Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đi tìm mẫu số chung cho cuộc đời

07/05/201522:04(Xem: 8729)
Đi tìm mẫu số chung cho cuộc đời

mau so chung

ĐI TÌM MỘT MẪU SỐ CHUNG 
TRONG CUỘC ĐỜI
Trần Quang Thuận
 

1.
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời: 

 

Câu chuyện thứ nhất là việc Kết Nối Những Dấu Chấm (Connecting the Dots), từ hàng vạn cái chấm hỗn độn để thấy con đường mình phải đi. Việc này làm tôi liên tưởng đến cái Luới Đế Châu, the Indra Net, một cái lưới mà mỗi mắt lưới là một viên ngọc thạch lấp lánh phản chiếu rực rỡ lẫn nhau, biểu hiện thực thể thế giới đều chen lẫn và chiếu rọi lẫn nhau, một trong mười huyền môn của Hoa Nghiêm tông: Nhân Đà La Võng Cảnh Giới Môn, nói về sự phản chiếu nội tại, như trong lãnh vực được bao quanh bằng mảnh lưới Indra.

2.
Câu chuyện thứ hai là sự Mất Mát Và Tình Yêu. Steve Jobs mất việc làm ở hãng do chính ông thành lập. Thật không có gì bất công, phi lý và ngang trái cho bằng. Nhưng nhờ vậy mà Steve cố gắng hơn, không nản chí, không than oán. Trong khoảng 5 năm sau đó, Steve đã xây dựng Công ty NeXT và một công ty khác tên là Pixar. Pixar sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới. Nó đã trở thành hãng phim hoạt hình thành công nhất thế giới. 

Vào lúc này Steve gặp đuợc cô bạn gái Laurence và thành hôn với cô. Steve và Laurence có một gia đình hạnh phúc. Khi Apple mua NeTX, Steve trở lại với Apple, những kỹ thuật mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh lực cho thời kỳ Apple phục hồi. Nếu Steve không bị sa thải thì làm sao có được tình yêu, làm sao có được Apple phục hồi?

3.
Câu chuyện thứ ba là về Cái Chết. Nếu ngày hôm nay là ngày cuối cùng của đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì và tôi sẽ chuẩn bị làm gì hôm nay? Steve tự hỏi “Không ai muốn chết, ngay cả những người muốn lên Thiên Đường cũng không muốn chết chỉ vì muốn lên được trên đó. Nhưng cái chết không ai có thể tránh khỏi, nó chính là cái sáng tạo tuyệt vời nhất của kiếp sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ”. Steve đã khám phá ra ý nghĩa của cái chết và Steve tiếp tục câu chuyện với các sinh viên tốt nghiệp ra trường: “Thời gian của các bạn có hạn, vì thế đừng lãng phí. Đừng nhốt mình trong những tín điều nào đó, vì sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn. Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình”.

Steve nói khi ông còn trẻ ông có đọc cuốn Cẩm Nang Toàn Thế Giới của Steward Brand được xem như là Thánh Kinh của thế hệ 60s trước khi có máy vi tính xách tay. Ở trang bìa sau cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ”.

Dại khờ là cái sơ tâm, trong sáng, tinh khiết, hồn nhiên như tờ giấy trắng mà khao khát là tâm bồ-đề. Hãy phát triển Bồ-đề Tâm. Hãy giữ nguyên vẹn cái hăng say, cái đơn thuần, hồn nhiên của Sơ Tâm.

Trong Tribe Life, một tờ nguyệt san của Do Thái giáo xuất bản tại Hoa Kỳ, tháng 8 năm 2012, một nữ giáo sĩ Do Thái giáo, bà Cheryl Peretz, Phó Khoa trưởng, Trưởng ban Nghiên Cứu Thần Học Do Thái thuộc Trường Đại học Do Thái Hoa Kỳ (American Jewish University), trong bài What To Expect From Your Rabbi (Chúng ta kỳ vọng gì ở nhà đạo sĩ Do Thái?) nói: “Trong quá khứ chúng ta thấy không cần phải quan tâm mấy đến một số vấn đề. Ngày nay cộng đồng Do Thái mong các nhà lãnh đạo tinh thần của họ không những thông thạo giáo lý truyền thống mà phải liên hệ sâu đậm, phải móc nối với quần chúng”.

Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo tinh thần cộng đồng Do Thái không những chỉ giảng dạy giáo lý, không những chỉ quan tâm đến đời sống của hàng tín hữu lúc sinh, khôn lớn, thành hôn, tang lễ mà còn làm cố vấn cho những vấn đề không phải là truyền thống, đó là công ăn việc làm, gia cảnh, xung đột vợ chồng, cha mẹ, con cái. Giáo sĩ Do Thái không những là nhà lãnh đạo tinh thần mà còn là cố vấn gia đình, nhà tâm lý thực nghiệm, cán bộ xã hội. Do đó trong vấn đề đào tạo giáo sĩ, chúng ta phải quan tâm đến chiều hướng này.

Giáo sĩ Karen Bender của Temple Judea, một giáo phái Do Thái Cải Cách tại Tarzana, California nói: “Tín hữu Do Thái đến gặp tôi với nhiều vấn nạn: sách nhiễu tình dục, ma túy, hãm hiếp, gia cảnh, tình hình tài chính, công ăn việc làm…”. Giáo sĩ Donald Goor, bề trên của giáo sĩ Karen Bender nói: “Dân chúng đến gặp tôi với vô số vấn đề, ngay cả vấn đề ngoại tình. Tôi rất hân hạnh tiếp chuyện với họ một cách cởi mở. Đây là cơ hội tốt nhất để thắt chặt giây liên hệ giữa tín đồ và giáo hội. Đây là nhịp cầu rất cần thiết”.

Thế giới biến chuyển không ngừng. Ta có thể gạt bỏ, hội nhập hay xác định chuyển biến, nhưng ta không thể làm ngơ. Tôn giáo trong xu thế thời đại quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở Đông phương cũng như Tây phương, đều phải đương đầu với hiện thực này, để duy trì vai trò tôn giáo có ý nghĩa trong xã hội, trong cộng đồng nhân loại.

Tôn giáo và chuyển biến mặc dầu cường liệt hơn trong lúc xã hội phát triển mau chóng vẫn là nền tảng của mọi thời đại. Tôn giáo trong nghĩa rộng luôn luôn vẫn là tia hy vọng, là nguồn cảm hứng, là nơi nương tựa cho nhiều loại tâm hồn trong cuộc sống bấp bênh và tạm bợ, đầy hãi hùng mà cũng đầy kỳ bí.

Time Magazine số ra ngày 18 tháng 6, 2012 có đăng bài: In Search of a Common Cause (Đi Tìm Một Mục Tiêu Chung) của Joe Klein.

Joe Klein kể chuyện trong chuyến du hành năm thứ ba gần đây ông ghé quán cà phê Richard tại Moorville, North Carolina, uống cà phê, nói chuyện với những cựu chiến binh thường hay tụ họp tại đây. Họ không mấy lạc quan trước hiện tình đất nước. Khi ông Joe Klein hỏi họ nghĩ gì về Tổng thống Obama, Tổng Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ, họ cuời rồ lên, không phải là thái độ bất kính đối với vị nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh quân đội, vì với Mitt Romney, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa năm 2012 cũng vậy. Họ cho là những vị này không san sẻ, không biết mùi cay đắng của những kẻ vào sinh ra tử trên các chiến trường hải ngoại.

Những cựu chiến binh này không mấy tin tuởng vào những người chưa bao giờ đặt chân vào quân trường, chưa bao giờ chiến đấu ngoài mặt trận. Phục vụ trong quân đội là nhịp cầu nối liền công dân Hoa Kỳ thuộc mọi thành phần xã hội, làm cho họ cảm thấy liên hệ mật thiết với nhau, cùng san sẻ một mục tiêu, cùng đi trên con đường phụng sự. Giờ đây quân đội Hoa Kỳ là quân đội chuyên nghiệp, chứ không phải thành phần động viên, nên thiếu nhịp cầu liên kết, khó cho người Hoa Kỳ tìm thấy một mục tiêu chung, một lý tưởng chung. Quốc gia Hoa Kỳ vì vậy bị phân hóa nặng nề.

