Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật dạy về ngày lành tháng tốt

21/04/201506:53(Xem: 8351)
Phật dạy về ngày lành tháng tốt

Hoa cuc quang duc (3)

Phật dạy về ngày lành tháng tốt
Mang Viên Long



Tôi có quen với một gia đình, có thể nói là thuộc thành phần trí thức, bởi cha mẹ người bạn đều là nhà giáo, bản thân anh là kỹ sư và vợ là dược sĩ. Tuy vậy, không biết suy nghĩ thế nào, anh luôn tin vào các sách bày bán nhan nhản ngoài phố được cải biên, “làm đi, làm lại” mỗi năm như Lịch vạn niên, Xem ngày giờ, việc lành dữ trong năm và thường lên internet truy cập các trang chuyên hướng dẫn về ngày lành tháng tốt, cúng kiếng, xem tuổi kiết hung?

Anh là một Phật tử thuần thành, có hiểu biết một ít kinh sách, thường đi chùa lễ Phật, làm công tác từ thiện…, nhưng niềm tin của anh vào ngày lành tháng tốt vẫn không hề thay đổi, và ngày càng tỏ ra say mê hơn! Sự tin tưởng của anh, có lúc, tôi nghĩ giống như một sự cuồng tín - nhưng không biết đã bắt nguồn từ đâu? Do nhân duyên gì? Do thói quen, hay do ảnh hưởng bởi xã hội?

Người cha đã đôi phen “đàm đạo”, góp ý với anh nhưng tuyệt nhiên cách nghĩ của anh về ngày lành tháng tốt/việc tốt-xấu/rủi-may/v.v… cũng không suy suyển! Nghĩa là anh vẫn cứ tin vào mãnh lực siêu nhiên mầu nhiệm mơ hồ, bám theo những lịch sách về ngày giờ/bói số/rủi may… , hay từ các trang mạng, từ những ông/bà thầy quê mùa xem quẻ, bói số (có khi thất học, mù lòa), để cầu được hướng dẫn về cách đem lại phước báo và an lành cho mình cùng gia đình…

Có lần tôi hỏi anh: Do đâu anh tin vào những điều “bói đoán và khuyên dạy” viển vông ngoài kinh sách của Đức Phật? Anh im lặng.

Tôi nhớ, Đức Phật có dạy rất rõ về sự vui và khổ (thành/bại và tốt/xấu) của đời người đều do nghiệp lực của chính mình đã tạo tác, do tâm niệm và hành vi thiện ác của con người mà sinh - không thể do bất cứ điều gì khác. Bởi “Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo”. Và ngược lại: “Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình” (Kinh Pháp cú, phẩm Song yếu, kệ 1 & 2, HT.Thích Thiện Siêu dịch).

Lời dạy này, phù hợp với lý Nhân quả và Nghiệp báo tuyệt đối: Gieo nhân nào, phải gặt quả ấy! Không thể đã gây tạo điều xấu ác mà nhận được thiện lành, an vui, tốt đẹp được. Không có bất kỳ vị thánh thần nào (hay ông bà cha mẹ…) có thể đem đến cho ta phước báo và hạnh phúc khi chính tâm ta cùng việc làm của ta đều hướng về hành vi bất thiện, tà ác cả. 

Ngược lại, cũng không thể có vị thánh thần nào đem đến cho ta khổ nạn và bất hạnh khi chính tâm ta cùng việc làm của ta đều hướng về điều thiện lành, tốt đẹp. Ví như “Với bàn tay không thương tích, có thể nắm thuốc độc mà không bị nhiễm độc; Với người không làm ác thì không bao giờ bị ác” (Kinh Pháp cú, kệ 124). Đây cũng là một lẽ rất tự nhiên, công bình, bởi vì “Người nào cầu yên vui cho mình, mà lại lấy dao gậy não hại kẻ khác, thì sẽ không được yên vui!” (Kinh Pháp cú, kệ 131). 

Câu kết luận sau đây sẽ là một định luật cho muôn đời: “Nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy” (Kinh Pháp hoa). Nếu “đã lỡ” tạo nghiệp chẳng lành từ lâu xa vì vô minh, cách duy nhất là cần nỗ lực chuyển nghiệp, làm theo lời Phật dạy, để dần dần có quả lành, nghiệp lành trong tương lai... Không một ai có quyền năng hay phép mầu nào có thể làm thay ta để “chuyển nghiệp giúp” được cả - ngay Đức Phật Thế Tôn!

Trong Kinh tạng Nikaya, kinh Tăng chi bộ I, chương 3, phẩm Cát tường, phần Buổi sáng tốt đẹp, có ghi lại: “Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ-kheo: Các loài hữu tình nào, này các Tỳ-kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện; các loài hữu tình ấy, này các Tỳ-kheo, có một buổi sáng tốt đẹp. 

Các loài hữu tình nào, này các Tỳ-kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện; các loài hữu tình ấy, này các Tỳ-kheo, có một buổi trưa tốt đẹp.

Các loài hữu tình nào, này các Tỳ-kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện; các loài hữu tình ấy, này các Tỳ-kheo, có một buổi chiều tốt đẹp...”.

Tin hiểu lời Phật, chúng ta dễ dàng nhận thấy, việc tin sẽ có sẵn ngày lành tháng tốt cho mỗi người được sách vở ghi lại là mơ hồ, không có cơ sở. Có thể nghĩ, sẽ có ngày tháng tốt (thích hợp) cho mỗi người, là tùy vào hoàn cảnh, sự sinh hoạt và khả năng lo liệu của người ấy mà thôi. Như gần đây, những ngày hiếu hỷ, sum họp, cưới hỏi… thường được chọn vào ngày thứ 7, Chủ nhật, hay vào ngày cuối tháng; bởi dường tất cả đều được thư thả, sẽ dễ dàng tham dự, chung vui.

