Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Giới Thiệu Nhà Xuất Bản Và Người Dịch

08/10/201520:28(Xem: 2336)
Lời Giới Thiệu Nhà Xuất Bản Và Người Dịch

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

 

Nghệ thuật sống hạnh phúc trong thế giới phiền não” được bác sĩ Howard C. Cutter tổng hợp và viết lại từ những lời dạy của đức Dalai Lama tại nhiều bối cảnh thuyết giảng khác nhau. Tác phẩm được trình bày theo một hệ thống gồm bốn phần, ba phần đầu là một tác phẩm độc lập mang cùng tựa đề tác phẩm này và phần 4 cũng là một tác phẩm bỏ túi độc lập, vì có cùng nội dung nên được gộp vào phần cuối của tác phẩm, để độc giả có thể thưởng thức hai tác phẩm trong một của đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

Bản dịch của Tuệ Uyển - Thích Từ Đức phản ánh khá chuẩn xác nội dung, phong cách và các thuật ngữ Phậthọc của nguyên tác. Từ nhiều năm qua, các sách dịch và các bài nghiên cứu chuyên đề được Tuệ Uyển - Thích Từ Đức dịch, đã được phổ biến trên tạp chí Đạo Phật Ngày Nay, trang nhà Đạo Phật Ngày Nay và trang nhà Thưviện Phật giáo. Bác sĩ Howard C. Cutter có nhiều cống hiến trong lãnh vực tâm lý trị liệu và thần kinh học. Tácphẩm đồng tác giả với đức Dalai Lama này đã được dịch trên 50 ngôn ngữ và được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu.

 

Phần 1 phân tích mối liên hệ giữa tôi, chúng ta và những người xung quanh. Nếu cái tôi, chúng ta và tha nhân được đánh giá trong tương quan xã hội giữa tôi, chúng ta và thanhân càng phải đồng hành để cùng góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Khi tôi, chúng ta và tha nhân không cùng các quan điểm, khác biệt về mục đích và lốisống, không chấp nhận thỏa hiệp và tương nhượng thì sự va chạm, xung đột có thể dẫn đến các đỗ vỡ hằng ngày.Ba thể loại ngôi thứ nhất “tôi, chúng ta và họ (tha nhân)” có thể chống chế lẫn nhau do thành kiến, do cái nhìn thiểncận, do va chạm cái tôi, do bất đồng chứng kiến, do tranh chấp quyền lực… vượt qua các thành kiến và lối sống íchkỷ, tôi, chúng ta và tha nhân sẽ có thể xóa thù thành bạn, vượt qua các chủ nghĩa cực đoan. Đây là điểm khởi đầucủa một thế giới bình an và hạnh phúc.

 

Phần 2 giới thiệu các chuẩn mực đối thoại nhằm đối phó và vượt qua bạo động. Gốc rễ của bạo động tồn tạitrong con người khi lòng tham, sự vô minh, tính ích kỷ, và các cảm xúc tiêu cực chưa được chuyển hóa. Những xung đột và bạo động, bất luận vì chính trị, tôn giáo hay dân sự đều do con người với lối sống tiêu cực tạo ra. Đốiphó với các hình thức bạo lực không phải là giải pháp khôn ngoan. Chuyển hóa nỗi sợ hãi, gốc rễ của hận thù, íchkỷ, có thể giúp ta và mọi người vượt qua ứng xử bạo động. Sợ hãi vừa là kẻ thù bên trong, vừa là kẻ hủy diệt bênngoài. Do sợ hãi, con người dùng bạo lực. Do sống với bạo lực, con người tiếp tục chìm trong sợ hãi. Thực tậpthiền quán và trải nghiệm trí tuệ, chúng ta sẽ được giải phóng khỏi các ức chế của sợ hãi và bạo lực, nhờ đó ta không còn là nạn nhân của chính mình và cũng không biến người khác thành nạn nhân.