Năm nay ông Joe Klein đi khắp tiểu bang North Carolina và Virginia. Ông nói thành phần bảo thủ thấy Hoa Kỳ gần đây thay đổi ngoài sự tưởng tượng, không những chỉ quyền dân sự mà còn quyền đồng tính luyến ái. Tại Hoa Kỳ hiện nay trên một nửa cửa hàng tạp hóa do người Nam Á làm chủ, người Latinos (Trung, Nam Mỹ) không nói tiếng Anh, và ông Tổng thống không phải trắng, không phải đen (Tổng thống Obama thân phụ người Phi châu da đen, thân mẫu người Mỹ da trắng). Sự kỳ thị của phe bảo thủ, nhất là của Đảng Trà (Tea Party) quá nặng nề đến nỗi một số người ngồi nói chuyện không thể chen được lời nào. Một phụ nữ ở Smith Mountain Lake nói: “Miệng tôi chảy máu vì tôi phải cắn răng không dám hé môi”. Tinh thần khoan dung của người Mỹ bây giờ đi về đâu?

“Nhưng chúng ta đều là người Mỹ”, ông Joe Klein nói to lên như để phá tan không khí ngột ngạt. Ông nói: “Tôi muốn nhắc nhở cho cả hai phe biết chúng ta đều là người Mỹ. Làm thế nào để chúng ta có thể hiểu quan điểm của nhau, làm thế nào để chúng ta có thể chấp nhận nhau, tìm một mẫu số chung?”.

Ông Joe Klein dành nguyên cả một buổi chiều nói chuyện với những người đã vào nằm nhà thương chữa bệnh nghiện ma túy. Một phụ nữ tên Tammie Noey đã từng ở tù, đã vào bệnh viện trừ ma túy nói giờ đây thì bà không còn nghiện ma túy nữa, nhưng rất khó kiếm việc. Công việc mà bà được thuê chỉ là nghề hầu bàn và bà không thể mua bảo hiểm sức khỏe. 

 

Ông Joe Klein hỏi ý kiến của những cựu chiến binh về chương trình y tế của Tổng thống Obama. Terry Kinum, cựu chiến sĩ hải quân, chống đối kịch liệt chương trình này. Ông nói ông quá ngấy với chương trình y tế xã hội, đượm mùi mác-xít của Obama. Các cựu chiến binh khác phản đối quan điểm của Terry Kinum. Hai chiến tuyến, hai lập trường không có nhịp cầu thông cảm. 

 

Ông Joe Klein hỏi nếu giả sử bà Tammie Noey là một cựu chiến binh thì quí vị nghĩ như thế nào? Mọi người im lặng, không ai trả lời câu hỏi. Ông Joe Klein có cảm tưởng trừ phi người Mỹ có dịp gần gũi với những người Mỹ khác, trừ phi có một nhịp cầu, thì hoạ may sự phân hóa mới bớt nặng nề, giúp người Mỹ có thể tìm thấy một mẫu số chung, một mục tiêu chung, nền tảng căn bản của một xã hội dân chủ, tiến bộ.


Dân chúng Hoa Kỳ vào thế kỷ 21 đang đi tìm một mẫu số chung, một mục tiêu chung để hàn gắn sự nứt rạn do hoàn cầu hóa đưa lại. Nguời Việt Nam thì như thế nào, có đi tìm một mẫu số chung để cùng nhau xây dựng cộng đồng, bảo vệ quốc gia, kiến thiết xứ sở ? Và Phật tử Việt Nam phải làm gì để khỏi bị bão táp thời đại xé thành từng mảnh?

Cách đây hơn 5.000 năm, tổ tiên dòng giống Việt sinh sống ở vùng núi Ngũ Lĩnh, hồ Động Đình, trung lưu sông Duơng Tử, dần dần bị Hán tộc ép, tràn sang Biển Đông, hướng về phương Nam vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã.

