang mở rộng ý nghĩa của cái tôi, hơn là đánh mất nó. Trái lại thuật ngữ trong tiếng Anh, ‘we’ (chúng tôi) và ‘I’ (tôi) dường như hoàn toàn không liên hệ, căn bản của từ ngữ khác nhau, chúng không liên hệ...Từ ngữ là gì?”

 

“Từ nguyên, theo từ nguyên?”

 

“Vâng, theo từ nguyên. Do thế, trong câu hỏi của ông về Tôi Chống với Chúng Ta, có thể điều này chứng tỏ ở phương Tây có một loại cảm giác trong một mức độ nào đấy của Tôi trong sự đối kháng với Chúng Ta. Vì vậy, có thể khi ông hòa đồng với một nhóm, hay trở thành một bộ phận của một nhóm lớn hơn, thì hầu như ông đang đánh mất đặc tính cá nhân của ông. Tôi không biết.” Đức Đạt Lai Lạt Ma thận trọng.


 

“À,” tôi nói, “dĩ nhiên, tôi có thể thấy những lợi ích của việc phát triển một ý nghĩa lớn hơn của đặc tính một nhóm, cảm nhận là một bộ phận của một nhóm rộng lớn hơn. Nhưng dường như tối thiểu vẫn trên một mức độ nào đấy, rằng nếu chúng ta càng di chuyển vào trong phương hướng ấy, càng có nguy cơ của sự yếu kém đặc tính cá nhân của chúng ta, mà điều ấy phải hành động với một cảm nhận của việc chúng ta đặc biệt như thế nào, chúng ta khác biệt với những người khác như thế nào.”

 

“Không, không nhất thiết phải là trường hợp ấy,” ngài trả lời. “Và, trong thực tế, tiến trình của việc mở rộng đặc tính này của chúng ta như là một bộ phận của một nhóm có thể thật sự là một tiến trình rất tự nhiên xảy ra mà không đánh mất đặc tính cá nhân của mình. Thí dụ, trong một gia đình, có nhiều cá nhân, và họ khác nhau. Nhưng khi người ta suy nghĩ trong dạng thức của ‘gia đình chúng ta’, thế thì có một tính chất bao gồm, bởi vì chúng ta liên hệ với mỗi người trên căn bản của sự liên hệ. Do vậy, ở đây ông mở rộng đặc tính của ông để bao gồm gia đình, và ông có đặc tính tập thể gia đình này. Nó thật sự là vấn đề mở rộng phạm vi hay mục tiêu, bởi vì nếu người ta không tỏ ý chí để mở rộng điều này, họ có thể thậm chí có một sự phân chia trong chính gia đình họ. Có thể có một gia đình nơi mà họ thực hiện một sự phân chia trong gia đình căn cứ trên đủ thứ việc - quan điểm chính trị khác biệt hay quy trình tài chính hay bất cứ điều gì.

 

“Rồi thì chúng ta có thể có một gia đình, những người có một đặc trưng tập thể của gia đình, nhưng cảm giác của chúng ta về ‘cộng đồng’ hay mối quan hệ thân thuộc là rất hạn chế đến gia đình hạt nhân ấy. Vì vậy chúng ta có người phối ngẫu, con cái, nhưng nếu chúng ta không thể vươn ra ngoài và mở rộng chu vi vòng tròn của chúng ta, thế thì một lần nữa, nó là thật là hạn hẹp. Gia đình này sẽ tự khác biệt với láng giềng của họ, và giữ chính họ hoàn toàn cắt đứt, và rồi thì sống một cách độc lập. Nhưng chúng ta cũng có thể có những gia đình không chỉ xác định chính họ như một gia đình nhưng cũng đồng nhất chính họ như là một phần của cư dân láng giềng. Và nếu gia đình chúng ta có thể vươn ra, mở rộng vòng tròn ấy vượt khỏi hàng xóm bên cạnh, chúng ta có thể phát triển một sự liên kết và một sự ràng buộc với những người khác căn cứ trên dạng thức ‘chúng ta như một cộng đồng.’ Và điều đó sẽ làm nên một sự khác biệt khổng lồ.