 

Phần 3, như cốt lõi của tác phẩm, trình bày nghệ thuật sống hạnh phúc trong thế giới nhiễu nhương. Giáp mặt với thế giới nhiễu nhương, dù không phải là sự lựa chọn, có thể giúp ta thấy rõ được gốc rễ bất hạnh của thế giới,nhờ đó, ta có thể khắc phục được những nỗi khổ niềm đau xuất hiện trong cuộc sống. Niềm tin và tiềm năng vượt khó, niềm hy vọng vào thế giới an bình, thái độ sống lạc quan và năng động trong nỗ lực hướng thượng… sẽ là sự bắt đầu của tiến trình phục hồi hạnh phúc bị đánh mất trong thế giới rắc rối. Khi con người thấy rõ ngoài các hạnh phúc ngoại tại vốn mang tính điều kiện và chịu luật vô thường chi phối, việc nhận diện và chăm sóc những hạnh phúc nội tại sẽ có khả năng tái xây dựng lại những giá trị tích cực đã bị đánh mất. Để có hạnh phúc nội tại, trước nhất con người cần chuyển hóa các cảm xúc tiêu cực, các thái độ bi quan, các ứng xử khổ đau, đồng thời phải nhìnthấy được sự tương tác và cộng hưởng của hạnh phúc giữa ta với tha nhân và thế giới. Nhận thức tương tác sẽ giúp ta nuôi lớn sự thấu cảm, lòng bi mẫn và hành động từ bi góp phần hàn gắn các vết thương và xây dựng lại những gì đã đổ nát.

 

Phần 4 phân tích bản chất của hạnh phúc dưới dạng đối thoại về các chủ đề mà đức Dalai Lama và bác sĩHoward C. Cutter cùng quan tâm. Khác với ba phần đầu bác sĩ Howard C. Cutter trực tiếp đối thoại với đức DalaiLama để phác họa một cẩm nang cho đời sống hạnh phúc. Các thông điệp về hạnh phúc, theo tinh thần Phật dạy, đãđược đức Dalai Lama trình bày trong bối cảnh hiện đại đã được ghi lại trong các trả lời ngắn gọn về từng chủ đề. Để nắm được hạnh phúc trong tầm tay, theo đức Dalai Lama, trước nhất ta cần nắm rõ mục tiêu của đời sống và nhằmtrải nghiệm hạnh phúc. Tâm từ bi có khả năng chuyển hóa hận thù, bế tắc, khổ đau mà người thực tập nó sẽ có khả năng vượt qua các chướng ngại và bế tắc trong tương quan xã hội. Các thực tập tâm linh, bao gồm thực tập thiền, là những kỹ năng chuyển hóa tận gốc rễ của các bất hạnh.


 

 

Đọc Nghệ thuật sống hạnh phúc, người đọc sẽ có thêm sức sống mới, nghị lực mới, niềm tin mới và con đườngmới để vượt qua các bế tắc và khổ đau. Khi hạnh phúc được xem là mục tiêu, nghệ thuật sống hạnh phúc là cẩm nang sống cho mình. Chỉ khi nào mỗi người có khả năng sống với hạnh phúc, ta mới có khả năng góp phần tạo ra một xã hội hạnh phúc. Tác phẩm này tổng hợp các thông điệp hạnh phúc của Phật giáo góp phần hướng đến mộtthế giới hòa bình trên nền tảng hòa bình nội tại, sẽ là bạn đồng hành không thể thiếu đối với mọi người. Đọc,nghiền ngẫm và áp dụng các lời dạy minh triết trong tác phẩm này sẽ giúp ta sống có ý nghĩa hơn và giá trị hơn.Đây không chỉ là niềm mơ ước mà là một hiện thực. Giờ đây kính mời độc giả trải nghiệm các cẩm nang hạnh phúc đơn giản nhưng thiết thực này.

 

Giác Ngộ, ngày 16-6-2012

 

TT. Thích Nhật Từ

Tổng Biên tập

Tạp chí và Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay


 

LỜI NGƯỜI DỊCH

 

 

“Tất cả chúng ta là giống nhau” đức Đạt Lai Lạt Ma nói như thế, nhưng giống nhau ở chỗ nào, mọi người đều muốn hạnh phúc và không ai mong đợi khổ đau. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đặt ra vấn đề và trả lời như thế. Nhưng tại sao mọi người đều muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, nhưng thế giới chúng ta lại toàn là đau khổ và đaukhổ lại là do con người tạo ra nhiều hơn cả.