Quốc tổ của dân tộc ta là Lạc Long Quân, con của Kinh Dương vương. Quốc mẫu của dân tộc ta là nàng tiên Âu Cơ, sinh ra một bọc trứng, nở ra 100 con. Con đầu thừa kế vương vị, hiệu là Hùng Vuơng, đặt tên nuớc là Văn Lang. Giòng họ Hùng Vương tiếp tục truyền thừa suốt 25 thế kỷ. Truyền thuyết đôi khi không phải là dữ kiện lịch sử, mà là một sáng tạo văn hóa, dựng lên để giải thích nguồn gốc dân tộc, để tạo tinh thần yêu nước, giữ nước, dựng nước.

Truyền thuyết Bách Việt, bọc trứng trăm con, gói ghém tình ruột thịt, đùm bọc, thương yêu lẫn nhau trên đường Nam tiến. Đây là một huyền thoại được xây dựng bằng hình ảnh thần thoại Ấn Độ. Dòng giống Con Rồng Cháu Tiên, phảng phất hình ảnh Naga (Long, Rồng), làm cho chúng ta liên tưởng đến danh xưng của những vị đại sư xiển dương giáo lý Phật như Long Thọ (Nagarjuna), Long Trí (Nagabodhi) đệ tử của Long Thọ, hoặc Long Cung trong kinh Hải Long Vương Phạm, Long Hoa Thụ (Puspanaga) nơi Phật Di-lặc thành đạo, Long Hoa Hội, nơi Phật Di-lặc chuyển bánh xe pháp…

Huyền thoại Con Rồng Cháu Tiên kiên cố, vững chãi hơn Vạn Lý Trường Thành vì Vạn Lý Trường Thành vẫn không ngăn đuợc vó ngựa của quân Mông Cổ xâm chiếm Trung Hoa, nhưng huyền thoại Trăm Con Trong Bọc Trứng đã giúp Việt Nam vượt qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, vượt qua gần 100 năm nô lệ Pháp và sẽ vượt qua muôn ngàn chướng ngại trong việc duy trì dòng giống.

Trong thời Bắc thuộc có một nhà sư uyên bác, thương yêu dân Việt, đến hồ Động Đình thăm viếng. Nhà sư ngồi trên thuyền giữa hồ Động Đình mênh mông, nhìn thấy hàng đàn chim bay từ sông Tương, đẹp như những nàng tiên, ông liên tưởng đến những con rồng trong kinh Phật, rồi sáng tạo ra chuyện Rồng Tiên. Được ghi trong Lục Độ Tập kinh viết vào giữa thế kỷ thứ 3 nói đến chuyện 100 trứng nở thành 100 người con trai, thông minh tài trí, sức mạnh hơn người, lớn lên vua cha sai đem quân bình định thiên hạ. . . Nhà sư ấy là Khương Tăng Hội.

Khương Tăng Hội người Khương Cư (Sogdian), phụ thân là một thương gia đến Giao Chỉ làm ăn buôn bán. Khương Tăng Hội sinh đẻ tại Việt Nam. Năm 10 tuổi song thân đều mất. Khương Tăng Hội xuất gia, thọ Cụ túc giới, tinh thông Tam tạng. Năm 247, dưới thời Ngô Tôn Quyền, ngài đến Kiến Nghiệp, ở chùa Kiến Sơ dịch kinh và hoằng đạo. Năm 251 ngài dịch bộ Lục Độ Tập kinh. Truyện Trăm Con Trong Bọc Trứng là truyện 23 trong Lục Độ Tập kinh.

Trước sự đàn áp khốc liệt của Mã Viện sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, dân tộc ta kiệt quệ và tan rã ra từng mảnh. Nhưng như một phép lạ, từ Ấn Độ xa xôi, Phật giáo đã đến. Đến một cách nhẹ nhàng, thầm lặng, nhưng đầy sức quyến rũ và đầy sinh lực tiềm tàng. Từ đó Việt Nam âm thầm hồi sinh, kết tụ anh tài, chuẩn bị cho công cuộc cứu nước và dựng nước.

