Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phải làm sao để chồng cho phép tôi đi chùa?

16/04/201508:30(Xem: 8177)
Phải làm sao để chồng cho phép tôi đi chùa?


Hoa cuc quang duc (7)

Phải làm sao để chồng cho phép tôi đi chùa?
TỔ TƯ VẤN Báo Giác Ngộ 


Việc dành quá nhiều thời gian cho chùa mà bỏ bê việc nhà, hay xong lễ rồi mà còn nấn ná cà kê ở chùa quá lâu, nếu không xảy ra thị phi thì cũng khiến cho vợ (chồng, con cái) ở nhà chờ đợi, trông ngóng rồi nảy sinh nghi ngờ, bực bội.

HỎI: Nhân duyên đưa tôi đến với đạo Phật là từ ngày mẹ chồng lâm bệnh, sau khi bệnh viện trả về, mẹ được các thầy tụng kinh cầu nguyện nên ra đi rất nhẹ nhàng. Tang lễ và các tuần thất về sau cả nhà tôi đều tụng kinh niệm Phật cầu siêu cho mẹ, vào các ngày 14 và 30 thì lên chùa sám hối, nghe thầy trụ trì thuyết giảng. Từ đó tôi đã hiểu được Phật pháp và những điều hay lẽ phải cần thực hành trong đời sống hàng ngày. Sau này, mỗi tối tôi đều cố gắng thu xếp công việc để lên chùa tụng kinh, tôi thấy thân tâm mình an lạc vô cùng. 

Nhưng tôi đi chùa một thời gian thì chướng duyên xảy ra. Những người bạn đạo bắt đầu để ý tôi từng li từng tí một: Rồi chuyện không họ nói có, chuyện bé họ lại xé ra to, chuyện một họ nói mười. Họ thêu dệt lên những chuyện không đâu làm tôi chán nản, vì thế mà tôi không đi chùa nữa. Sau đó được quý thầy và những bạn đạo khác khuyên nhủ, động viên tôi mới đi chùa trở lại. 
 
Và như thế thời gian cứ êm đềm trôi đi được khoảng ba năm. Nhưng gần đây lại có một số bạn đạo xấu bụng dựng chuyện bịa đặt về tôi đủ điều. Và đau lòng nhất là chuyện đã đến tai chồng tôi. Anh ấy đã cấm tuyệt không cho tôi đi chùa nữa. Tôi thật sự rất buồn, lòng nặng trĩu. 

Mỗi đêm tôi thường xem quý thầy giảng kinh ở trên mạng, và nhờ đó mà nhẹ lòng đôi chút. Sự thật thì tôi rất muốn đi chùa tụng kinh, nhưng nếu chồng tôi cứ cấm không cho tôi lên chùa như thế này mãi thì làm sao? Hay nhân duyên của tôi đến với chùa đã hết? Ở nhà tôi có thờ Bồ-tát Quan Âm, mỗi ngày tôi đều thắp nhang và đọc chú Đại bi một lần. 
 
Nay tôi gửi những dòng tâm sự đến quý Báo, mong hãy giúp tôi. Tôi phải làm sao để chồng hiểu mà không ngăn cấm tôi lên chùa nữa, để gia đình chúng tôi luôn hòa thuận và hạnh phúc.

(LÊ QUỲNH, [email protected])

ĐÁP:

Bạn Lê Quỳnh thân mến!

Chùa là của bá tánh thập phương. Có người đi chùa là những Phật tử thuần thành, hiểu đạo nhưng có không ít người thì mới sơ cơ nên việc chín người mười ý hay thi thoảng có hiểu lầm, va chạm giữa các đạo hữu với nhau là chuyện bình thường. Dẫu rằng, tất cả đều có tâm hướng Phật, nhiệt thành hộ pháp, nguyện tu nhân tích đức, mong bỏ ác làm lành nhưng mỗi người mang một nghiệp riêng nên suy nghĩ, nói năng và hành xử của họ rất khác biệt, dẫn đến dễ đụng chạm nhau.