 

Chúng ta mong muốn hạnh phúc, nhưng lại chỉ muốn hạnh phúc dành riêng cho chúng ta, còn những người khác với chúng ta thì sao? Những khổ đau hiện hữu là ở chỗ nào? Chúng ta chỉ muốn hạnh phúc cho chúng ta nhưng bất chấp kẻ khác. Vì họ là khác với chúng ta, dù họ vẫn là những con người, chúng ta biết thế. Nhưng chúng ta đang đi tìm hạnh phúc cho chúng ta, chứ không phải cho họ. Và họ cũng đi tìm hạnh phúc cho họ, chứ không phải hạnh phúc cho chúng ta. Và hạnh phúc của chúng ta và hạnh phúc của họ đối kháng với nhau. Chúng ta triệt phá hạnh phúc của họ, và họ triệt phá hạnh phúc của chúng ta để tìm hạnh phúc cho mỗi phía.

 

Thế là vì đi tìm hạnh phúc mà chúng ta gây khổ đau cho nhau. Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói rằng, nếu nói khổ đau là cái giá của nhân loại thì chúng ta sẽ trở nên dửng dưng với khổ đau của kẻ khác. Nhưng chúng ta cũng thấyrằng ngược lại, họ cũng sẽ dửng dưng với khổ đau của chúng ta. Họ là ai? Chúng ta là ai?

 

Họ là những con người, chúng ta cũng là những con người. Nhưng có lằn phân cách giữa chúng ta và họ. Họ lànhững người khác chúng ta và chúng ta là những người khác họ.

 

Có thể nói rằng tất cả các tôn giáo dù có thờ đấng tạo hóa hay không, tất cả các luận thuyết đều hiện hữu trên trái đất này để giải quyết vấn đề mà tất cả mọi người đều mong muốn: Hạnh phúc. Và hãy xét lại trong chiềudài lịch sử, tất cả đã mong đem lại hạnh phúc cho nhân loại bằng cách nào?

 

Nhưng rồi tất cả các tôn giáo, tất cả các luận thuyết lại trở thành những đối tượng để làm đổ vỡ hạnh phúc chonhau vì cái lằn phân cách ấy.

 

Cái lằn phân cách ấy là gì? Có phải là tôn giáo, là chủng tộc, là sắc thái chính trị, là địa lý?

 

Khi Arnie Domingo, đến từ QUEZON CITY, PHILIPPINES hỏi rằng:Ngài nói gì đến những người sử dụng tôn giáo như một lý do để bạo động hay giết hại?  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA đã trả lời là: Có những người vô tội, thuần thành mà họ bị kích động bởi một số người khác mà sự quan tâm của họ là khác biệt. Sự quan tâm của họ không phải là tôn giáo mà là quyền lực hay đôi khi là tiền tài. Họ kích động niềm tin tôn giáo. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta phải thực hiện một sự phân biệt: Những điều xấu xa này không là duyên cớ bởi tôn giáo.


 

 

"Khi nhấn mạnh sự hòa hợp giữa các tôn giáo và kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo vượt lên trên những giáo điều và tiếp cận với tất cả mọi người, Đức Dalai Lama nói rằng giết chóc trong danh nghĩa của đức tin là"khủng khiếp"."

 

Văn sĩ-Lý thuyết chính trị gia Hannah Arendt đã nói về Sự Độc Ác Vô Vị (The Banality of Evil) thế này: "Luận điểm cho rằng những kẻ độc ác tầm cở trong lịch sử nói chung, và vụ diệt chủng người Do Thái nói riêng không phải được tiến hành bởi những kẻ cuồng tín hay rối loạn nhân cách chống đối xã hội (sociopaths), nhưng đúng hơn là bởi những người bình thường chấp nhận những tư tưởng tiền đề của quốc gia, tôn giáo hay đàng phái của họ và tham gia với nhận thức rằng những hành động của họ là bình thường." Như vậy những gì ''là bình thường'', hay có thể  cả là thiêng liêng đối với một số người như đã được ra rã nghe mãi ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, rồi cả hàng chục năm, hàng trăm năm,hay thậm chí cả nghìn năm thì đối với những người khác là"khủng khiếp" là "Sự Độc Ác Vô Vị ".

