Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Samkasya

18/07/201509:25(Xem: 4824)
Samkasya
XỨ PHẬT TÌNH QUÊ
Thích Hạnh Nguyện - Thích Hạnh Tấn

Samkasya

 Đây là một thánh tích Phật giáo khác mà tương truyền rằng đức Phật sau khi lên cung trời Đao Lợi giảng pháp cho chư thiên và mẹ là Hoàng hậu Maya, ngài đã xuống lại trần thế tại nơi địa điểm này. Kể từ khi đó Samkasya đã trở thành một trung điểm hành hương vì nơi đây được mọi người biết đến như một nơi mà đức Phật đã thực hiện một trong tám phép lạ vĩ đại của ngài. 
Không có nhiều các tài liệu ghi chép chi tiết về những sự kiện và di tích tại Samkasya này. Tuy nhiên có thể nói cuốn Phật Quốc Ký của ngài Pháp Hiển từ Trung Hoa sang đây chiêm bái vào thế kỷ thứ V sau TL đã ghi lại một số nét chính mà chúng ta có thể mường tượng được những hình ảnh và sinh hoạt xảy ra vào thời đức Phật cũng như các thời đại sau ngài. Ta hãy nghe ngài Pháp Hiển tường thuật lại về Samkasya như sau: 
“Samkasya là nơi đức Phật giáng xuống từ cõi trời Đao Lợi sau khi đã giảng pháp cho các chư thiên và mẫu hậu Maya trên cung trời này trong ba tháng. Khi đức Thế tôn dùng thần thông lên cung trời Đao Lợi ngài không cho các đệ tử biết và chỉ đến lúc 7 ngày trước khi xong thời gian 3 tháng trên cung trời ngài mới cho A Nậu Lâu Đà biết. Ngài A Nậu Lâu Đà bèn tin cho ngài Mục Kiền Liên biết và bảo ngài Mục Kiền Liên nên đi gặp đức Phật. Do đại thần lực ngài Mục Kiền Liên lên gặp đức Phật và đảnh lễ ngài. Sau đó đức Phật bảo ngài rằng sau bảy ngày đức Phật sẽ giáng hạ xuống cõi trần. 

Ngài Mục Kiền Liên trở về và thông báo đến mọi người. Vua quan dân chúng trong tám vương quốc lúc bấy giờ đã lâu không gặp đức Phật nên rất khao khát mong được gặp lại ngài. Họ bèn tụ tập nhau nơi Samkasya chờ đợi đức Thế tôn giáng xuống từ cung trời. Lúc ấy có một vị Tỳ kheo ni tên là Utpala khởi tâm tự nghĩ chính mình rằng: “Hôm nay các vị vua quan cùng đại thần đều đi đến đảnh lễ và gặp đức Phật. Ta là một người phụ nữ, làm sao ta có thể thấy ngài trước được?” Biết được ý nghĩ này của Tỳ kheo ni, đức Phật bèn dùng thần lực của mình biến vị Tỳ kheo ni kia thành Chuyển Luân Thánh vương và như vậy cô ni ấy đã được gặp gỡ ngài trước tiên. 

Giờ đây đức Phật đang sắp sửa thị hiện xuống từ cõi trời Đạo Lợi, nơi đó đột nhiên xuất hiện ba chiếc thang báu. Chiếc thang giữa gồm bảy loại trân bảo, cắm xuống nơi đức Phật sắp giáng hạ. Rồi vua trời Phạm thiên cũng hóa ra một chiếc thang bằng bạc, xuất hiện nơi vua trời giáng xuống vào bên phải đức Phật. Vua trời Đế thích hóa ra một chiếc thang bằng vàng xuất hiện nơi vua trời giáng xuống vào bên trái đức Phật. Cũng có vô số chư thiên cùng theo đức Phật khi ngài thị hiện xuống nơi này. Sau khi ngài giáng hạ xuống trần, ba chiếc thang ấy đã biến mất vào lòng đất và chỉ chừa lại có bảy nấc mà người sau còn trông thấy. 

