Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mở cánh cửa tâm hồn bạn

06/05/201507:59(Xem: 8545)
Mở cánh cửa tâm hồn bạn



Buddha



Lời người dịch:

Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế. 

 

Đó là lý do tại sao chúng ta dễ dàng liên hệ với đời sống qua các câu chuyện hơn là những lý thuyết trừu tượng. Và đó cũng là lý do mà thầy Ajahn Brahm - tu sĩ người Anh, Tu viện trưởng rừng thiền Bodhinyana và là Giám đốc hội Phật học Tây Úc - chọn cách giảng dạy, trình bày pháp thông qua những câu chuyện.

 Sự hiểu biết sâu sắc, tình thương yêu và lòng từ bi chảy xuyên suốt qua những câu chuyện của thầy Ajahn Brahm giống như những dòng sông của nguồn hy vọng; nó khéo léo trong việc liên hệ đến lời dạy của đức Thế Tôn và con đường đạt được hạnh phúc thật sự.  

 

Mỗi câu chuyện kể, ẩn chứa bên trong nó là bài học về chánh niệm, trí tuệ và từ bi - những yếu tố nền tảng của Phật giáo. “Sự thật” bên trong mỗi câu chuyện sẽ được khám phá qua chính kinh nghiệm trong đời sống của mỗi chúng ta.

Chúng tôi sẽ lần lượt chuyển ngữ để giới thiệu đến bạn đọc. Mong rằng tất cả chúng ta sẽ mở cánh cửa lòng mình ra để đón nhận nó.

***
Cách đây vài thế kỷ, có 7 vị tăng nọ cùng sống trong một hang động, trong một khu rừng rậm ở châu Á, hành thiền với đề mục về tâm từ. Vị tăng trưởng nhóm, anh trai và người bạn tốt nhất của ông ta. Vị thứ tư là người đối đầu với vị tăng trưởng nhóm; họ luôn bất đồng về quan điểm. Vị thứ năm là vị tăng già nua, quanh năm ông ta chờ đợi sự chết đến gõ cửa bất kỳ lúc nào.Vị thứ sáu thì bệnh hoạn, cái chết cũng luôn chờ sẵn. 

Vị cuối cùng, vị thứ bảy, là một người vô tích sự. Ông ta luôn ngáy khi hành thiền, cũng không thể nhớ lời kinh tụng, và nếu ông ta tụng thì rất lạc điệu; thậm chí ông ta cũng không thể cất giữ những chiếc y của mình cho ngăn nắp tề chỉnh. Tuy nhiên, những người khác thì khoan dung với ông ta và đã cảm ơn ông ta đã dạy cho họ lòng nhẫn nại.

Một ngày kia, có băng cướp nọ khám phá ra hang động. Nó rất cách biệt và là nơi ẩn núp tốt, vì vậy chúng muốn chiếm lấy để làm sào huyệt, đó cũng là lý do chúng quyết định giết tất cả các vị tăng.

May mắn thay, vị tăng trưởng nhóm là một diễn giả có tài thuyết phục. Ông ta đã giải quyết được - đừng hỏi tôi phải làm thế nào để thuyết phục bọn cướp, ngoại trừ một người, người mà sẽ bị giết để cảnh báo cho những người khác là không được cho bất kỳ ai biết địa điểm của hang động. Đó là điều duy nhất mà ông ta có thể làm. Vị tăng trưởng nhóm lặng yên trong vài phút và đã đưa ra một quyết định đáng kinh sợ - ai sẽ là người hy sinh để những người khác được tự do ra đi.

Khi tôi kể câu chuyện này trong hội chúng, tôi ngừng lại ở đây để hỏi những thính giả của tôi: “Thế nào, các bạn nghĩ ai là người mà vị tăng trưởng nhóm đã chọn?”

Câu chuyện dừng lại trong giây lát cho một vài thính giả của tôi đang từ trạng thái ngủ gà ngủ gật trong suốt buổi thuyết giảng và nó đã đánh thức những người đang ngủ. Tôi nhắc lại với họ rằng, có một vị tăng trưởng nhóm, người anh trai, người bạn tốt nhất, người đối đầu, vị tăng già nua và vị tăng bệnh hoạn (cả hai đều đang chờ chết) và vị tăng vô tích sự. Các bạn nghĩ ai là người ông ta chọn?

Sau đó một vài thính giả đề nghị là vị tăng đối đầu. Tôi trả lời là “không”.

- “Anh trai ông ấy?”
- “Sai”

Vị tăng vô tích sự luôn luôn được đề cập - chúng ta thật là không nhân đức! Ngay lập tức, tôi đã đùa một tí, tôi tiết lộ câu trả lời: vị trưởng nhóm đã không có khả năng để chọn lựa. Tình yêu thương của ông ta đối với anh trai thì cũng giống như tình yêu thương ông ta đối với người bạn tốt, không hơn không kém; tình yêu thương của ông ta đối với người bạn tốt cũng giống y hệt với tình yêu thương của ông ta dành cho người đối đầu, cho vị tăng già nua, vị tăng bệnh hoạn, và thậm chí là cho vị tăng vô tích sự dấu yêu. 

 

Ông ta đã tuyệt vời trong câu nói đầy ý nghĩa: “Cánh cửa lòng tôi sẽ luôn mở để đón bạn, dù bạn làm gì, bạn là ai". Cánh cửa tâm hồn của vị tăng trưởng nhóm đã rộng mở cho tất cả, không điều kiện, không phân biệt; đó là tình yêu thương chân thật tự bản chất.

Và điều thấm thía nhất là tình yêu thương của ông ta đối với người khác thì bình đẳng như đối với chính ông ta. Cánh cửa tâm hồn ông ta mở ra cho chính ông ta cũng y như vậy. Đó là lý do tại sao ông ta không thể chọn lựa giữa chính ông ta và những người khác.