 

“Nếu những gia đình con người sống trong một cộng đồng có thể thật sự liên hệ với nhau như những thành viên của cùng một cộng đồng, dĩ nhiên, đôi khi có thể có một sự xung đột và tranh luận, v.v... nhưng tối thiểu sẽ có một cảm giác liên quan. Nếu chúng ta cảm thấy đôi khi chúng ta cần nói chuyện với ai đấy, chúng ta chỉ cần gõ cửa nhà người ấy, hay chia sẻ những rắc rối, chia sẻ niềm vui, mời mọc mọi người chung quanh.”

 

Ngài dừng lại, rồi kết luận. “Vì thế, trong cùng cách này chúng ta có thể mở rộng đặc tính của chúng ta để bao gồm ‘chúng ta như một khu vực’ hay ‘chúng ta như một quốc gia’, v.v... Và căn bản, trong trường hợp của xã hội, cộng đồng nhân loại, chúng ta có thể mở rộng sự thống nhất này để bao gồm mọi người, nên chúng ta có thể nói, ‘chúng ta những con người trên trái đất.’ Do vậy, ở mức độ nhân loại, có những sự khác biệt trong những cá nhân thành viên nhưng cùng lúc chúng ta có thể thấy một ‘sự đồng nhất’, chúng ta có thể liên hệ với người khác trên một căn bản sâu sắc hơn, nền tảng hơn.... Ông biết không, “ngài thêm, khi ngài chuẩn bị chấm dứt buổi thảo luận, “những ngày này, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng từ ngữ “nhân loại” rất nhiều, tôi nghĩ đấy là một tiến triển diệu kỳ - bởi vì điều này rất toàn diện.”


 

Đặt cái ca nước nóng và với lấy đôi giày, đức Đạt Lai Lạt Ma tóm lược: “Vì thế, vấn đề quan trọng ở đây là một cá nhân vẫn có một sự quan tâm đến lợi ích cho chính mình, để có một ý nghĩa của Tôi (Me), nhưng người ấy có thể mở rộng phạm vi đặc trưng của cá nhân, và sự quan tâm của cá nhân, để bao gồm những người khác - không phải là quên lãng những sự khác biệt của chúng ta quá nhiều, mà đúng hơn là ghi nhớ những sự tương đồng của chúng ta, cho nó một sự chú ý và tầm quan trọng tương ứng. Một cách căn bản, không phải là vấn đề về Tôi hay Chúng Ta mà đúng hơn là Tôi và Chúng Ta.”

 

Chúng ta bắt đầu thảo luận về hạnh phúc của con người trong phạm vi xã hội bằng việc khảo sát vấn đề nền tảng Tôi Chống lại Chúng Ta - riêng lẻ chống lại nối kết. Đức Đạt Lai Lạt Ma tranh luận rằng con người được phác họa để nối kết với những người khác, giải thích khả năng tình cảm, nồng ấm, thân hữu, và yêu mến của chúng ta là giàu có và những nguồn gốc đáng tin cậy của hạnh phúc nhân loại - giống như tiến trình giả kim nào đấy biến chì thành vàng, sự chuyển hóa Tôi thành Chúng Ta, trau dồi một ý thức liên hệ, đem đến những phần thưởng phong phú cho sự toại nguyện của con người, cùng với sức khỏe thân thể, tinh thần, và cảm xúc tốt đẹp hơn. Cùng lúc, sự nối kết với người khác sẽ giúp để tăng cường cộng đồng rộng lớn hơn và hỗ trợ để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Trong thực tế, cho dù nhìn qua lăng kính từ bi của đạo Phật hay trích dẫn chứng cứ khoa học gần đây, người ta có thể tranh luận một cách hợp lý rằng sự nối kết của nhân loại và những ràng buộc cộng đồng, căn cứ trên ý thức ân cần, có thể là cội nguồn đơn độc to lớn nhất của niềm hạnh phúc và toại nguyện của nhân loại.

