Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Điểm Tinh Yếu Của Đường Tu Giác Ngộ

03/10/201508:24(Xem: 10277)
Ba Điểm Tinh Yếu Của Đường Tu Giác Ngộ

Ba Điểm Tinh Yếu Của Đường Tu Giác Ngộ


(Lam-gtso rnam-gsum)
 Jey Tsongkhapa (rJe Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa)
Alexander Berzin chuyển Anh ngữ, 1983
 duyệt lại 2003   
Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính

www.berzinarchives.com

 


Xin đảnh lễ chư đạo sư đáng tôn kính nhất!

(1) Tôi sẽ hết lòng giảng giải,

Các điểm trọng yếu trong tất cả Kinh điển của Đấng Chiến Thắng,
Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán,     
Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.

 

(2) Những ai không tham luyến thú vui của luân hồi,
Nỗ lực khiến cho cuộc đời có tự do và thuận lợi tràn đầy ý nghĩa,
Và đặt niềm tin vào đường tu làm vui lòng các Đấng Chiến Thắng,
 Hỡi những người may mắn, hãy lắng nghe với tấm lòng mở rộng.

 

(3) Nếu không có tâm xả ly thanh tịnh thì không có cách chế ngự
Lòng khao khát niềm vui và hoa trái của biển luân hồi,
Và khi bị trói chặt vì lòng tham đắm vào sự hiện hữu,
Trước tiên, hãy tìm cầu tâm xả ly chân thật.

(4) Bằng cách trưởng dưỡng ý tưởng kiếp người thật khó tìm  
Lại không còn thời gian để phung phí, mối bận tâm với cuộc đời này sẽ chấm dứt.
Bằng cách tư duy nhiều lần về chân lý của nghiệp và nỗi khổ trong luân hồi,
Mối bận tâm về kiếp tương lai sẽ chấm dứt.

 

(5) Khi đã quen thuộc với điều này, tâm mong muốn
Những sự thù thắng của luân hồi sẽ không phát sinh, dù chỉ trong khoảnh khắc,
Và khi ý tưởng mong cầu giải thoát phát khởi ngày đêm,
 Khi ấy, tâm xả ly chân thật đã phát sinh.

 

(6) Tâm xả ly này cũng sẽ không trở thành nhân
Của tâm cực lạc hoàn hảo của giác ngộ vô song
Nếu như không có sự duy trì của bồ đề tâm thanh tịnh,
Vì vậy, hỡi những người thông tuệ, hãy phát tâm bồ đề.

 

(7) Chúng sanh bị bốn giòng sông chảy xiết cuốn trôi liên tục,
Bị xiềng xích của nghiệp ràng buộc chặt chẽ khó mà thoát khỏi,
Bị mắc bẫy trong lưới sắt của tâm chấp ngã,
Bị bao bọc trong sương mù dày đặc của vô minh từ mọi phía.                                                                                                                                                                                       
 (8) Họ tái sinh trong luân hồi không có kết cuộc,  
Nơi mà họ bị ba nỗi khổ dày vò.
Bằng cách quán chiếu tất cả bà mẹ khổ đau trong cảnh ngộ ấy,
Hãy phát tâm bồ đề vô thượng.
                                                                                                                                                                                                                           (9) Nếu không có trí tuệ thực chứng bản tánh tối hậu,
 Dù có quen thuộc với tâm xả ly và bồ đề tâm,  
 Con sẽ không thể nào cắt đứt cội nguồn của hiện hữu luân hồi,
Vì vậy, hãy nỗ lực bằng các phương tiện chứng ngộ lý duyên khởi.

(10) Khi thấy luật nhân quả không bao giờ sai chạy,
Đối với vạn pháp trong luân hồi và niết bàn,
Và bất cứ đối tượng quan sát nào cũng bị tiêu diệt,
Khi ấy, con đã thể nhập con đường làm vui lòng chư Phật.

 

(11) Ngày nào hai sự thấu hiểu – về hiện tướng,
Là duyên khởi không sai chạy,
Và tánh Không xa lìa mọi luận điểm – còn tách rời nhau,
Con vẫn chưa chứng ngộ tâm ý của bậc Hiền Thánh.

 

(12) Tuy nhiên, khi cả hai được xem là không tách rời nhau và đồng hiện khởi,
Sự xác định đơn thuần thấy lý duyên khởi không lầm lạc 
Sẽ tiêu diệt mọi cách bám chấp vào đối tượng.
Khi ấy, con đã hoàn tất việc phân tích về tri kiến.

 

(13) Hơn nữa, khi hiện tướng tiêu diệt cực đoan thường kiến,  
 Và tánh Không tiêu diệt cực đoan đoạn kiến,
Nếu hiểu được tánh Không sinh khởi như nhân và quả,
Con sẽ không bao giờ bị quyến rũ vì quan kiến bám chấp các cực đoan.

(14) Vì vậy, khi đã thấu hiểu các trọng điểm
Của ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ là như thị,  
Hỡi con trai, hãy tìm nơi cô tịch và nỗ lực tinh tấn,  
Để nhanh chóng thành tựu ước nguyện tối hậu của mình.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2016(Xem: 12972)
Lễ Phật đản là một dịp lễ quan trọng với người dân theo đạo Phật, trở thành một nét văn hóa ở nhiều quốc gia, từ Thái Lan, Hàn Quốc, tới Australia.
18/05/2016(Xem: 6880)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
17/05/2016(Xem: 12111)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
06/05/2016(Xem: 9946)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
05/05/2016(Xem: 9095)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
05/05/2016(Xem: 30969)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20193)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/04/2016(Xem: 10306)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
23/04/2016(Xem: 6334)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
23/04/2016(Xem: 13211)
Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]