Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mối Quan Hệ Với Một Vị Thầy Tâm Linh Trong Hai Kiếp Sống

03/10/201508:16(Xem: 8174)
Mối Quan Hệ Với Một Vị Thầy Tâm Linh Trong Hai Kiếp Sống

Mối Quan Hệ Với Một Vị Thầy Tâm Linh Trong Hai Kiếp Sống

Alexander Berzin, tháng Hai, 2002
 Lozang Ngodrub dịch; Chân Thông Tri hiệu đính

www.berzinarchives.com

 

Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người. Nó cũng có thể là nguồn gốc của sự lừa dối bản thân, đau đớn và tuyệt vọng tinh thần. Tất cả đều dựa vào việc chủ động tạo ra một quan hệ lành mạnh. Điều này lại tùy thuộc vào một thái độ thực tiễn về trình độ của chính mình và vị thầy, về mục đích, động lực và ranh giới của mối quan hệ.

Tôi đã viết cuốn sách Liên Hệ Với Một Vị Thầy Tâm Linh: Xây Dựng Mối Quan Hệ Lành Mạnh (Ithaca: Snow Lion, 2000; bản in lại: Thầy Thông Tuệ, Trò Thông Tuệ: Tiếp Cận Của Người Tây Tạng Về Mối Quan Hệ Lành Mạnh. Ithaca: Snow Lion, 2010), chủ yếu là vì mối quan hệ với các vị thầy chánh của tôi như Tsenzhab Serkong Rinpoche, Đức Dalai Lama, Geshe Ngawang Dhargyey, đã mang lại cho tôi nhiều lợi lạc rất đáng kể, và vì trong những chuyến hoằng pháp trên thế giới, tôi thấy buồn là đã gặp rất nhiều người đi tìm đời sống tâm linh, nhưng lại có những kinh nghiệm không mấy tốt đẹp.                                

Nhiều người bị lạm dụng về tình dục, tiền bạc hay quyền lực và tự nhận mình là nạn nhân vô tội. Sau khi đã đổ hết tội cho những vị thầy lạm dụng học trò, họ lánh xa tất cả các vị thầy tâm linh, và đôi khi còn lìa bỏ cả con đường tâm linh. Một số khác thì sống trong sự phủ nhận về quan hệ không lành mạnh của mình và cảm thấy “lòng sùng mộ đạo sư” đúng đắn không chỉ hợp lý, mà còn thần thánh hóa mọi hành vi của vị thầy, dù điều này có thể tạo ra bao nhiêu sự tổn thương theo tiêu chuẩn thông thường. Cả hai thái cực đều khiến cho người đệ tử gặp trở ngại để tiếp nhận đầy đủ lợi lạc từ mối quan hệ thầy trò lành mạnh.

Trong trường hợp đệ tử là người Tây phương và vị thầy là người Tây Tạng, một trong những nguồn gốc của vấn đề là sự hiểu lầm về văn hóa, cộng thêm những kỳ vọng không thực tế là người kia sẽ hành động theo chuẩn mực văn hóa của mình. Một nguồn gốc của sự nhầm lẫn khác là lấy sự trình bày về chuẩn mực quan hệ thầy trò trong Kinh điển ra khỏi bối cảnh chính gốc, suy diễn nó theo nghĩa đen và nhầm lẫn ý nghĩa của các thuật ngữ chuyên môn, thường là do việc dịch thuật sai lầm.

Ví dụ như bản văn lam-rim (trình tự đường tu giác ngộ) trình bày quan hệ thầy trò như “cội nguồn của đường tu”, và bàn luận về điều này như chủ đề chánh đầu tiên. Tuy nhiên, điểm quan trọng trong phép ẩn dụ là cây hút chất dinh dưỡng từ rễ, chứ không phải nó mọc từ rễ. Cây thì mọc từ hạt giống, và ngài Tông Khách Ba (Tsongkhapa) không gọi mối quan hệ thầy trò là “hạt giống của đường tu”. Dù sao đi nữa, thính chúng chính gốc của lam-rim không phải là những hành giả sơ cơ. Họ là các vị Tăng Ni tụ họp lại để thọ nhận một lễ quán đảnh Mật điển, và để chuẩn bị cho việc này, chư vị cần phải ôn lại những giáo huấn trong Kinh điển. Đối với những hành giả như vậy, những người trước đó đã dấn thân vào đường tu Phật pháp bằng việc tu học và hành trì thì mối quan hệ lành mạnh với vị thầy tâm linh là nguồn cảm hứng để duy trì đường tu trọn vẹn, đưa đến giác ngộ. Chủ ý ở đây không bao giờ ngụ ý là những người mới tu tập ở các trung tâm Phật giáo Tây phương cần phải bắt đầu bằng cách xem các vị thầy tâm linh ở đó như các vị Phật.

