Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa chết

03/10/201513:01(Xem: 9358)
Chùa chết



Chua Ha 3
Chùa chết


 

Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó.

 

“Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa)  thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”

 

Gần nhà tôi là chùa Hà nổi tiếng. Nổi tiếng từ ngày xưa. Nổi tiếng khắp Hà Nội và thậm chí đến nhiều tỉnh thành miền Bắc. Ngày xưa tôi cũng đã hay đến đây. Người ta đồn nhau rằng chùa rất thiêng, đặc biệt là cho dân làm ăn và chuyện tình duyên. Chùa Hà của Thủ đô Hà Nội đông khách thập phương lắm, nhất là ngày rằm và mồng một. Dòng người nườm nượp vào cúng lễ, cầu xin. Tôi có cảm nhận nhộn nhịp chẳng kém đền bà Chúa Kho ở Bắc Ninh. Thật sự là vậy.

 

Nhiều người bảo chùa thì phải đông người đến như chùa Hà, phải phát triển như thế chứ. Tiền công đức nhiều lắm,… quanh năm như hội,… Nhưng tôi lại nghĩ bậy rằng, mặc dù người đến nườm nượp nhưng đây có lẽ là một ngôi chùa chết. Chùa không có bất cứ 1 nhà sư nào. Chùa do địa phương tự quản. Chùa Hà hình như bị biến thành một ngôi đền hoặc nơi thờ tự tâm linh chứ không còn là một ngôi chùa nữa. Đức Phật nơi đây được những người mua thần bán thánh dựng lên, tô vẽ như một ông thần đầy đủ quyền năng ban phúc giáng họa. Thế rồi người dân, trong đó có thể có cả phật tử, đến cúng bái, cầu xin. Đạo Phật sẽ đi về đâu? Ôi Phật ơi!

  

Là phật tử, chúng ta biết rất rõ quan trọng nhất đối với mỗi người con Phật là quy y Tam Bảo. Các em trẻ ít biết chữ Nôm, chữ Hán chắc khó hiểu Tam Bảo nghĩa gì, nhưng đó là BA NGÔI QUÝ. Ba ngôi quý đó, ba tài sản vô giá đó là Phật, Pháp và Tăng. Chùa Hà có một ngôi quý đó là Phật. Ở đó có thờ Phật, có tượng Phật thật mà. Và người ta hiểu rằng đã có PHẬT BẢO. Nhưng đức Phật bằng xi măng hay bằng gỗ trong các ngôi chùa như ở chùa Hà này có thật sự là Phật Bảo hay không???

 

Chùa Hà cạnh nhà tôi rất nổi tiếng mà hoàn toàn vắng mặt ngôi thứ 3 là TĂNG BẢO. Ở đây không có bất cứ vị tăng hay ni nào. Tôi có thưa chuyện này với một quý thầy. Thầy bảo, ban quản lý ở đây không cho sư về đâu, họ đang thu lợi rất lớn từ tiền công đức chảy về mỗi ngày. Các sư muốn nhận chùa phải là những chùa ở nơi xa, chùa chưa xây dựng, đổ nát hoặc hẻo lánh. À ra vậy. Bạn có tin không ạ? Chùa để kiếm chác ư. Thế này thì không khéo nay mai muốn trụ trì 1 chùa “ngon”, “đông khách” có khi các nhà sư, những quý thầy xuất gia cũng phải phong bì, phải chạy chọt như người đời mất thôi. Con lạy Phật!

 

Câu hỏi đặt ra rằng ở những ngôi chùa như chùa Hà nổi tiếng liệu có Pháp bảo hay không. Ở nhiều ngôi chùa rất ít kinh Phật, không có giảng kinh, giảng Pháp, không có các khóa tu. Pháp của Phật quý giá vô cùng, càng tu tôi mới càng thấy quý lắm. Vậy mà tại nhiều nơi, tài sản lớn và quý giá này không còn nữa. Không có kinh, không được học, mình tu mù ư. Và biết đi đâu về đâu! Tiếc và ngậm ngùi làm sao.

 

Tại sao chùa chết?

Có câu chuyện rằng, tại đám tang của ông A, người ta nói rằng chôn ông ấy lúc ông 83 tuổi nhưng ông ấy đã chết từ lúc 51. Như vậy là 32 năm ông A chỉ tồn tại trên đời này mà không sống. Ông đã chết 32 năm trước khi chôn. Chuyện làm tôi luôn suy nghĩ. Đến nay, mình đã sống bao nhiêu năm và đã chết bao nhiêu năm?