 

Cũng theo bản tin ngày 20.07.2012, "một thanh niên Tích lan được mướn làm người phục vụ trong nhà bị bắt tại Saudi Arabia vì đã lễ bái tượng Phật, là điều được xem là tội hình sự theo luật Shariah.Theo tổ chức Bodu Bala Senaa, thanh niên này mang sổ thông hành số 2353715 và được nhận dạng là Premanath Pereralage Thungasiri, đã bị cảnh sát Umulmahami bắt giữ. Theo tin tức tổ chức Bodu Bala Senaa nhận được về vụ án này thì thanh niên Tích lan này sẽ bị chém đầu. Mặc dù bản kháng án đã được đưa lên văn phòng Nhân sự ngoại quốc tại Battaramulla, cho đến nay vẫn chưa có điều gì được thực hiện."

Một nhà cách mạng Pháp trước khi lên đoạn đầu đài đã than rằng, ôi nhân danh cách mạng mà người ta đã giết hại bao người. Nếu thay hai chữ "cách mạng" bằng hai chữ "tôn giáo" thì những cuộc Thập Tự Chinh, những cuộcThánh Chiến,... trong thời Trung Cổ, những lời kêu gọi Thánh Chiến trong thời hiện đại, ... các cuộc thế giới chiếntranh,... những cuộc tàn sát vì chủng tộc như của Hitler đối với người Do Thái, của người Hutu đối với ngườiTutsi, và lạ thay có cả vụ tàn sát người đồng chủng như Polpot ở Campuchia,... bao nhiêu người đã chết vì chiến tranh tôn giáo, bao nhiêu người đã chết vì chủng tộc, bao nhiêu người đã chết vì các cuộc lật đổ mang danh thay cũ đổi mới. Bao nhiêu người đã khổ đau vì những thứ ấy? Có phải tất cả đều nhân danh hạnh phúc? Và cho đến bây giờ thứ nào đã đem lại hạnh phúc chân thật cho con người mà không gây khổ đau cho kẻ khác?  Dù biết rằng đi tìm hạnh phúc, đi mang lại hạnh phúc, và để hưởng thụ hạnh phúc không phải là vấn đề đơn giản, nhưng có phải vìthế mà dẫm đạp lên hạnh phúc của kẻ khác để mang lại hạnh phúc cho chúng ta, và rồi người khác đi tìm hạnhphúc sẽ làm thế nào?

 

Làm thế nào để có hạnh phúc khi chúng ta và người ta cùng đi tìm hạnh phúc? Chúng ta và người ta cùng là những con người cùng có cùng mục tiêu đi tìm hạnh phúc. Thế thì mặc dù nói là đi tìm hạnh phúc những chúng ta đang gây thảm họa, phá hoại hạnh phúc của nhau.

 

Vậy thì bao giờ chúng ta có hạnh phúc khắp nơi trên trái đất này? Chúng ta có thể thấy những từ ngữ như“Tịnh độ nhân gian”, “Thiên đàng tại thế” hay những cõi "Thiên đàng hạnh phúc miên viễn" nào đấy v.v... những mong ước mà trong tôn giáo cũng như những nhà cai trị đã đề cập bao giờ chúng ta có được? Thật sự nếu tạinhân gian, tại thế gian, tại trái đất này, nếu chúng ta muốn mang lại hạnh phúc cho chúng ta, nhưng chà đạp hạnhphúc kẻ khác, gây khổ đau cho kẻ khác thì chúng ta sẽ có một chỗ ở Cực lạc, Niết bàn hay Thiên đàng không, haychúng sẽ được hưởng hạnh phúc vạn tuế trên trái đất này không?

 

Nói bao la thế giới thì chúng ta chẳng biết dựa vào chỗ nào để tìm hạnh phúc, nhưng như bác sĩ Howard C. Cutler, thì ít ra chúng ta cũng có một cơ sở, một điểm khởi đầu để đi tìm hạnh phúc trong thế giới phiền não này,đấy là những phương pháp thực tiễn của đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra trong những quyển sách Nghệ Thuật Hạnh Phúc mà cụ thể trong quyển sách này Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não.