Trong trường hợp của tôi, mối quan hệ sâu đậm nhất mà tôi có được với một vị thầy trải qua hai kiếp sống của ngài. Tôi đã trải qua chín năm làm đệ tử, thông dịch viên, thơ ký tiếng Anh, và giám đốc du lịch ngoại quốc cho Tsenzhab Serkong Rinpoche, cố Đạo Sư Đối Tác Tranh Luận và Trợ Giáo của Đức Dalai Lama. Rinpoche viên tịch năm 1983, tái sanh đúng chín tháng sau và đã được nhận diện, rồi trở về Dharamsala lúc bốn tuổi. Cả ngài và tôi đều tái khẳng định quan hệ sâu đậm giữa hai người khi chúng tôi gặp lại nhau vài tháng sau. Khi một thị giả hỏi ngài có biết tôi là ai không, vị tulku (lama tái sanh) trẻ đã trả lời rằng, “Đừng có ngốc. Dĩ nhiên ta biết ông ấy là ai.” Kể từ đó, Rinpoche đã xem tôi như một thành viên gần gũi trong gia đình tâm linh của ngài, điều mà một đứa trẻ bốn tuổi không thể nào giả tạo. Về phần mình, tôi không hề nghi ngờ gì về mối liên hệ sâu đậm của chúng tôi.

Vào mùa hè năm 2001, tôi đã ở gần Rinpoche một tháng trong Tu Viện Ganden Jangtse của ngài ở miền Nam Ấn Độ, nơi mà ở tuổi mười bảy, ngài đã tranh luận giáo pháp trước tập hội tăng già, trong một buổi lễ đánh dấu sự gia nhập chánh thức của ngài vào hàng ngũ học giả. Suốt một tháng, tôi đã thọ nhận giáo huấn của ngài, từ những gì ngài đã học được từ khóa tu Geshe, và đã thông dịch một bài truyền khẩu và giảng giải của một bản văn mà ngài đã ban cho một đệ tử Tây phương thân cận khác của Serkong Rinpoche đời trước. Khi tôi nói với Rinpoche thật tuyệt vời là tôi được thông dịch cho ngài một lần nữa, ngài trả lời rằng, “Dĩ nhiên, đó là nghiệp của con mà.” Không theo nghi thức trịnh trọng, tôi cũng tiếp tục quá trình trao lại cho ngài nhiều tác phẩm giáo pháp và những lời khuyên thế tục mà ngài đã ban cho tôi trong kiếp trước.

Mối quan hệ cá nhân của tôi với Serkong Rinpoche qua hai kiếp sống đã mang lại cho tôi nhiều niềm tin vào Phật pháp và sự tái sanh hơn tất cả những điều tôi có thể thu thập được từ việc tu học và hành thiền. Điều này thật sự là một nguồn cảm hứng liên tục trên đường tu. Cả ngài và tôi đều không hề tự lừa dối mình về vai trò của mình đối với người kia trong mỗi một kiếp sống của ngài. Chúng tôi không hoàn toàn giống như trước, mà cũng chẳng hoàn toàn khác với con người trong quá khứ. Mỗi người chúng tôi là một sự tiếp nối. Với sự tương kính sâu đậm dành cho nhau, dựa trên thái độ thực tế về sự khác biệt giữa những giai đoạn của cuộc sống trước kia và hiện nay, mỗi một người trong chúng tôi đều giảng dạy và học hỏi lẫn nhau trong hiện tại. Điều này có vẻ hoàn toàn tự nhiên.

