Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lo sợ và phiền não là mầm móng của phi pháp

25/04/201518:14(Xem: 8548)
Lo sợ và phiền não là mầm móng của phi pháp
lo so

Trong đời sống thường nhật, chúng ta gặp quá nhiều những tình huống, ảnh hưởng nhiều mặt, nào là sức khỏe, nhà cửa, con cái, vợ chồng, bạn bè, giao hảo v.v… khiến mình càng thêm âu lo, hoảng sợ.  Điển hình là sức khỏe, khi mình còn khỏe thì ‘lo lắng’ tập ăn kiêng cữ, thể dục thể thao để giữ cho mình không bị tật bệnh.  
 
Nghe ai nói món nào ăn nhiều sanh bệnh thì mình lo tránh xa; thậm chí không dám thử, dù là chỉ một ít.  Còn nghe đồn món nào bổ dưỡng, trị lành tật bệnh thì ngày nào cũng ăn, ăn nhiều đến độ phải ‘lo’ mua để tích trữ cho đủ. Còn khi bị bệnh thì thôi khỏi nói! Ai chỉ món nào mình thử món nấy; tây y, đông y đủ cả!  Tất cả đều do tâm âu lo, sợ sệt mà sanh ra. Đây chỉ là ví dụ về sức khỏe mà thôi, còn nhiều thứ khác nữa!

Tất nhiên, lo lắng là phần tâm lý mà hầu như ai cũng có.  Nhưng khi sự lo lắng này đi quá giới hạn cho phép, chúng biến thành những bệnh tật, cần phải được chữa trị.  Như thế nào gọi là âu lo quá giới hạn cho phép? Theo các bác sĩ tâm lý, khi âu lo làm trở ngại, cản trở những sinh hoạt thường nhật của chúng ta.  Đó là lúc mình cần xem xét kỹ nếu chúng thật sự khiến mình ‘không còn là mình.’ Chẳng hạn, có người lo âu, sợ hãi đến độ mất ăn, mất ngủ; hoặc không dám bước ra đường vì sợ thời tiết làm ‘dễ sanh bệnh,’ v.v…  

Có người cho rằng tu thiền không khéo có ngày sẽ bị ‘tẩu hỏa nhập ma,’ hay nói nôm na là bị điên.  Vì có lòng tin như vậy nên một số người hoàn toàn không dám học tu thiền.  Nỗi lo sợ bị điên khiến họ e dè và tìm mọi cách tránh né ngồi thiền, hay bất cứ hình thức tu nào có dính dáng tới thiền.  Đây chỉ là điểm khởi đầu của sự âu lo khiến mình xa lánh những phương pháp, con đường đạo đưa mình đến an lạc, giải thoát. 

Âu lo và sợ hãi còn khiến mình càng ngày, càng lìa xa con đường tu đạo chân chánh. Chẳng hạn, có người lo rằng niệm Phật suốt đời nhưng không biết có được vãng sanh về nước Cực lạc hay không vì sợ rằng mình niệm không đúng cách nên sẽ không được tiếp dẫn.  
 
Hoặc có người muốn bố thí, cúng dường nhưng lo rằng nếu mình bố thí không phải nơi, cúng dường không đúng người, thì e rằng mình sẽ chẳng có phước đức gì cả!  còn tệ hơn, có người muốn học hạnh từ bi, thương yêu nhưng lo rằng nếu mình từ bi mà không có ‘trí tuệ’ thì sẽ bị người ta lợi dụng.

Trong kinh Trung Bộ số 4: ‘Bà la môn Janussoni đến thăm Phật trong rừng Kỳ đà và ca tụng Phật đã giúp ích nhiều cho các tỳ kheo, vì quả thực rất khó kham nhẫn đời sống ở rừng núi. Theo ông, rừng núi làm rối loạn tâm trí tỳ kheo nào chưa chứng các thiền. Phật xác nhận lời nói của bà la môn, và dạy sở dĩ tỳ kheo khó kham nhẫn đời sống viễn ly ở núi rừng, nổi lên sợ hãi, là vì còn có 16 ô nhiễm: không thanh tịnh thân, khẩu, ý, mạng; nhiều tham dục, sân hận ác ý, hôn trầm, trạo cử; hoài nghi, khen mình chê người, run rẩy sợ hãi, ham lợi; lười biếng, thất niệm, tán loạn, ngu đần.’ (Ni Sư Trí Hải – Toát Yếu kinh Trung Bộ).