 

Chùa chết là có và đã rõ. Chùa chết là khi có chùa mà không thực hiện chức năng của một ngôi chùa. Tôi chợt nhiên nghĩ, trong số khoảng 15.000 ngôi chùa trên đất nước Việt Nam ta, có bao nhiêu phần trăm chùa đang sống, và bao nhiêu ngôi chùa chết. Tôi mơ rằng chùa chết chỉ chiếm dưới 10 phần trăm mà thôi. Tôi mong rằng trên 50% số chùa này đang sống khỏe và rất khỏe.

 

Chua Ha 2


Ai giết chùa?

Tôi có người nhà sống tại một phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, thủ đô Hà Nội. Vợ chồng có cậu con trai bị chết đuối. Các em ra chùa địa phương mời nhà sư về làm lễ. Các em còn huy động cả bố mẹ mình đã rất lớn tuổi ra mời nhưng sư mắng như té tát vào mặt. Chuyện lạ rằng sư yêu cầu gia đình mang gà, thịt, vàng mã ra chùa và đóng mười triệu. Chỉ có như vậy và chỉ ở chùa thì bà sư mới làm lễ. Các em tôi khóc lóc với tôi rằng tại sao lại lễ mặn như vậy và là lễ mặn với vàng mã ở trong chùa. Là phật tử nên các em rất hoang mang. Cuối cùng chúng tôi đã quyết định làm lễ tai gia đình em bằng cách ngồi thiền, tụng các kinh “Phúc đức”, kinh “Bát nhã”, kinh “Sức mạnh Quan Âm”, kinh “Tưới tẩm hạt giống tốt”… Cả gia đình em đều thấy rất hoan hỷ với cách làm nhẹ nhàng, ít tốn kém này. Chúng tôi cũng nói chuyện với gia đình em về chuyện sống chết, về cận tử nghiệp, về nhân quả, về luân hồi, về nghiệp quả. Chúng tôi làm đồ chay, ăn cơm chay, tưởng nhớ đến cháu trong thanh tịnh và bình an. Giờ đây 2 vợ chồng em và cả gia đình đã lấy lại niềm tin vào Phật Pháp. May thay!

 

Tôi cũng lại nghĩ bậy bạ rằng liệu có thêm những ngôi chùa khác mà các vị sư trụ trì đóng vai thầy cúng, thu tiền, thậm chí kinh doanh mê tín dị đoan, trái với lời Phật dạy, ngược hẳn với lời Phật gốc hay không. Sư trụ trì và quý thầy phải là những người lái đò, đưa chúng sinh từ cõi mê về cõi tỉnh, đưa thuyền Bát nhã chở chúng ta thoát khỏi sinh tử trầm luân, để có bình an, để tăng trưởng phước huệ. Các nhà sư không thể là những người phản Phật, giết chùa.

 

Nếu sống cùng chùa chết ta phải làm gì?

 

Có một bạn trẻ viết thư cho  tôi như sau “Con xin được chia sẻ một số cảm nhận với chú vì con cũng đã từng rất buồn và thắc mắc rất nhiều sáu năm về trước khi biết đến Phật giáo. Bao nhiêu lần con đã phải bước vô chùa nhìn rồi ngậm ngùi, buồn vô cùng. Sau đó có dịp sang Hàn Quốc và gần đây là Nhật Bản lại càng buồn hơn.

 

 Tuy nhiên, thầy tổ và hòa thượng đã tháo gỡ tâm giúp con khá nhiều. Biết huyễn mộng thì ráng tự đi. Và con càng khâm phục hơn trí tuệ của Đức Phật khi Ngài đã nói hiện nay là thời kỳ Đấu Tranh Kiên Cố, suốt ngày người ta chỉ biết tranh luận cãi nhau, xây chùa to Phật lớn chứ không phải thật tu, làm những chuyện bề ngoài lôi kéo tín đồ, lễ hội linh đình mất tiền tốn của, đi ngược lại với sự thanh bần giản di, đầy trí tuệ nhưng an lạc của Đức Phật”.