 

Nhưng, khi chúng ta chứng kiến qua lịch sử nhân loại, đôi khi sự việc có thể đi lạc hướng. Sai lầm kinh khiếp. Trong khi cảm nhận liên hệ, ý thức Chúng Ta, có thể đem đến những tưởng thưởng vĩ đại, điều gì xảy ra khi Chúng Ta và Họ trở thành Chúng Ta Chống Lại Họ? Làm thế nào chỉ khái niệm về Chúng Ta và Họ leo thang thành thành kiến, thù hận, xung đột, và bạo động? Đây là những vấn đề thiết yếu mà chúng tôi phải đối diện khi những đàm luận của chúng tôi tiếp tục.

 

Nguyên tác: Me and We

Trích từ quyển The Art of Happiness in a Trouble World

Ẩn Tâm Lộ ngày 07/06/2011


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2012(Xem: 6530)
Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.
20/05/2012(Xem: 7988)
Tháng trước tôi đến dự đám giỗ bố của một người bạn tại ngoại ô thủ đô Hà Nội. Tôi thật bất ngờ khi ở đây có phong tục ăn thịt chó vào ngày giỗ. Mô Phật! Hơn thế nữa, cả nhà lại trực tiếp giết thịt chó tại nhà, tức trực tiếp sát sinh chứ không phải đi mua ngoài chợ. Mô Phật! Đặc biệt hơn cả là chủ nhà giết chính con chó thân yêu mà họ nuôi bấy lâu nay. Thật hết chỗ nói!
20/05/2012(Xem: 6601)
Đại Hội được tổ chức tại Chùa Cổ Lâm - Seattle, ngày 10-12/8/2012 do HT Thích Nguyên An làm trưởng ban tổ chức.
18/05/2012(Xem: 5443)
Hồi nãy, trước khi ra thiền đường, tôi có hỏi thị giả còn mấy phút. Thị giả nói còn mười phút. Mười phút là nhiều hay ít? Và mình sử dụng mười phút đó như thế nào?
18/05/2012(Xem: 6167)
Thưaquý lãnh đạo tâm linh kính mến, quý vị lãnh đạo tổ chức Templeton quý mến và dĩnhiên là những người anh em trên căn bản nhân loại thân mến! Ngôiđền nổi tiếng này, một ngôi đền lịch sử với những khuôn mặt thời đại, với nhữngnụ cười mĩm. Mặc dù tôi không thấy từngkhuôn mặt của mỗi người, nhưng dường như là không có khuôn mặt nào biểu lộ mộtsự sân hận hay không vui nào đấy.
18/05/2012(Xem: 6081)
Tâm chúng ta thêu dệt tạo tác nên mọi điều, nhiều khithật khó lường. Đôi khi nó cất chứa những thông tin vô nghĩa và vứt bỏ nhữngthông tin hữu ích. Tôi luôn nhắc nhở học trò và bạn bè rằng, đừng lưu lại trongtâm những điều vô nghĩa, cuộc sống của bạn rất ngắn ngủi, và khả năng ghi nhớ củatâm bạn cũng rất hữu hạn cho cuộc sống ngắn ngủi này mà thôi. Hãy để dành tâmmình cho những điều hữu ích, đó là những điều giúp bạn trưởng dưỡng một tâmthái lạc quan tích cực thay vì những ảnh hưởng tiêu cực
10/05/2012(Xem: 6810)
... Người ta sinh ra đời không khác gì trái cây ở trên cành: có những trái lớn, có những trái nhỏ; có những trái xanh, có những trái già... Những trái cây ấy đã có lúc sinh ra tức có ngày rụng xuống: trái rụng trước, trái rụng sau... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Rụng xuống để biến thành cành hoa thơm hay rụng xuống để biến thànhcây cỏ dại... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Con người đã có sanhđều có chết. Chết để mà sanh theo nghiệp lực thiện ác, khổ vui, xấu tốt.
06/05/2012(Xem: 6654)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 4954)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
04/05/2012(Xem: 5948)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567