Suy nghĩ như vậy, theo thiển ý, mọi người hãy nên tự làm cho mình mỗi ngày đều là ngày lành, ngày tốt với “Thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện”. Đó mới là phương cách duy nhất để đạt được ước nguyện chân chính của người con Phật; phù hợp và cần thiết với đời sống của con người hiện đại, của xã hội văn minh! 

Mang Viên Long

ngay lanh.jpg
 
Ngày nào cũng là ngày lành tốt nếu ta biết 
gieo mầm thiện, tưới tẩm hạt thiện nẩy mầm mỗi ngày - Ảnh minh họa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2017(Xem: 8390)
Con được thuận duyên đến chùa Giác Ngộ tu tập, được hạnh ngộ TS Nguyễn Mạnh Hùng thật là điều vinh dự và may mắn cho con. Chương trình Gương Sáng với những chia sẻ rất tâm huyết, rất thẳng thắn làm con và tất cả các bạn con giật mình. Chúng con giật mình để giác ngộ từng chút để tự thay đổi mình.
21/02/2017(Xem: 10523)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thông báo đến phật tử xa gần ! “Xây Chùa làm phúc nối tiền nhân Tô tượng, đúc chuông truyền hậu thế” Sự hiện hữu của ngôi chùa, âm thanh vang vọng của tiếng chuông như giọt nước cành dương xoá tan bao nỗi khổ đau, thức tỉnh con người bỏ ác làm lành, quay về với đạo lý giác ngộ và giải thoát.
18/02/2017(Xem: 8731)
Rừng chiếm 31% diện tích đất của trái đất, là nguồn tài nguyên quý giá vô cùng của thế giới vì rừng đã tạo ra sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và phong phú các loài sinh vật; và là nơi nương tựa của hơn 1,6 tỷ người về lương thực, nước sinh hoạt, nước sạch, dược thảo, áo quần và nhà ở.[1] Không những thế, rừng giữ vai trò sinh thái cực kỳ quan trọng vì rừng giúp điều hòa không khí: cung cấp dồi dào lượng ô-xy cho con người và muôn loài động vật, vi sinh sinh vật đồng thời hấp thụ khí CO2 và những chất khí gây ô nhiễm làm sạch môi trường; chống sói mòn, hạn chế lũ lụt, hạn hán; duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất; và bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm.
17/02/2017(Xem: 8674)
Lạc là vui, an có âm là yên. An lạc là yên ổn trong vui sướng. Ai cũng muốn sống trong vui sướng, không ai muốn sống trong đau khổ. Sáng nay, đứng trên cầu Hàm Luông nhìn dòng sông nhẹ trôi mà cảm nhận mọi thứ đều an lạc.
14/02/2017(Xem: 9688)
Nếu ai hỏi tôi sợ điều chi nhất ? Tôi sợ nhiều.. bóng tối cõi lòng tôi - Danh lợi mất, tôi xem rằng chưa mất - Mất lương tri là mất đã nhiều rồi!
12/02/2017(Xem: 10068)
Quá trình cân bằng tự nhiên duy trì sự sống bị phá vỡ khi có sự can thiệp bất cẩn của con người vào thiên thiên. Những hoạt động của con người như khai thác quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp hiện đại như chăn nuôi, dùng thuốc hóa học, trừ sâu, diệt cỏ, khai thác rừng bừa bãi, các ngành công nghiệp nặng, ngành vận tải, vv… làm gia tăng đáng kể lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, tạo thành một ‘tấm kính lớn’ phản chiếu ngược lại đốt nóng Trái đất của chúng ta, tận diệt “Đất Mẹ”.
11/02/2017(Xem: 9331)
Cuốn Tưởng niệm Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải" của nhiều tác giả.
11/02/2017(Xem: 8253)
Có một mảnh đất (đúng hơn là khu núi và rừng) rộng chừng gần 20 héc ta, cách Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan khoảng 300 km tại khu vực Khao Yai được biết đến là Làng Mai Thái Lan. Có người gọi vùng đất này là Pack Chong. Có người tìm về Khao Yai. Nhưng ai đó bắt xe về Làng Mai. Cả tây lẫn ta. Cả người Thái, người phương tây, lẫn người các nước khác nhau trên thế giới và người Việt.
08/02/2017(Xem: 5842)
Lẽ ra trưa nay tôi đã không gặp được Thiền sư Thích Nhất Hạnh bởi tôi luôn chọn cho mình 1 góc riêng trong trai đường để ngồi ăn trưa, tránh tối đa tiếp xúc với mọi người, để có thời ăn trưa thật sự trong chánh niệm. Tuy nhiên vừa đặt cơm xuống bàn thì thầy Từ Thông xuất hiện ngồi xuống ngay đối diện tôi. Dĩ nhiên rằng cả 2 thầy trò đã hoàn toàn im lặng và rất chánh niệm trong bữa ăn. Sau đó 2 thầy trò mới dành thời gian bàn về chuyện thiền, chuyện đạo. Đã hơn 12 giờ trưa.
08/02/2017(Xem: 14195)
Xưa nay KINH DỊCH thường được xem là sáng tác của Trung Hoa. ngộ nhận này kéo dài hơn 2500, nay phải được thay đổi cách nhìn để phù hợp với sự thực của lịch sử. KINH DỊCH LÀ SÁNG TÁC CỦA VIỆT NAM, TRUNG QUỐC CHỈ CÓ CÔNG QUẢNG DIỄN VÀ PHỔ BIẾN.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]