 

May thay, vẫn còn có những bạn trẻ như em Hằng này, có trí tuệ, biết tự tìm đường mà đi, biết nương tựa vào kinh Phật và những lời gốc Phật dạy. Bạn trẻ đã biết đúng sai, có chánh kiến và chánh tư duy để bước đúng, bước vững trên con đường chánh (chứ không phải đường tà).

 

Chua Ha

Tôi chợt nhớ đến những vị thầy tổ tu trên núi, trong hang trong cốc, sống vô cùng khiêm cung, giản dị. Nhiều nhà sư lấy hạnh đầu đà làm lẽ sống. Để rồi tôi cũng đang học dần theo. Có những quý thầy hạn chế xây dựng càng ít càng tốt, chỉ thanh bần cũ kỹ vậy thôi, để tập trung tu. Các thầy muốn chùa sống mà sống khỏe, muốn Phật Pháp trường tồn. Quý thầy hạn chế việc quảng cáo, và chỉ "quảng cáo" với mong mỏi phật tử đầu tư càng nhiều thời gian ra tu tập càng tốt.

 

Tôi viết bài này với hy vọng khêu gợi ra một góc nhỏ của vấn đề tu học của tứ chúng. Tôi vẫn tin rằng, tại rất nhiều các ngôi chùa, Pháp của Phật đang được vận hành, và phật tử chúng ta vẫn đang nắm tay nhau, luôn bên nhau thực hành đúng lời Phật dạy. Đời người ngắn ngủi làm sao, không tu hết kiếp lúc nào chẳng hay.

 

Người tu là nhìn lỗi mình chứ không ngó lỗi người. Ngẫm lại thấy mình nhiều lỗi quá. Chỉ còn cách mong Phật chỉ đường để con và các bạn đồng tu biết TU ĐÚNG. Và rồi, tu gì thì tu những phải diệt được bản ngã của mình. Cái ngã của tôi vẫn đang lớn lắm. Cái tôi không có thật của tôi vẫn đang lớn lắm. Vô ngã là niết bàn. Đích đến theo lời Phật dạy có rồi. Chỉ còn tự thắp đuốc lên mà đi nữa thôi.

 

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng 


Bài viết liên quan chủ đề:

Chùa để làm gì ?

Chùa chết

Ai giết chùa?

 

 

