Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lo sợ và phiền não là mầm móng của phi pháp

25/04/201518:14(Xem: 8547)
Lo sợ và phiền não là mầm móng của phi pháp
lo so

Trong đời sống thường nhật, chúng ta gặp quá nhiều những tình huống, ảnh hưởng nhiều mặt, nào là sức khỏe, nhà cửa, con cái, vợ chồng, bạn bè, giao hảo v.v… khiến mình càng thêm âu lo, hoảng sợ.  Điển hình là sức khỏe, khi mình còn khỏe thì ‘lo lắng’ tập ăn kiêng cữ, thể dục thể thao để giữ cho mình không bị tật bệnh.  
 
Nghe ai nói món nào ăn nhiều sanh bệnh thì mình lo tránh xa; thậm chí không dám thử, dù là chỉ một ít.  Còn nghe đồn món nào bổ dưỡng, trị lành tật bệnh thì ngày nào cũng ăn, ăn nhiều đến độ phải ‘lo’ mua để tích trữ cho đủ. Còn khi bị bệnh thì thôi khỏi nói! Ai chỉ món nào mình thử món nấy; tây y, đông y đủ cả!  Tất cả đều do tâm âu lo, sợ sệt mà sanh ra. Đây chỉ là ví dụ về sức khỏe mà thôi, còn nhiều thứ khác nữa!

Tất nhiên, lo lắng là phần tâm lý mà hầu như ai cũng có.  Nhưng khi sự lo lắng này đi quá giới hạn cho phép, chúng biến thành những bệnh tật, cần phải được chữa trị.  Như thế nào gọi là âu lo quá giới hạn cho phép? Theo các bác sĩ tâm lý, khi âu lo làm trở ngại, cản trở những sinh hoạt thường nhật của chúng ta.  Đó là lúc mình cần xem xét kỹ nếu chúng thật sự khiến mình ‘không còn là mình.’ Chẳng hạn, có người lo âu, sợ hãi đến độ mất ăn, mất ngủ; hoặc không dám bước ra đường vì sợ thời tiết làm ‘dễ sanh bệnh,’ v.v…  

Có người cho rằng tu thiền không khéo có ngày sẽ bị ‘tẩu hỏa nhập ma,’ hay nói nôm na là bị điên.  Vì có lòng tin như vậy nên một số người hoàn toàn không dám học tu thiền.  Nỗi lo sợ bị điên khiến họ e dè và tìm mọi cách tránh né ngồi thiền, hay bất cứ hình thức tu nào có dính dáng tới thiền.  Đây chỉ là điểm khởi đầu của sự âu lo khiến mình xa lánh những phương pháp, con đường đạo đưa mình đến an lạc, giải thoát. 

Âu lo và sợ hãi còn khiến mình càng ngày, càng lìa xa con đường tu đạo chân chánh. Chẳng hạn, có người lo rằng niệm Phật suốt đời nhưng không biết có được vãng sanh về nước Cực lạc hay không vì sợ rằng mình niệm không đúng cách nên sẽ không được tiếp dẫn.  
 
Hoặc có người muốn bố thí, cúng dường nhưng lo rằng nếu mình bố thí không phải nơi, cúng dường không đúng người, thì e rằng mình sẽ chẳng có phước đức gì cả!  còn tệ hơn, có người muốn học hạnh từ bi, thương yêu nhưng lo rằng nếu mình từ bi mà không có ‘trí tuệ’ thì sẽ bị người ta lợi dụng.

Trong kinh Trung Bộ số 4: ‘Bà la môn Janussoni đến thăm Phật trong rừng Kỳ đà và ca tụng Phật đã giúp ích nhiều cho các tỳ kheo, vì quả thực rất khó kham nhẫn đời sống ở rừng núi. Theo ông, rừng núi làm rối loạn tâm trí tỳ kheo nào chưa chứng các thiền. Phật xác nhận lời nói của bà la môn, và dạy sở dĩ tỳ kheo khó kham nhẫn đời sống viễn ly ở núi rừng, nổi lên sợ hãi, là vì còn có 16 ô nhiễm: không thanh tịnh thân, khẩu, ý, mạng; nhiều tham dục, sân hận ác ý, hôn trầm, trạo cử; hoài nghi, khen mình chê người, run rẩy sợ hãi, ham lợi; lười biếng, thất niệm, tán loạn, ngu đần.’ (Ni Sư Trí Hải – Toát Yếu kinh Trung Bộ).