Thời gian sau khi ngài A Dục đến đây chiêm bái, tò mò muốn biết những chiếc thang này dài đến đâu nên ngài đã cho người đào xới chỗ ấy lên để khảo nghiệm. Họ đào và đào mãi cho đến tận nền đất sâu nhưng cũng chưa thấy đáy. Đức vua từ câu chuyện này đã khởi thêm lòng tin và tỏ lòng sùng kính nên cho xây dựng nơi đó một ngôi tịnh thất, và đối diện nơi này ngài cho đặt một pho tượng Phật đứng cao 16 feet. Phía sau ngôi tịnh xá nhà vua cũng cho dựng một trụ đá cao khác và trên đỉnh cho đặt một tượng hình con sư tử. Nơi cây cột này ở bốn mặt đều có những tượng hình của đức Phật; trong ngoài thân cột đều chiếu sáng như gương. Có lần nơi đây xảy ra những buổi tranh luận giữa các tu sĩ Phật giáo với các nhà ngoại đạo. Những tu sĩ Phật giáo bị thua và sau cùng chấp nhận rằng: nếu nơi đây quả thực thuộc về những tu sĩ Phật giáo thì phải có những chứng tích linh thiêng mầu nhiệm xảy ra. Tức thời lúc ấy trên đỉnh sư tử, một tiếng gầm rống to lớn vang lên. Tận mắt thấy những chuyện lạ này nên sau đó các người ngoại đạo ấy bối rối và tự động rút lui. 
Sau ba tháng chỉ dùng toàn thực phẩm cúng dường của chư thiên, thân Phật khi trở về toát ra một hương thơm ngào ngạt và phát ra ánh sáng rực rỡ khác thường, nên sau đó ngay khi vừa giáng xuống ngài đã đi tắm liền. Người đời sau để kỷ niệm bèn cho xây cất ngôi nhà tắm của đức Phật mà hiện vẫn còn. Cũng có một ngôi tháp đánh dấu nơi vị Tỳ kheo ni Utpala đến gặp Phật trước. Một ngôi tháp khác đánh dấu khi xuống đây đức Phật đã cắt tóc và móng tay. Khắp nơi có rất nhiều tháp như tháp đánh dấu nơi vua trời Phạm Thiên và Đế Thích cùng xuống với đức Phật, tháp đánh dấu nơi một vị tăng hàng phục con rồng dữ. Rồi cũng có những tịnh xá lớn ở đây, nơi có khoảng 600-700 tăng sĩ đang tu học lúc bấy giờ.

Ngài Pháp Hiển cũng ghi lại rằng quốc gia này rất phong nhiêu và người dân nơi đây giàu có sung túc không thể sánh. 
Phật giáo đã thịnh đạt ở đây mãi cho đến thế kỷ thứ VII khi ngài Huyền Trang đến chiêm bái nơi này. Ngài cũng ghi lại rằng, lúc ấy cũng còn nhiều tu viện và độ khoảng 1000 vị tăng thuộc Chánh Lượng Bộ đang tu học tại đó. Một sự ghi nhận khác của ngài là trụ đá vua A Dục cao khoảng 70 feet, có màu sắc hồng và sáng. Một nơi khác về hướng đông nam của đại tháp là một chiếc hồ, nơi có một con rắn thần sinh sống và thường bảo vệ các di tích nơi đây. Ngài cũng tả rõ giống như ngài Pháp Hiển về những nơi đức Phật tắm rửa, cắt tóc và móng tay sau khi giáng hạ xuống nơi này. Một số ngọn tháp khác gần bên đánh dấu nơi chư Phật thường đi kinh hành qua lại và thiền định. 

Sau thời đại ngài Huyền Trang thì ít có sử sách ghi lại về nơi chốn này và mãi cho đến năm 1862 thì nơi đây mới được tìm thấy lại do nhà khảo cổ học Cunningham. Trụ đá trên đỉnh có tượng con voi cũng được đặt lại nơi đây trong một hàng rào sắt và một mái che đơn sơ. 
Ngày xưa Samkasya là một trung tâm Phật giáo phồn thịnh và được xem như là một trong tám địa điểm hành hương quan trọng của người phật tử nhưng ngày nay chẳng còn gì lại nhiều ngoài vài ba di tích không được bảo quản tốt đẹp và nhiều đền thờ Ấn giáo được xây dựng chung quanh khu này. Phải chăng những người Ấn giáo cũng xác nhận rằng đây là một trong những thánh tích của họ hay chỉ là một cách xây dựng để chiếm đóng những nơi chốn linh thiêng của Phật giáo. Dẫu sao thì các việc làm này cũng chẳng có gì lạ vì có nơi thánh tích Phật giáo nào của người phật tử mà lại không có đền thờ Ấn giáo của họ xây dựng bên trong?

Đến Samkasya

 Samkasya nằm trong vùng Farrukhabad thuộc tiểu bang Uttar Pradesh và ngày nay có tên mới là Sankisa. Tọa lạc về hướng tây bắc của Kannauj cách đó khoảng 80km, và nằm không xa từ sân ga Pakhna (11.3km) trên tuyến đường đi từ Shikohabad đến Farrukhabad. 