Từ khi đặt chân đến Việt Nam cho đến Chiến thắng Bạch Đằng năm 986, Phật giáo đã cống hiến cho dân tộc Việt:

1. Giúp Việt Nam duy trì văn hóa Việt không để bị đồng hóa.

2. Cung cấp cho dân Việt nguồn an ủi tâm linh, nếp sống tình cảm cần thiết mà Nho học không đáp ứng đuợc.

Đạo lý tương duyên, dung hợp, thần thoại Con Rồng Cháu Tiên giúp dân ta vun đắp lòng yêu thuơng, đùm bọc nhau trong cảnh đọa đày.

Việt Nam hiện nay đang sống trong cảnh phong ba bão táp trước xu thế hoàn cầu hóa, trước sự bành trướng kỹ nghệ và thương mãi của Trung Quốc, trước trật tự thế giới đang được điều chỉnh.

“Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, câu ca dao Việt Nam nói lên sự gần gũi của ngôi chùa trong đời sống tâm linh của dân Việt có còn là hình ảnh thân thuộc nữa không? Bức tranh mô tả tâm linh người dân Việt “Dù ai đi đó đi đâu, hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về” có còn hấp dẫn, quyến rũ lòng người Việt? Có còn là điểm tụ cho người dân Việt? Lưới Đế Châu, thuyết trùng trùng duyên khởi có còn là móc xích tương duyên giữa người và người, giữa người và vạn vật?

Chúng ta rút tỉa được gì trong câu chuyện của Steve Jobs, của các giáo sĩ Do Thái giáo? Chúng ta rút tỉa được gì trong bài Đi Tìm Một Mẫu Số Chung của Joe Klein? Chúng ta cần có một nhịp cầu. Chúng ta cần kết nối những dấu chấm trong cuộc đời, chúng ta cần tung Lưới Đế Châu để thể hiện đạo lý một là tất cả, tất cả là một, chúng ta cần móc nối với đời sống quần chúng, cùng san sẻ gian nan và ấp ủ kỳ vọng.

Dân tộc Việt là Con Cháu Rồng Tiên, chẳng lẽ không có được cái thanh cao, cái sáng suốt, cái tao nhã để cùng nhau trò chuyện, chung sống trong hòa thuận, an vui? Là Trăm Con Trong Bọc Trứng, chẳng lẽ không có cái thân tình, cái thân thuộc, gắn bó, thương yêu, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau? Là con của Phật, thấm nhuần đạo lý tương duyên, chẳng lẽ những lời nguyện tha thiết, chí thành trước đấng Từ Tôn: Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ… lấy kẻ chống nghịch làm bạn giao du, lấy oan ức làm đà tiến thủ… chỉ là sáo ngữ, chỉ thốt ra trong lúc cao hứng nhất thời?

Trong sứ mạng hoằng truyền, trong công tác kết nối những dấu chấm đời người, chúng ta đôi khi gặp một số phản ứng làm cho chúng ta cảm thấy đau lòng, nản chí. Chúng ta có nên buồn không? Cuộc sống quá ngắn ngủi, chúng ta đâu còn có thì giờ để giận, để buồn? “Đừng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng nhốt mình trong những tín điều nào đó. Sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác…”. Thật ra cảnh ngộ của chúng ta không đến nỗi khắc nghiệt so với Steve Jobs. Thật ra những người đồng đạo này đã giúp chúng ta thêm nỗ lực: “Hãy luôn khao khát, hãy cứ dại khờ!”.