Ý kiến bạn đọc
03/10/201506:28
Khách
Một số Chùa ngoài Bắc không phải là Chùa đúng nghĩa nữa. Mà là do những người mê tín do chính quyền lập ra và được gọi là Phủ chúa. :D
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2018(Xem: 7128)
Bạn đã từng nghe Đức Phật rầy la bao giờ chưa? Ngay cả nếu bạn trong một kiếp tiền thân đã từng có duyên nhập chúng trong thời cận kề các bậc thánh “Thiện lai Tỷ khưu,” cũng chưa hẳn bạn đã được tận mắt thấy Đức Phật rầy la một ai. Hiếm hoi lắm, nhưng trong kinh điển có ghi lại một số trường hợp.
02/10/2018(Xem: 8933)
Chúng ta đều biết giận là không lành mạnh, không nên và không đẹp thế mà chúng ta lại thường nổi giận. Ông Bà ta có dạy, "No mất ngon, giận mất khôn" là thế. Sau đây là 5 phương pháp thực tập để xoa dịu cơn giận và tận hưởng thời gian quý báu, quan trọng của mình với nhau. Trong cuộc sống có những điều rất nhỏ mà cũng có thể làm ta nổi giận và sự giận dữ đó có thể đưa đến tan vỡ hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc gia đình. Thật ngạc nhiên là thông thường những điều nhỏ bé ấy có thể khiến chúng ta mất bình tỉnh hay nổi giận thiên đình. Mỗi khi sự giận dữ của bạn nổ tung, thật khó để kiểm soát hay lấy lại những gì mình đã nói và làm. Tức giận, cũng như những cảm xúc khác—vui buồn, thương ghét v.v...—không phải là một điều xấu. Đó là một cảm xúc cần thiết, nhưng nếu chúng ta không kiểm soát những cảm xúc, lời nói, hoặc hành động, nó sẽ đưa ta mất niềm vui, an lạc, hoặc tệ hơn là sự cải vả để rồi đưa đến bất hoà hay tan vỡ.
02/10/2018(Xem: 20928)
Commencing at 10:00 am on Saturday, 6th October 2018 Then every Saturday from 10:00 am to 11:30am Why do we practice meditation? Modern life is stressful and impermanent. Meditation is a way of calming the mind and help us to attain more awareness, compassion, happiness, and inner peace. Discover for yourself the inner peace and happiness that arise when your mind becomes still.
01/10/2018(Xem: 7224)
Trung Thu đã qua, không có nghĩa là Trung Thu đã hết. Hương vị Trung Thu vẫn còn vương vấn đâu đây, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, với các bé có hoàn cảnh khó khăn, Trung Thu là một niềm hạnh phúc thật giản đơn. Sáng ngày 30/9/2018, ĐĐ. Thích Thiện Tuệ cùng nhóm Mây Lành tiếp tục hành trình vi vu trên những nẻo đường đến chùa Thiền Lâm để tổ chức chương trình tu tập - thiện nguyện Trung Thu tại chùa Thiền Lâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, do TT. Thích Thông Hoà thỉnh mời.
01/10/2018(Xem: 5762)
Hành Thiền Trong Khi Lâm Chung Nguyên bản: Meditating while dying Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
01/10/2018(Xem: 4892)
Từ lâu tôi vẫn lo trú vào cái tháp ngà của mình đê tự học Phật pháp như cách học lối Đại học ngày xưa vì nghĩ rằng mình có kiến thức nay nhờ công nghệ vi tính thì sẽ biết được tất cả những gì tinh tuý của Đạo Phật qua các băng pháp thoại và các bài viết của bậc tiền bối , nhưng nay nhờ tham dự các buổi pháp thoại trực tiếp tôi thật sự nhận ra hai điều quan trọng nhất mà mình đã mắc phải và quyết sẽ cố sửa sai lại để hoàn thiện hơn . Điều thứ nhất là tôi nhận ra được mình thuộc vào hạng người rất tầm thường trong mức độ tu tập tuy khả năng tâm linh có thể vươn tới xa hơn hầu giúp dở người thân bạn hữu chung quanh để cải thiện con người của mình trong nếp sống gia đình và xã hội
27/09/2018(Xem: 4587)
Có những lúc lòng mình sẽ hoàn toàn xúc động và chân tay như rụng rời , một niềm hỷ lạc vô biên từ đâu tràn ngập chiếm khắp cả không gian và thời gian mình đang hiện diện khi đọc được những bài viết thật đúng theo căn cơ và sự hiểu biết của mình đang muốn vươn tới ...
15/09/2018(Xem: 5492)
Lúc đào hố bỏ đất phân để trồng bụi hoa leo Sử Quân Tử phía bên ngoài tường ở góc trái căn nhà mới, tôi đã thấy nó. Nó là một đoạn dây lá tươi xanh mơn mởn, chỉ dài khoảng hai gang tay, bò trên khoảnh cát vàng trên lô đất trống đang chờ một cuộc giao dịch mua bán thông suốt chuyển giao sở hữu.
12/09/2018(Xem: 8844)
Chương trước quan tâm chính yếu với hai chướng ngại đến một sự thực tập chính đáng khi lâm chung – đau khổ tràn ngập và những hiện tướng sai lầm làm sinh khởi tham luyến, thù oán, hay rối rắm. Trong khi tìm cách để tránh hai chướng ngại này, ta cũng cần phát sinh những thái độ đạo đức bằng việc nhớ lại sự thực tập của chúng ta. Khi không còn hy vọng gì được nữa cho kiêp sống này, khi các bác sĩ đã buông tay, khi những nghi lễ tôn giáo không còn hiệu quả nữa, và khi ngay cả những người bạn và người thân của ta từ trong đáy lòng đã không còn hy vọng, thì ta phải làm những gì có ích. Ngay khi ta có chánh niệm, thì ta phải làm bất cứ điều gì ta có thể giữ tâm thức chúng ta trong một cung cách đạo đức.
12/09/2018(Xem: 10195)
Sáng ngày 8/9/2018, tại chùa Linh Quy Pháp Ấn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, ĐĐ. Thích Thiện Tuệ đã có mặt tại khuôn viên bổn tự với hơn 500 quý Phật tử nhóm Mây Lành. Đến với chương trình tu tập - dã ngoại tháng 9/2018 do nhóm Mây Lành tổ chức, đại chúng đã cùng thực tập niệm Bụt, niệm danh hiệu Bồ-tát, trì chú và hát đạo ca với ban nhạc Mây Lành qua âm hưởng của các pháp khí.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]