Tôi nhắc Jadaeo - một người đạo Cơ Đốc - thính giả của tôi rằng, những cuốn sách của họ đã nói “yêu người láng giềng của anh như chính bản thân anh”. Không có cái gì hơn và cũng không có cái gì kém thua bạn; nó bình đẳng với chính bạn. Điều này có nghĩa là hãy yêu mến người khác như người đó sẽ yêu mến chính họ, và hãy yêu mến chính bản thân mình cũng như sự yêu mến đối với người khác.

Tại sao phần lớn trong hội chúng của tôi đã nghĩ rằng, vị trưởng nhóm sẽ chọn chính ông ta để chịu chết? Tại sao như vậy? Trong văn hóa của chúng ta, chúng ta luôn luôn hy sinh chính bản thân chúng ta cho người khác, và đây là điều vẫn có giá trị?

Tại sao chúng ta lại quá khắt khe, phê phán và trừng phạt chính chúng ta hơn ai khác? Đó là một và cùng một lý do: chúng ta chưa học được cách yêu thương chính chúng ta.

Nếu bạn gặp phải khó khăn để nói với người khác “cánh cửa lòng tôi luôn mở để đón bạn, dù bạn làm gì, bạn là ai”. Sau đó điều khó khăn này sẽ là chuyện vặt vãnh khi so sánh với khó khăn mà bạn sẽ đối mặt để nói với chính bạn: “Tôi, một người đã sống quá khép kín quá lâu rồi, lâu đến nỗi mà tôi không thể nhớ ra được. Chính tôi. Cánh cửa lòng tôi thì mở ra cho tôi cũng như vậy. Tất cả, dù sao đi nữa, tôi đã làm. Hãy vào đi.”

Đó là lý do tại sao tôi nói rằng tình yêu thương đối với chúng ta nó được gọi là lòng bao dung. Nó sẽ là nấc thang tự do từ tù ngục của mặc cảm tội lỗi; nó là sự bình yên ở nơi mỗi chúng ta. Và nếu bạn có can đảm để nói những lời này với chính bạn một cách chân thật, trong sâu thẳm tâm hồn của bạn, khi đó tâm bạn sẽ hướng thượng, không tụt lùi, để đón nhận tình yêu thương cao cả.

Mỗi ngày, tất cả chúng ta phải nói với chính mình những lời này, hoặc một câu gì đó tương tự, nói với sự thành thật, không phải là một trò chơi ngôn ngữ. Khi chúng ta làm, nó như thể là một phần của chính chúng ta, điều mà không thể không chấp nhận; đời sống bên ngoài thì lạnh lẽo quá lâu rồi, bây giờ hãy trở về nhà. 

 

Chúng ta cảm thấy tất cả được hợp nhất và tự do để hạnh phúc. Chỉ khi chúng ta yêu thương chính chúng ta như mức độ có thể, thì chúng ta mới hiểu được nó thật sự có ý nghĩa gì với yêu thương người khác, không hơn không kém.

Và vui lòng nhớ rằng, bạn không phải hoàn hảo, không lỗi lầm, để mà có thể yêu thương chính bạn. Nếu bạn chờ đợi một sự hoàn hảo, nó sẽ không bao giờ đến. Chúng ta phải mở cánh cửa tâm hồn mình, dù chúng ta đã làm gì! Một khi vào bên trong, khi đó chúng ta hoàn hảo.

Người ta thường hỏi tôi điều gì xảy ra với 7 vị tăng đó khi mà vị trưởng nhóm đã nói với bọn cướp rằng ông ta không thể chọn lựa. Câu chuyện, như tôi đã được nghe cách đây nhiều năm, đã diễn đạt: “Nó dừng lại ngay nơi mà tôi đã chấm dứt.”

Tôi biết điều gì xảy ra tiếp theo; tôi hình dung được điều gì xảy ra sau đó. Khi vị trưởng nhóm giải thích với bọn cướp rằng ông ta không thể chọn lựa giữa ông ta và người khác, nó đã gián tiếp chỉ ra ý nghĩa của tình yêu thương và lòng bao dung giống như tôi vừa mới trình bày với các bạn, sau đó tất cả bọn cướp đã xúc động và nó đã thôi thúc họ, không chỉ khiến họ để cho các vị tăng sống, mà chính họ cũng đã cải tà quy chánh và trở thành những tu sĩ.

Thích Nữ Khánh Năng dịch

(Nguyên tác: “Opening the Door in Your Heart and others Buddhist tales of Happiness”, Ajahn Brahm, Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2011(Xem: 20095)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 19426)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 6734)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 7890)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 7398)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 6979)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
30/04/2011(Xem: 16047)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
28/04/2011(Xem: 5743)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
27/04/2011(Xem: 6481)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
27/04/2011(Xem: 7467)
KHÔNG ĐUỔI THEO THAM MUỐN là thực hành Pháp; theo đuổi tham muốn là không thực hành Pháp. Sự việc chỉ đơn giản như thế. Toàn bộ ý nghĩa thiết yếu của Mở rộng Cánh Cửa Thánh Pháp, những giáo huấn này xuất phát từ kim khẩu của các geshe Kadampa - những điều các ngài đã thực hành và chứng nghiệm – là cắt đứt tám pháp thế gian, thoát khỏi tham muốn bám luyến vào cuộc đời này. Dù bạn có thực hành Pháp hay không, tư tưởng xấu xa của tám pháp thế gian chính là nguồn mạch của mọi chướng ngại và vấn đề. Mọi điều khơng mong muốn xuất phát từ tư tưởng về tám pháp thế gian này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]