 

Ẩn Tâm Lộ ngày 30/11/2011

 

Tuệ Uyển

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/09/2013(Xem: 21305)
Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.
17/09/2013(Xem: 6663)
Vầng trăng ai xẻ làm tư. Nửa in Bút Nữ, nửa soi gầm giường. Ai bảo Hoa Lan không biết làm thơ ? Không, cô nàng ngoài tài viết văn quyến rũ độc giả đưa vào mê hồn trận với những mối tình A Còng và Nghịch Duyên, cũng biết xuất khẩu thành thơ đấy. Nhưng thơ của nàng thì ôi thôi chẳng ai chịu nổi cả vì chỉ toàn đi chôm thơ của người khác rồi cải biên, tân trang lại cho đúng vần đúng điệu và cuối cùng nhận là thơ của mình.
17/09/2013(Xem: 7867)
Cuối cùng ngày mong đợi cũng đến: Hành hương Tích Lan 02.07.2011 - 14.07.2011. Từ Thụy Sĩ xa xôi, một mình lẻ loi như cánh chim lạc đàn, tôi tìm về tổ ấm nhập đàn cùng thầy, bạn, những người quen và những người chưa quen ở Đức. Một chuyến đi xa, hành hương đến một nước xa lạ chưa hề nghĩ có ngày đặt chân tới, tôi háo hức như đứa trẻ sắp được mặc áo mới, hay cô dâu sắp về nhà chồng. Chuyến bay cất cánh từ phi trường Frankfurt Đức quốc lúc 22.40 thuận lợi cho tôi đủ nhân duyên để tham dự chuyến hành hương này.
16/09/2013(Xem: 6223)
Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ. Quí vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ.
16/09/2013(Xem: 6579)
Hồ Bodensee tiếp giáp ba nước Áo, Đức, Thụy Sĩ vẫn còn đó, nhà Thi Thi ( Thi Thi Hồng Ngọc ) vẫn còn kia, trái đất tròn vẫn luôn tròn không méo, cho nên, chúng tôi hẹn gặp lại nhau không khó.Chỉ khó chăng tại lòng người “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông „.Vâng, đúng vậy, tôi đã lừng khừng nửa muốn nửa không, ngán ngẫm khi nghĩ phải lủi thủi kéo valy một mình dù đoạn đường không dài, chỉ hai tiếng xe lửa từ nhà tôi qua Thi Thi rồi đến tu viện Viên Đức.
13/09/2013(Xem: 11976)
Mỉm cười không mệt, giận hờn mới mệt Yêu thương không mệt, ghen ghét mới mệt
13/09/2013(Xem: 9016)
Có lẽ Chủ tịch Jim Young Kim thấy nhân viên của World Bank (WB) đang bị sức ép thay đổi đè nặng lên vai nên đã đích thân mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh tới thăm và nói chuyện.
07/09/2013(Xem: 5501)
Vào những năm 1974-1996, khi ấy tôi còn ở một ngôi chùa tọa lạc ngoại vi Thành phố. Trước đó, ngôi chùa nầy có một lần trùng tu lại, vì nguyên thủy của nó chỉ xây dựng bằng phương tiện vật liệu nhẹ như; mái, vách tôn, cột, kèo bằng gỗ thao lao, nền chùa lót bằng gạch tàu trông vẽ đơn sơ, mặt sân đất thoáng rộng, dân cư chung quanh còn thưa thớt lắm, nên không gian ở đây còn yên tĩnh hơn bây giờ nhiều.
07/09/2013(Xem: 6368)
Như cuộc sống hiện giờ có ba việc ăn, uống, thở, trong đó chúng ta lo việc nào nhiều nhất? Thường người ta lo ăn nhiều nhất. Tối ngày chạy lo ăn, nhưng thật ra nếu nhịn ăn mấy ngày có chết không? Không chết. Kế đó là uống, nhịn uống hai ba ngày mới chết. Ðến thở, nhịn bao lâu chết? Trong tích tắc, thở ra mà không hít vô là chết. Vậy mà người ta lại quan trọng ăn với uống, còn thở ra sao thì không biết. Rõ ràng việc tối quan trọng lại lơ là, còn việc không quan trọng thì dồn hết tâm lực vào đó. Như vậy mới thấy cái lầm lẫn của chúng ta thật đáng thương.
06/09/2013(Xem: 6424)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567