Rõ ràng, Phật dạy nếu chúng ta tu tập với tâm thanh tịnh thì âu lo, sợ hãi sẽ không làm loạn tâm trí mình.  Vì quá âu lo, sợ hãi nên mình đã để cho những nhiễm ô xâm phạm tâm thức; và khi tâm thức bị nhiễm ô thì tất cả mọi hành động, dù đúng pháp, cũng trở nên phi pháp. Khi lo sợ, 6 phiền não căn bản, bao gồm sân hận, tham dục, si mê, kiêu ngạo, nghi kỵ, ác kiến, thường dễ phát sanh nên những việc làm tưởng chừng như đúng pháp cũng trở nên phi pháp.  
 
Phi pháp ở đây có nghĩa là những hành động lành, thiện lại mang đến những kết quả phiền não, sân hận, hoặc do tâm không thanh tịnh nên tạo tác, tu tập theo những ác pháp.  Chẳng hạn, khi có người phát tâm bố thí, cúng dường nhưng khi nghe những lời đồn đại không đẹp về người, hay nơi mà mình hay bố thí, cúng dường.  Tâm mình bỗng dưng cảm thấy lo lắng và bất an vì không biết công lao bố thí, cúng dường của mình có được lợi lạc gì không!? 
 
Không những thế mà mình còn cảm thấy bực tức vì giống như mình bị lường gạt.  Hoặc tệ hơn, do lo sợ nên sanh sân hận và có ác kiến.  Do vậy, mình bắt đầu tạo tác nghiệp xấu bằng cách tuyên truyền, bêu xấu nơi, hay người mình mới vừa cúng dường, bố thí. 

Ganh tức, đố kỵ cũng núp bóng dưới hình thức của lo sợ.  Mình ganh tức vì cảm thấy bị thua thiệt hay ‘lo sợ’ mình yếu kém, thiếu thốn hơn người khác.  Đức Đạt-lai Lạt-ma có lúc giảng rằng: ‘Đôi khi mình không đạt được những thứ mình muốn là một điều may mắn tuyệt vời!’ Thường khi, mình ganh tức với người khác không phải vì những thứ họ có, mà mình cho rằng nếu mình có những thứ đó thì mình sẽ sướng hơn!  
 
Lấy ví dụ, mình ghen tức với người hàng xóm giàu sang vì họ có nhà cao cửa rộng, xe cộ đắt tiền, hay tiếng tăm, danh vọng, v.v.. Bạn cho rằng nhờ vậy mà người hàng xóm của mình rất hãnh diện về những thành công vượt bực của họ.  Ngược lại, mình không ganh tỵ về việc họ phải làm 60 giờ một tuần, không có thời gian để dành cho gia đình, con cái, và tiền nhà, tiền xe cao ngất trời, và những căng thẳng âu lo của họ nếu có chuyện gì xảy ra cho bản thân họ.  Có phải bạn ghen tức, lo rầu vì người ta có những thứ bạn muốn, và vì vậy, cho rằng họ sướng hơn bạn, hay vì bạn nghĩ rằng mình sẽ vui sướng hơn nếu mình cũng có giống vậy?

Tai sao lại ganh tức nếu mình tin rằng mình cũng có khả năng thành tựu những điều mình muốn? Cái gì khiến bạn phân vân? Có phải tâm lo sợ của bạn? Sợ mình không đủ khôn ngoan, khả năng, kiến thức để thành công?  Ganh tức sanh ra vì bạn muốn một cái gì đó mà bạn e sợ là mình không thể làm được.  Khi mình không hài lòng với bản thân, mình thường có những bực tức kèm theo. Và đây chính là mầm mống của sự ganh tỵ, đố kỵ.  Tại sao lại phải so sánh mình với người vì không ai trên thế gian này có thể làm mình tốt hơn, và hạnh phúc hơn là chính mình. 

Một khi mình để tâm mình bị nung nấu trong những cảm xúc độc hại do 6 căn bản phiền não gây ra, mình sẽ lún sâu vào sự tự thương hại, than thân trách phận mà chẳng đưa mình đi đến đâu cả! Ông bà mình có câu: ‘ngưu tầm ngưu, mã tầm mã,’ nghĩa là, nếu mình chỉ loanh quanh trong cái vòng lẩn quẩn than oán, ganh ghét, lo sợ, mình sẽ hấp dẫn những thứ này tìm đến với mình. Nhưng nếu khi mình biết vui mừng vì sự thành công của người khác, mình đang gửi ra một thông điệp cho chính mình và cho thế gian là ‘tôi cũng thích những thứ này!’ Rốt cuộc, năng lượng của sự xúc cảm mà mình mang theo đóng một vai trò vô cùng quan trọng.  
 