Rõ ràng, Phật dạy nếu chúng ta tu tập với tâm thanh tịnh thì âu lo, sợ hãi sẽ không làm loạn tâm trí mình.  Vì quá âu lo, sợ hãi nên mình đã để cho những nhiễm ô xâm phạm tâm thức; và khi tâm thức bị nhiễm ô thì tất cả mọi hành động, dù đúng pháp, cũng trở nên phi pháp. Khi lo sợ, 6 phiền não căn bản, bao gồm sân hận, tham dục, si mê, kiêu ngạo, nghi kỵ, ác kiến, thường dễ phát sanh nên những việc làm tưởng chừng như đúng pháp cũng trở nên phi pháp.  
 
Phi pháp ở đây có nghĩa là những hành động lành, thiện lại mang đến những kết quả phiền não, sân hận, hoặc do tâm không thanh tịnh nên tạo tác, tu tập theo những ác pháp.  Chẳng hạn, khi có người phát tâm bố thí, cúng dường nhưng khi nghe những lời đồn đại không đẹp về người, hay nơi mà mình hay bố thí, cúng dường.  Tâm mình bỗng dưng cảm thấy lo lắng và bất an vì không biết công lao bố thí, cúng dường của mình có được lợi lạc gì không!? 
 
Không những thế mà mình còn cảm thấy bực tức vì giống như mình bị lường gạt.  Hoặc tệ hơn, do lo sợ nên sanh sân hận và có ác kiến.  Do vậy, mình bắt đầu tạo tác nghiệp xấu bằng cách tuyên truyền, bêu xấu nơi, hay người mình mới vừa cúng dường, bố thí. 

Ganh tức, đố kỵ cũng núp bóng dưới hình thức của lo sợ.  Mình ganh tức vì cảm thấy bị thua thiệt hay ‘lo sợ’ mình yếu kém, thiếu thốn hơn người khác.  Đức Đạt-lai Lạt-ma có lúc giảng rằng: ‘Đôi khi mình không đạt được những thứ mình muốn là một điều may mắn tuyệt vời!’ Thường khi, mình ganh tức với người khác không phải vì những thứ họ có, mà mình cho rằng nếu mình có những thứ đó thì mình sẽ sướng hơn!  
 
Lấy ví dụ, mình ghen tức với người hàng xóm giàu sang vì họ có nhà cao cửa rộng, xe cộ đắt tiền, hay tiếng tăm, danh vọng, v.v.. Bạn cho rằng nhờ vậy mà người hàng xóm của mình rất hãnh diện về những thành công vượt bực của họ.  Ngược lại, mình không ganh tỵ về việc họ phải làm 60 giờ một tuần, không có thời gian để dành cho gia đình, con cái, và tiền nhà, tiền xe cao ngất trời, và những căng thẳng âu lo của họ nếu có chuyện gì xảy ra cho bản thân họ.  Có phải bạn ghen tức, lo rầu vì người ta có những thứ bạn muốn, và vì vậy, cho rằng họ sướng hơn bạn, hay vì bạn nghĩ rằng mình sẽ vui sướng hơn nếu mình cũng có giống vậy?

Tai sao lại ganh tức nếu mình tin rằng mình cũng có khả năng thành tựu những điều mình muốn? Cái gì khiến bạn phân vân? Có phải tâm lo sợ của bạn? Sợ mình không đủ khôn ngoan, khả năng, kiến thức để thành công?  Ganh tức sanh ra vì bạn muốn một cái gì đó mà bạn e sợ là mình không thể làm được.  Khi mình không hài lòng với bản thân, mình thường có những bực tức kèm theo. Và đây chính là mầm mống của sự ganh tỵ, đố kỵ.  Tại sao lại phải so sánh mình với người vì không ai trên thế gian này có thể làm mình tốt hơn, và hạnh phúc hơn là chính mình. 