Là một người hâm mộ phim Star Trek, tôi xem kinh nghiệm này như thể mình là một thành viên của phi hành đoàn trong cả hai phim, bộ phim chánh nhiều tập và Next Generation (Thế Hệ Sau), dưới sự chỉ huy của Thuyền Trưởng Kirk trước đây, và bây giờ vị tái sanh của ông là Thuyền Trưởng Picard, đang được đào tạo như một thiếu sinh quân trẻ. Thử thách chánh của tôi là tiếp tục tạo dựng nghiệp lực để làm việc trong phi hành đoàn của tất cả Enterprises (Những Cuộc Mạo Hiểm) trong tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2015(Xem: 7893)
"...Các con hy sinh một chút xíu, dễ thương một chút, nhẫn nhịn một chút xíu thì ngay trong đời sống này các con đang tập luyện một đức tính của ngọc." Hôm nay Thầy sẽ nói chuyện với các con về đề tài "Đá biến thành ngọc". Sao gọi là đá biến thành ngọc? Thầy mới đọc một cuốn sách và chính cuốn sách đó gợi ý cho Thầy buổi nói chuyện với các con hôm nay. Trong đó, tác giả đưa ra một hình ảnh rất bình thường, cụ thể về một hòn đá sỏi, lăn lóc vô tri giống như là một hòn đá màu xanh mà mình đi đạp thường ngày và không ai để ý tới nó.
11/11/2015(Xem: 9336)
Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau v.v...*
08/11/2015(Xem: 6768)
Một hôm, sau bữa ăn sáng, thầy Pháp Sứ hỏi tôi có bận gì chiều nay không. Tôi nói rằng không. Thế rồi thầy bảo “Quý thầy đợi chú lúc 15h ở bãi đỗ xe gần tăng xá”. Tôi gật đầu nhận lời.
07/11/2015(Xem: 9107)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Sumedho vào mùa kiết hạ năm 1994 tại ngôi chùa Amaravati do chính ông thành lập ở Anh Quốc. Ajahn Sumedho là một người Mỹ (tên thật là Robert Jackman), sinh năm 1934, và là đệ tử của vị đại sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1992). Ông hoằng pháp ở Anh từ năm 1977 và đã thành lập nhiều ngôi chùa tại Anh quốc.
07/11/2015(Xem: 8425)
Cách đây nhiều năm trong một chuyến công tác ở Moscow - Liên bang Nga, ông chú tôi, một quan chức trong ngành điện lực, sau cuộc hội thảo chuyên môn, giờ giải lao, một cán bộ cấp cao, một nữ phó tiến sĩ người Nga tâm sự: “Các anh may mắn hơn chúng tôi, các anh có niềm tin vào tôn giáo hay một thứ tín ngưỡng nào đó, còn chúng tôi, sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu tan rã, chỉ còn sự trống rỗng, hầu như chúng tôi chẳng biết tin vào điều gì bây giờ!”. Ở các nước phát triển, nhiều người tìm đến với Phật giáo vì đó là lối sống có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích thiết thực cho mình, cho người, cho môi trường..
06/11/2015(Xem: 12264)
Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).
05/11/2015(Xem: 8081)
Chuyến tàu chở chúng tôi từ Paris về ga Saint Foy La Grande đúng không sai một phút. Xuống tàu tìm mãi không thấy ai đón. Chúng tôi ra ngoài cửa ga đợi nửa tiếng vẫn không thấy ai. Thế là bắt đầu sốt ruột. Tìm lại trong người và hành lý thì hoàn toàn không có điện thoại của Làng Mai, không có địa chỉ. Nghĩ lại thấy mình thật là không cẩn thận, không chu đáo. Biết đi đâu bây giờ. Từ ngày rời Việt Nam tôi không hề dùng điện thoại, chỉ check email và vào facebook up tin một chút vào buổi tối mới mà thôi.
05/11/2015(Xem: 14097)
Chúng con, một nhóm PT mới dịch xong cuốn quotations "All You Need Is Kindfulness " của Đại Sư Ajahn Brahm. “Kindfulness” là danh từ mới do Ajahn Brahm đặt ra để chỉ “mindful” nghĩa là “sati”, tỉnh thức (hay thường được gọi là chánh niệm) với “kindness”- tâm từ ái. Ajahn luôn luôn nhấn mạnh rằng chỉ chánh niệm không thôi chưa đủ mà chúng ta cần phải thêm vào đó cái "nguyên tố kỳ diệu của tâm từ ái".
31/10/2015(Xem: 13976)
rang mạng Buddhaline.net, một trang mạng Phật giáo rất uy tín vừa phổ biến lá thư số 139 (tháng 10/2015) với chủ đề "Thiền Định", nhằm đánh dấu 15 năm thành lập trang mạng này, và đồng thời kêu gọi những người Phật tử khắp nơi hãy hưởng ứng chương trình "24 giờ thiền định cho Địa cầu" ("24 heures de méditation pour la Terre") sắp được tổ chức trên toàn thế giới.
26/10/2015(Xem: 10568)
Trung tuần tháng10 tới đây, tại La Residence Hue Hotel & Spa (số 5 – Lê Lợi Huế), bà Tạ Thị Ngọc Thảo - một người được biết đến không chỉ với tư cách của một doanh nhân bản lĩnh của thị trường bất động sản mà còn là một cây bút sắc sảo nhưng không kém phần trìu mến trong câu chữ - sẽ ra mắt độc giả cuốn “Thư Chủ gửi Tớ” của chị. Đây cũng là những góc nhìn dưới nhiều khía cạnh của một doanh nhân am hiểu và tự tin, không chỉ trong lĩnh vực sở trường của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]