Qua tâm sự của bạn, chúng tôi biết bạn có đạo tâm nhưng có thể do cách nói năng và hành xử của bạn vụng về, thiếu tế nhị, không mấy ý tứ đã khiến các đạo hữu khác chẳng hài lòng (nếu không muốn nói là thấy ghét). Đơn cử như, bạn là người đến sau mà thể hiện sự tự tin và năng nổ hơn, đóng góp công đức nhiều hơn, thân thiết với chư Tăng hơn v.v… 
 
Làm được những việc này tuy rất tốt nhưng nếu không biết khiêm nhường, có chút bóng dáng của ỷ lại, ngã mạn thì ngay lập tức bị phản ứng, phê phán. Ở đời, thể hiện cái tôi cá nhân có thể khiến người khác nể trọng hoặc sợ hãi nhưng ở chùa thì ngược lại, cái tôi cá nhân cần xóa bỏ bớt để sống chung hài hòa.

Đáng ra, sau lần va chạm thứ nhất với các đạo hữu, được quý thầy khuyên nhủ và đi chùa trở lại, bạn đã rút ra kinh nghiệm cho mình. Đi chùa phải đúng pháp mới có an lạc! Đoan chắc với bạn, đến giờ làm lễ bạn lên chùa, tụng niệm xong nếu có cúng dường hay thăm hỏi quý thầy và đạo hữu một tí rồi về nhà ngay thì không xảy ra bất cứ điều gì thị phi cả. 
 
Có không ít trường hợp, trước và nhất là sau giờ tụng kinh, tụm năm tụm ba mà không nói chuyện Phật pháp hay chia sẻ kinh nghiệm tu học, nói toàn chuyện trên trời dưới đất, trong đạo ngoài đời, ông này bà nọ… và hậu quả là không ít chuyện vạ miệng xuất phát từ đây. Mặt khác, việc dành quá nhiều thời gian cho chùa mà bỏ bê việc nhà, hay xong lễ rồi mà còn nấn ná cà kê ở chùa quá lâu, nếu không xảy ra thị phi thì cũng khiến cho vợ (chồng, con cái) ở nhà chờ đợi, trông ngóng rồi nảy sinh nghi ngờ, bực bội.

Lần va chạm thứ hai thì nghiêm trọng hơn, những người ‘ghét’ bạn đã thông tin về gia đình và hậu quả là chồng bạn đã cấm tuyệt, không cho bạn đi chùa nữa. Tiếc rằng, bạn không nói rõ “những bạn đạo xấu bụng dựng chuyện bịa đặt về tôi đủ điều” cụ thể là điều gì để cùng nhau tháo gỡ. Nhưng xem cách hành xử quyết liệt của chồng bạn thì thấy anh ấy đã rất bực bội, thậm chí có thể nghi ngờ bạn nhân đi tụng niệm rồi có quan hệ thân thiết với ai đó ngoài luồng.

Ngay đây, bạn phải cần nhìn lại chính mình, xem xét cho thật kỹ để thấy được mình có khinh suất điều gì, với ai, lúc nào hay không. Chúng tôi tin rằng, những Phật tử đi chùa không ai rảnh và ác đến độ dựng chuyện không mà thành có cho bạn, càng không muốn gia đình bạn phải xào xáo mà không có duyên cớ, vì như thế là bị tổn phước, là làm điều tội lỗi. Bạn hãy tìm cách tâm sự với chồng để biết rõ người ta đã “dựng chuyện bịa đặt” cho bạn là những chuyện gì. Sau khi tìm hiểu và suy ngẫm kỹ, nếu thấy có lầm lỗi thì hãy thành tâm sám hối với mình, với chồng và nguyện sửa chữa, khắc phục.