Một khi mình để tâm mình bị nung nấu trong những cảm xúc độc hại do 6 căn bản phiền não gây ra, mình sẽ lún sâu vào sự tự thương hại, than thân trách phận mà chẳng đưa mình đi đến đâu cả! Ông bà mình có câu: ‘ngưu tầm ngưu, mã tầm mã,’ nghĩa là, nếu mình chỉ loanh quanh trong cái vòng lẩn quẩn than oán, ganh ghét, lo sợ, mình sẽ hấp dẫn những thứ này tìm đến với mình. Nhưng nếu khi mình biết vui mừng vì sự thành công của người khác, mình đang gửi ra một thông điệp cho chính mình và cho thế gian là ‘tôi cũng thích những thứ này!’ Rốt cuộc, năng lượng của sự xúc cảm mà mình mang theo đóng một vai trò vô cùng quan trọng.  
 
Nhăn nhó, ganh tỵ, bực tức vì sự may mắn, thành công của người khác chẳng mang lại cảm giác tốt đẹp gì cho mình! Ngược lại, vui mừng vì người sẽ mang lại niềm vui cho mình và năng lượng này, chắc chắn, sẽ tạo nên những điều tốt đẹp cho mình và cho người.

Thấy ai đó có việc làm tốt, lương cao dễ khiến mình rơi vào cái thòng lọng của sự ghen tức.  Nhưng nếu mình nhìn thấy rằng những chuyện tốt đẹp như vậy có thể xảy ra, sẽ khiến mình thêm phấn khởi, cố gắng để đạt được vì cơ hội tuyệt diệu này đã đang xảy ra ngay trước mắt mình.  Đây cũng là cơ hội để mình đối đầu với niềm tin tiêu cực cho rằng: Hễ người ta có rồi thì mình sẽ không thể có. Sự thật thì điều này không đúng!  Hễ mình thay đổi lòng tin của mình, cho là:  Hễ họ làm được là mình làm được.  Đó mới là cách nhìn tích cực, diệt trừ được những lo sợ, bực tức, đố kỵ xấu xa.

Tâm niệm cuộc đời là vô thường cũng giúp nhiều cho chúng ta.  Sự giàu sang, may mắn, thành đạt rồi cũng phải chịu phép với định luật vô thường. Và luôn cả những sự không may mà mình đang hứng chịu, một ngày nào đó, cũng sẽ trôi qua.  Nhận thức điều này để thấy rằng không chỉ có mình là xui xẻo, không may vì ai trong đời rồi cũng sẽ trải qua. Nếu mình cứ gặm nhấm nỗi đau bất hạnh rồi buồn tủi, giận hờn suốt đời.  Có phải là một việc làm phí phạm?

Mỗi khi bạn cảm thấy mình bị bế tắc và đời mình đầy nỗi lo sợ, âu sầu, phiền muộn.  Bạn nên nhớ rằng tất cả những điều này xảy ra vì tâm bạn đang bị nhiễm ô, không thanh tịnh.  Bạn có thể dừng lại, tạo một khoảng cách và nhìn lại bản thân mình, như bạn đang xem một vở kịch buồn trên truyền hình.  
 
Bạn sẽ thấy rằng mình có thể chia sẽ và đồng cảm với bi kịch đời mình, như là khi bạn xem kịch buồn trên tivi vậy!  Bạn cũng có thể cảm thông, thương yêu, tha thứ và luôn cả cảm ơn những gì mình đang thọ hưởng vì không ai trên thế gian này có thể thay đổi và làm mình tốt hơn, và hạnh phúc hơn là chính bản thân mình.