Chúng ta có được cái may mắn sinh làm người, làm Con Rồng Cháu Tiên, thành phần của cộng đồng nhân loại, làm đệ tử Phật, được nghe, được học đạo lý Tương Duyên, được khai thị Tâm Bồ-đề, được đi trên con đường Bồ-tát. Làm thế nào để chúng ta có thể duy trì tín tâm, trưởng dưỡng sơ tâm, vun xới Tâm Bồ-đề? Làm thế nào để chúng ta có thể kiện toàn hành trang cho cuộc hành trình trên Con Đuờng Bồ-tát? Làm thế nào để chúng ta có thể báo đáp công ơn Phật Tổ, các đấng tiền nhân? Làm thế nào để chúng ta có thể kết nối những dấu chấm trong đời người? Làm thế nào để chúng ta có thể khế lý, khế cơ? Làm thế nào để chúng ta có thể thong dong đi trên con đường làng trong ánh sáng bình minh? Làm thế nào để chúng ta có thể “Luôn khao khát, cứ dại khờ”?

Chỉ có một cách là theo chân Tịch Thiên (Santideva) trong Nhập Bồ-Đề Hạnh (Bodhicarỳa-vatàra) chân thành phát nguyện:

Nguyện mỗi chúng ta là mỗi viên ngọc trong Lưới Đế Châu, luôn luôn nối liền nhau, yểm trợ nhau, sách tấn nhau trên đường tu đạo, hành đạo. 
Nguyện sung sướng tùy hỷ, mang vui cho chúng sinh, dù gian nan, dù có ai xúc phạm, vẫn hăng say trong sứ mạng.

 

Nguyện làm thuyền, làm bè, bắc cầu vượt qua mọi chướng ngại. Nguyện làm tôi tớ giúp người thoát vòng ác đạo. Nguyện rừng núi gươm đao biến thành vườn hoa tráng lệ. Nguyện binh khí, đá lửa biến thành trận mưa hoa. Nguyện lữ hành lạc lối, may mắn gặp bạn đồng hành, cùng đi trên Đường Bồ-tát.

Nhờ phước Phật vô biên, chúng sanh đều an lạc. Nguyện trở về thế gian, nỗ lực trừ thống khổ. Nguyện cho Ba Ngôi Báu, tồn tại mãi trên đời.

Rita M. Gross trong bài Buddhist to Buddhists (Phật tử nói với Phật tử) đăng trong báo Tricycle, số mùa Xuân 2012 viết:

“. . . thời đại vàng son mới của Phật giáo sẽ được thực hiện một cách dễ dàng nếu Phật tử của các hệ phái, giáo phái mở lòng đón nhận nhau, nghiên tầm giáo điển và phương thức hành trì của nhau, không đóng khung trong một không gian nhỏ bé, không cố chấp vào những ý kiến hẹp hòi, cá biệt… 

 

Trong kinh sách Phật thuộc bất kỳ giáo phái nào, Đức Phật dạy Ngài chỉ là một người thường, nhờ tu hành chứng thành đạo quả mà giác ngộ thành Phật. Ngài không bao giờ cho mình là Chúa, là Thần. Giáo lý này nói lên một cách cụ thể tinh thần bình đẳng của Phật giáo. Ngài không dùng những câu chuyện thần thoại, những phép lạ kỳ bí để tôn vinh mình, nhất là tôn vinh, trang trí sau khi Ngài đã viên tịch…”.

James Shaheen, chủ nhiệm và chủ bút tờ Tricycle, số mùa Thu 2012, trong bài Building a Bridge (Xây Cất một Cây Cầu) nói: “… trong sứ mạng hoằng truyền giáo lý Phật ở phương Tây, không khác gì bước qua một cây cầu trong khi đang xây cất nó. Trình bày Dharma là đi qua cầu, chiêm nghiệm một cách nghiêm túc là xây cất cây cầu văn hóa để yểm trợ…

“Nếu chúng ta xây cất cây cầu, đôi khi chúng ta cảm thấy e ngại, đôi khi ta tự hỏi không biết nó có đưa ta qua bên kia bờ hay không. Dầu vậy ta vẫn phải tùy thời tùy cơ và điều đó không có gì lạ, không phải chỉ đặc biệt đối với người Tây phương. Phật giáo đã gặp và đã đối phó vói nhiều tư trào mỗi khi truyền đến nước nào. Sức mạnh của nền tảng cây cầu dựa vào khả năng đối thoại cởi mở, thành thật và dung hợp”.