Nhăn nhó, ganh tỵ, bực tức vì sự may mắn, thành công của người khác chẳng mang lại cảm giác tốt đẹp gì cho mình! Ngược lại, vui mừng vì người sẽ mang lại niềm vui cho mình và năng lượng này, chắc chắn, sẽ tạo nên những điều tốt đẹp cho mình và cho người.

Thấy ai đó có việc làm tốt, lương cao dễ khiến mình rơi vào cái thòng lọng của sự ghen tức.  Nhưng nếu mình nhìn thấy rằng những chuyện tốt đẹp như vậy có thể xảy ra, sẽ khiến mình thêm phấn khởi, cố gắng để đạt được vì cơ hội tuyệt diệu này đã đang xảy ra ngay trước mắt mình.  Đây cũng là cơ hội để mình đối đầu với niềm tin tiêu cực cho rằng: Hễ người ta có rồi thì mình sẽ không thể có. Sự thật thì điều này không đúng!  Hễ mình thay đổi lòng tin của mình, cho là:  Hễ họ làm được là mình làm được.  Đó mới là cách nhìn tích cực, diệt trừ được những lo sợ, bực tức, đố kỵ xấu xa.

Tâm niệm cuộc đời là vô thường cũng giúp nhiều cho chúng ta.  Sự giàu sang, may mắn, thành đạt rồi cũng phải chịu phép với định luật vô thường. Và luôn cả những sự không may mà mình đang hứng chịu, một ngày nào đó, cũng sẽ trôi qua.  Nhận thức điều này để thấy rằng không chỉ có mình là xui xẻo, không may vì ai trong đời rồi cũng sẽ trải qua. Nếu mình cứ gặm nhấm nỗi đau bất hạnh rồi buồn tủi, giận hờn suốt đời.  Có phải là một việc làm phí phạm?

Mỗi khi bạn cảm thấy mình bị bế tắc và đời mình đầy nỗi lo sợ, âu sầu, phiền muộn.  Bạn nên nhớ rằng tất cả những điều này xảy ra vì tâm bạn đang bị nhiễm ô, không thanh tịnh.  Bạn có thể dừng lại, tạo một khoảng cách và nhìn lại bản thân mình, như bạn đang xem một vở kịch buồn trên truyền hình.  
 
Bạn sẽ thấy rằng mình có thể chia sẽ và đồng cảm với bi kịch đời mình, như là khi bạn xem kịch buồn trên tivi vậy!  Bạn cũng có thể cảm thông, thương yêu, tha thứ và luôn cả cảm ơn những gì mình đang thọ hưởng vì không ai trên thế gian này có thể thay đổi và làm mình tốt hơn, và hạnh phúc hơn là chính bản thân mình.

Thiện Ý
Đầu tháng Tư, 2015
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/02/2022(Xem: 6058)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
13/02/2022(Xem: 7013)
Có ông triệu phú thời xưa Tuy giàu nhưng rất nhân từ đáng khen Ông thường có một bạn quen Bạn ông thật tốt nhưng tên lạ lùng Tên “Xui” nghe xấu vô cùng Cả hai trước học một trường, ganh đua Thân tình từ thuở ấu thơ Đã từng nô giỡn, chơi đùa bên nhau Giúp nhau mọi việc trước sau Tuổi xanh tình bạn dài lâu vững vàng.
13/02/2022(Xem: 7221)
Thuở xa xưa có một người Trong gia đình nọ sống đời giàu sang Nhưng mà ông lại chẳng màng Chẳng ưa cuộc sống tầm thường thế nhân Ông vào Hy Mã Lạp Sơn Sống đời ẩn sĩ ở luôn trong rừng Hàng ngày thiền định tập trung Chân tâm phát triển vô cùng an vui
12/02/2022(Xem: 12087)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
10/02/2022(Xem: 11052)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 7141)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
10/02/2022(Xem: 10546)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
05/02/2022(Xem: 6781)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
05/02/2022(Xem: 9015)
Năm mới ước có thời gian Giây phút chậm lại để xuân mãi còn Mỗi ngày làm được nhiều hơn Mà không căng thẳng muốn xong vội vàng
05/02/2022(Xem: 9352)
CHÁNH PHÁP Số 108, tháng 11.2020 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4  KÍNH MỪNG TUỔI HẠ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8  BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]