Thiện Ý
Đầu tháng Tư, 2015
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2022(Xem: 4281)
Tôi học mãi Phẩm 6 về “ Người Hiền Trí “trong kinh Pháp Cú và bài thứ tư trong kinh Trung Bộ “ Sợ Hãi và Khiếp Đảm “ mà vẫn không chán vì càng học càng thấy nhiều lợi ích để tu tập và sửa đổi những tật xấu và lỗi lầm của mình trên đường tu học nhất là khi mình được một đại phước duyên gần gũi một bậc hiền trí . Thú thật ….trong những năm tự nhốt mình trong tháp ngà tôi đã nghiên cứu Thiền, Tịnh, Mật, rất cẩn thận từ ghi chép, nghe nhiều pháp thoại, so sánh kinh sách nhiều tông phái …thế nhưng chưa bao giờ như lúc này tôi cảm nghiệm lời dạy Đức Phật lại thâm huyền và siêu việt hơn bao giờ hết khi phối hợp hai phẩm này trong hai bộ kinh căn bản nhất cho những ai bước trên đường Đạo . Trộm nghĩ dù với tuổi nào khi chưa hoàn tất hay gặt hái được mục đích thành tựu của Trí Tuệ ( DUY TUỆ THỊ NGHIÊP) thì chúng ta hãy cứ bước đi mà chẳng nên dừng lại .
24/02/2022(Xem: 8551)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
22/02/2022(Xem: 5491)
Trong lịch sử, các đại dịch đã buộc nhân loại phải đoạn tuyệt với quá khứ và hy vọng ở tương lai thế giới mới của họ. Điều này không có gì khác lạ. Nó là một cổng thông tin, một cửa ngõ, giữa thế giới đương đại và thế giới tương lai. Nhà văn, nhà tiểu luận, nhà hoạt động người Ấn Độ Arundhati Roy, Đại dịch là một cổng thông tin
21/02/2022(Xem: 4134)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau. Bài chuyển ngữ dưới đây đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc vô minh tạo ra mọi thứ khổ đau cho con người, đã được nhà sư Tây Tạng Guéshé Lobsang Yésheé thuyết giảng tại chùa Thar Deu Ling, một ngôi chùa tọa lạc tại một vùng ngoại ô thành phố Paris, vào ngày 16 và 30 tháng 9 năm 2004. Bài giảng được chùa Thar Deu Ling in thành một quyển sách nhỏ, ấn bản thứ nhất vào năm 2006.
19/02/2022(Xem: 6340)
Nhân Tết Nhâm Dần, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và mừng tuổi chư Tăng tu hành nơi xứ Phật chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng & tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
18/02/2022(Xem: 5221)
Phải công nhận với đà tiến triển kỹ thuật văn minh của vi tính, những gì ta có thể được tiếp xúc, thọ nhận sẽ nhiều hơn ngày trước ngàn lần ... khiến chúng ta đã có thể thay đổi dễ dàng theo sự tiến hóa của nhân loại và mở rộng sự hiểu biết với thế giới bên ngoài, hơn thế nữa ký ức chúng ta cũng được lưu lại dưới dạng hình ảnh, những bài pháp thoại và những trang cập nhật có thể truy cứu trong vài phút ...đó là lý do tôi ao ước được viết lại cảm nghĩ của mình khi nghe lại bài pháp thoại tuyệt vời từ 6 năm về trước tại Tu Viện Quảng Đức. Kính xin niệm ân tất cả nhân duyên đã cho tôi có cơ hội này ....
17/02/2022(Xem: 6831)
Cháu tìm ra chút nhân duyên Trời cao biển rộng ngoại tìm ra không? Non xanh nước biếc phiêu bồng Về già ngoại vẫn đếm đong đi tìm Một đời bay mỏi cánh chim Nghiệp duyên ba nổi bảy chìm xang bang Lên non xuống biển tìm vàng Nhân duyên bắt được chỉ toàn đá rêu
17/02/2022(Xem: 4414)
“Một con én một đoạn đường lay lất Một đêm dài nghe thác đổ trên cao Ta bước vội qua dòng sông biền biệt Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao
17/02/2022(Xem: 4532)
Phần này tiếp theo loạt bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes” về các Kinh Lạy Cha và Kinh A Ve (đánh số 5 và 26). Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Tin Kính (KTK) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh.
15/02/2022(Xem: 8493)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]