Trong khi soạn cuốn HÀNH TRÌNH TÂM LINH, đi tìm ý nghĩa của cuộc đời trên các nẻo đường văn hóa tâm linh, tôi có đọc cuốn Man’s Search for Meaning (Đi Tìm Lẽ Sống) của Viktor E. Frankl, Trưởng khoa Thần kinh Đại học Y khoa Vienna, Áo quốc, bị Đức Quốc xã bắt giam trong bốn trại tập trung, năm 1945 ông được quân đội Đồng minh giải phóng thì ông chỉ còn một mình trơ trọi trên đời. 

 

Trong một buổi giảng, ông được Harold S. Kushner, giáo sĩ Do Thái giáo yêu cầu ông tóm gọn ý nghĩa cuộc sống trong một câu. Ông viết câu trả lời trên giấy và hỏi lại các sinh viên đoán xem ông đã viết gì. Sau một hồi im lặng, một sinh viên phát biểu: “Ý nghĩa cuộc sống của thầy là giúp những người khác tìm ra ý nghĩa cuộc sống của họ”. “Đúng vậy”, Frankl nói. “Đó chính là câu tôi đã viết”. 

 

(TC. Văn Hóa Phật Giáo)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2020(Xem: 5564)
Vào hôm thứ Hai, ngày 27 tháng 7 năm 2020, một cuộc họp trực tuyến (online) của nội các do bà Sheikh Hasina, Thủ tướng Chính phủ Bangladesh chủ trì, đã thông qua dự thảo thỏa thuận giữa Tổ chức Lumbini Development Trust of Nepal và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh về việc xây dựng tu viện Phật giáo Bangladesh. Tu viện Phật giáo được đề xuất sẽ được xây dựng tại Lâm Tỳ Ni, nơi Đản sinh của Đức Phật lịch sử. Việc xây dựng được bắt đầu với lợi ích cá nhân, và kế hoạch của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh tại Nepal, Mashfee Binte Shams, và Bí thư thứ nhất, Asit Baran Sarkar.
20/08/2020(Xem: 6809)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương. Đây là một trong những bộ kinh quan yếu nhất của Thiền Tông Trung Hoa đặc biệt từ thời Lục Tổ Huệ Năng (638- 713), người đã ngộ đạo, kiến tánh qua câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong lời khai thị từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674). Cụm từ "Ưng Vô Sở Trụ" được nhắc đến hai lần trong kinh: lần 1st ở chương 4 ("Diệu Hạnh Vô Trụ") và lần 2nd ở chương 10th ("Trang Nghiêm Tịnh Độ). Đây không là sự trùng lặp mà mà là sự tiến triển vi diệu về ý nghĩa của cụm từ này với rất nhiều hàm tàng đặc sắc và quan trọng trong phân biệt nhận thức theo Duy Thức Học cùng hành trì tu tập Phật đạo.
17/08/2020(Xem: 12312)
Năm 2020 những chương trình tu học Phật pháp như Phật Đản,Vu Lan, Khoá Tu Học Bắc Mỹ, Khoá an cư của Giáo Hội.v.v...khắp toàn cầu đều phải tạm ngưng vì nạn dịch COVID-19. Tại Mỹ và một số các nước, tất cả học đường phải đóng cửa và chuyển qua online. Giáo sư và sinh viên phải chật vật vì một hệ thống mới hoàn toàn. Sự thay đổi đó làm tất cả mọi người xôn xao và lo lắng, bất an...Bản thân chúng con, lịch giảng của các bang được sắp xếp vào năm trước-2019 phải huỷ bỏ. Phật tử khắp nơi gọi đến thăm hỏi và mong ước có được một lớp học Phật pháp bằng một phương tiện nào đó để tâm được an, thân được nhẹ từ lời giảng dạy trực tiếp của Chư Tăng-Ni. Đây cũng là điều mà chúng con trăn trở và tham vấn ý kiến của Chư tôn đức để chúng con có thể mở ra một chương trình tu học online miễn phí cho tất cả quý Phật tử khắp nơi trên thế giới.
16/08/2020(Xem: 8835)