Từ Delhi đi Samkasya là 315km bằng đường bộ ngang qua Ghaziabad-Aligarh-Etah-Bewar trên quốc lộ chính số 22. Từ Bewar khách hành hương có thể đi tiếp tới Samkasya ngang qua Mohammadabad và Pakhra.. 
Một tuyến đường khác là nếu đi từ Agra thì cách Samkasya khoảng 175km ngang qua Firozabad-Shikhobad-Manipuri-Bewar-Mohammadabad và Pakhra. Trạm ga gần nhất là Pakhra nằm trên tuyến đường Shikhobad và Farrukhabad. 

 Còn nếu đi từ Lucknow thì trước phải đến Bebar cách Samkasya khoảng 236km, và sau đó đi tiếp 18 km đến Mohamadpura. Từ thị trấn này đến Sankasya chỉ độ khoảng 15km và khách hành hương có để dùng xe lam hoặc Taxi để đi tiếp phần đường còn lại. Khách hành hương cũng có thể đi hướng khác từ Kanpur đến Bebar và phần đường còn lại thì đi giống như trên.

Ngủ lại đêm

P.W.D. Inspection House, Samkasya. 
Một số các khách sạn khác có thể tìm thấy ở Farrukhabad.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2014(Xem: 28303)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/11/2014(Xem: 6970)
Cái ngày ấy con lang thang vô định. Trải qua “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” bao nhiêu thăng trầm của kiếp sống nhân sinh, bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu kỳ vọng, bao nhiêu dong ruổi kiếm tìm, bao nhiêu trượt ngã, thất bại, thất vọng não nề, bao nhiêu chán nản buồn thương uất hận với kiếp sống, con quyết định dừng cuộc phiêu lưu, vào Thiền môn “tìm lãng quên trong tiếng Kệ câu Kinh”. Bộ dạng của con hôm đó thật thiểu não, bơ phờ, thất thểu. Cửa Thiền vẫn rộng mở, lòng Từ Bi của Thầy bao dung tất cả, âu đó là cái duyên và con được nhận vào hàng ngũ xuất gia, nếu không thì chẳng biết đời con sẽ trôi giạt về đâu.
20/11/2014(Xem: 7009)
Đề tài chúng tôi nói chuyện hôm nay là: “Tìm lại mình, biết được mình là trên hết.” Đề tài này, mới nghe qua quí vị thấy quá đơn giản, nhưng thật là thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta.
19/11/2014(Xem: 9121)
Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần lớn trong nhận thức của con người đều cho rằng: người nghèo cùng thì không có cái giàu có hiện hữu, và ngược lại, giàu có thì không có cái nghèo khổ hiện hữu. Kỳ thật không phải như vậy. Trên thế gian, sự nghèo giàu thật khó phân biệt. Người giàu vẫn có chỗ nghèo thiếu, và người nghèo khó vẫn có cái phú quý tàng ẩn.
18/11/2014(Xem: 8626)
Bây giờ, các con đã 16 và 19 tuổi rồi, bắt đầu hoạch định cho cuộc sống của chính mình. Thời gian qua là chuỗi ngày dường như vô tận, chúng ta chỉ mải mê ngồi đó và tán gẫu suốt ngày. Cha tiếc thời gian chúng ta hoang phí rong ruỗi ngoài bãi biển và những chuyến đi chơi dài ngày trong lần đi cắm trại ở Westfalia của gia đình mình trong khi các con chỉ ngoan ngoãn làm theo những gì cha bảo.
17/11/2014(Xem: 8610)
Vẫn biết thơ văn ca tụng thành phố cố đô này nhiều vô số kể, đã khiến con tim của một người Hà Nội mất gốc như tôi phải thổn thức, phải cố tình tìm một lần ra thăm Huế để trải nghiệm bằng chính cảm xúc của mình mới thôi. Nhưng biết bao giờ duyên lành mới đến khi tôi bị dị ứng khi nhắc đến hai chữ Việt Nam, quê hương gì mà toàn là ngộ độc từ thực phẩm cho đến tâm hồn,
17/11/2014(Xem: 18273)
Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.
15/11/2014(Xem: 10310)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
15/11/2014(Xem: 20405)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
12/11/2014(Xem: 10243)
Chúng tôi đã hai lần đến quý quốc để hoằng pháp. Từ trước đến nay, hoặc thuyết pháp với các giáo hữu quý quốc, hoặc khai thị cho kiều bào chúng tôi tại đây, nhưng lần nào thính chúng cũng chỉ là cư sĩ. Hôm nay lần đầu tiên tôi lại được đối diện với toàn các vị xuất gia đồng đạo, nhất là với một số đông đảo các vị thanh niên xuất gia như thế này, cùng hội họp lại đây để cùng luận thuyết giáo pháp thâm yếu của Đức Phật. Thật là một điều làm cho chúng tôi sung sướng và cảm động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]