Ngược lại, nếu bạn thấy mình bị hàm oan thì cũng nên nói rõ cho chồng biết, khẳng định không có những chuyện như vậy. Trong trường hợp này, bạn cần thưa rõ sự việc với thầy trụ trì đồng thời thỉnh thầy trợ duyên hòa giải giúp cho. Bạn và chồng nên sắp xếp thời gian đến chùa để nghe thầy trụ trì khuyên giải. Với tư cách và đức độ của mình, thầy trụ trì sẽ giúp cho chồng bạn ghi nhận chính xác những sinh hoạt và ứng xử của bạn trong lúc đi chùa. Nếu bạn thực sự trong sáng thì sự xác chứng của thầy trụ trì sẽ giúp hóa giải các “dựng chuyện bịa đặt” và minh oan cho bạn.

Nếu hướng giải quyết này thành công, bạn có thể được chồng cho phép tiếp tục đi chùa trở lại thì nên rút kinh nghiệm. Gia đình là quan trọng nhất, cần dành thời gian cho gia đình. Tu học đúng pháp thì phải có an lạc, đi chùa mà để những việc thị phi ảnh hưởng làm xáo trộn đến hạnh phúc gia đình là điều hoàn toàn không đúng và không nên. Bạn có thể chỉ đi chùa một tháng hai lần vào ngày 14 và 30 cùng với các ngày lễ lớn mà thôi. Hoặc bạn có thể đi chùa mỗi tối như trước đây nhưng tụng niệm xong thì về, không nên la cà thị phi dễ sinh phiền phức.

Trong khi chờ đợi sự việc được giải quyết êm đẹp, những ngày không đi chùa, bạn có thể tụng kinh, niệm Phật một mình ở nhà (theo đúng nghi thức ở chùa). Nếu được thì nên chí thành sám hối nghiệp chướng, hóa giải oan gia trái chủ nhiều đời kiếp với chúng sanh. Hãy nỗ lực tu dưỡng, phục thiện để trở thành người vợ đảm đang, người mẹ hiền đồng thời dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình và chồng con thì chắc chắn chồng của bạn sẽ hiểu, yêu thương và hỗ trợ việc tu học của bạn.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
([email protected])
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2011(Xem: 7590)
Thương khen, ghét chê trong thế gian là việc hết sức bình thường, thích thì khen, không thích thì chê, đố kỵ hơn thua, ganh ghét chê bai. Khen chê là tánh nết có hầu hết trong tất cả mọi người sống trên trần thế, cho nên trong dân gian có câu “Khi thương thì củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Thế mới biết, nghe việc đó tốt chưa nên vội tin vào lời khen mà phải xem lại, cho việc kia xấu nên xét lại ngọn ngành rồi hãy nói. Ông bà mình dạy “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.
31/10/2011(Xem: 18757)
Nguyên nhân đức Phậtnói bài pháp này, vì tôn giả Vakkali ở nhà thợ gốm, đang bị bịnh nặng, sắp lâmchung, nhưng lòng rất muốn diện kiến dung nhan đức Thế Tôn và đảnh lễ Ngài lầncuối trước khi nhắm mắt lìa đời, nhưng không thể nào đến nơi Thế Tôn ở được,cho nên Tôn giả Vakkali đã cho thị giả đến cung thỉnh đức Thế Tôn đến nơi mìnhở. Vì lòng từ mẫn đức Thế Tôn đã thân hành đến thăm Tỷ kheo Vakkali.
29/10/2011(Xem: 21784)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
24/10/2011(Xem: 6723)
Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”.
24/10/2011(Xem: 6936)
Tôi năm nay đã 95 tuổi, ngày giờ đã đến lúc phải mãn. Tôi cũng cố gắng lắm, kỳ thật những người bạn đồng tu cùng thời với tôi đều đã theo Phật từ lâu. Tôi còn ở trên đời để gặp mặt tất cả các huynh đệ là điều hy hữu lắm. Tôi tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu không thể nói nhiều nên chỉ nói những điều cốt yếu để nhắc nhở tất cả các huynh đệ.
23/10/2011(Xem: 10354)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
22/10/2011(Xem: 7599)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 8238)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 7520)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
21/10/2011(Xem: 8372)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]