Người giải thoát giống như một bánh xe quay tròn đều, không bị mắc kẹt, vướng bận, thanh thoát, thông suốt. Họ không còn ý niệm “tôi là như thế này, tôi là như thế nọ, tôi là đây, tôi là kia”. Người tu nhẫn nhục mà thấy ta đang nhẫn nhục là mắc kẹt rồi. Càng nhẫn nhục chừng nào thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Nhẫn nhục mà không thấy ta nhẫn nhục thì mới thông suốt. Người tu hạnh khiêm cung mà thấy mình khiêm cung là mà mắc kẹt rồi. Càng khiêm cung chừng nào, thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Tu riết như vậy lâu ngày thành bịnh, hết thuốc chữa vì kẹt lâu ngày, bánh xe không quay tròn đều được, thậm chí không thể chuyển động được vì các bộ phận bị ô-xy hóa, bị rỉ sét do chấp pháp, chấp tướng lâu ngày, thành thử bệnh nặng.
16/08/2020(Xem: 5971)
Một pho tượng Phật, được phát hiện trong khi đào móng cho một ngôi nhà tại Mardan, Mardan là một thành phố thuộc Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng 7 vừa qua, đã bị công nhân xây dựng địa phương đập vỡ thành nhiều mảnh bởi họ không tôn trọng thánh tích Phật giáo, khiến chính quyền địa phương phẫn nộ và lo lắng.
16/08/2020(Xem: 6243)
Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại, với nhiều công trình nổi tiếng và bền bỉ. Ông đã từ giã trần gian và đã để lại ấn tượng những hình ảnh Phật giáo. Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại đã mãn báo thân, trút hơi thở cuối cùng tại quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, vào ngày Sinh nhật lần thứ 91 của ông.
15/08/2020(Xem: 5779)
(Thimphu, Bhutan) – Vào ngày 11 tháng 8 vừa qua, Chính phủ Vương quốc Hy Mã Lạp sơn Bhutan đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc đầu tiên kể từ khi đại dịch Virus corona tấn công Vương quốc Phật giáo này. Chính phủ Vương quốc Phật giáo này đã ban hành lệnh cách ly cho khoảng 750.000 người dân, các cơ quan nhà nước cũng đề nghị đóng cửa tất cả các trường học, cơ sở đào tạo và các cửa hàng kinh doanh; hoãn các kỳ thi và không rời địa bàn sinh sống trong thời gian này.
15/08/2020(Xem: 6065)
Sự từ biệt trần gian Ta bà của Cư sĩ Steven D. Goodman (1946-2020) là vô cùng kính tiếc, một sự mất mát cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại phương Tây. Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Tác giả và Dịch giả nổi tiếng bởi các tác phẩm kinh điển Phật giáo Tây Tạng, đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng tại tư gia và về cõi Phật vào ngày 03 tháng 8 năm 2020, Oaklan, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 75 tuổi.
14/08/2020(Xem: 7520)
Phần này bàn về cách dùng tiền quí, cheo, bài ca dao “đi chợ tính tiền” và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ Nôm/chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập đến. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
11/08/2020(Xem: 9628)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch. Nơi nào tại Trung Quốc: Kiến Nghiệp, nay là Nam Kinh. Chùa đầu tiên được xây dựng tại Kiến Nghiệp là chùa nào: Do Khương Tăng Hội xây dựng chùa Kiến Sơ tại Kiến Nghiệp, Nam Kinh, hiện nay, 2020, vẫn còn. Trưỡng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Đệ Nhất Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã đến thăm chùa đó cách nay mấy năm và đã xác nhận với tôi tại chùa Huê Nghiêm của Ngài tại quận hai, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2017. Khương Tăng Hội mất năm 280. Nghĩa là Ngài hành đạo tại Trung Quốc được 33 năm. Trong khi đó Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc năm 520, nghĩa là sau Khương Tăng Hội 273 năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]