Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Xuất Động

10/04/201512:07(Xem: 8718)
12. Xuất Động
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN 
TENZIN PALMO và CUỘC SUY TẦM CHÂN LÝ 
Nguyên tác : Cave in The Snow Tenzin Palmo and The Quest For Enlightenment 
Tác Giả: Vickie Mackenzie - Người Dịch: Thích Nữ Minh Tâm

CHƯƠNG MƯỜI HAI  

XUẤT ĐỘNG 
  
Đúng lý ra Tenzin Palmo ẩn cư trong động còn lâu dài hơn nữa, nhưng một sự cố nhỏ xảy ra khiến cô phải rời khỏi động thất ngoài ý muốn và thời hạn.  
  
Một ngày mùa hè năm 1988, Tenzin Palmo rất ngạc nhiên sửng sốt vì sự xuất hiện của cảnh sát.  
  
Chẳng thèm để ý đến hàng rào bên ngoài động, hay tấm biển "Xin đừng quấy phá sự yên tĩnh", tên cảnh sát này ồn ào đập cửa ầm ầm bắt Tenzin ra mở. Hắn hạch hỏi tại sao Tenzin đã quá thời hạn nhập cảnh mà cứ ở lì tại đây? Hắn ra lệnh đến ngày mai Tenzin không đến trình diện tại sở cảnh sát, Tenzin sẽ bị câu lưu điều tra.  
  
Đó là tiếng nói con người đầu tiên, gương mặt người đầu tiên Tenzin gặp và nghe thấy trong 3 năm qua - nhưng gặp mặt và nghe lại gịong nói loài người trong một tình cảnh vô duyên, khiếm nhã, và thô lỗ làm sao ! Tuy vậy, Tenzin vẫn ôn hòa, nhã nhặn rời khỏi động tuyết để đi gặp ông giám thị cảnh sát. Ông ta xin lỗi về thái độ bất lịch sự của nhân viên, nhưng ông ta rất tiếc phải trục xuất Tenzin khỏi Ấn Độ vì đã quá thời hạn cư trú. Tenzin phải rời Ấn trong vòng 10 ngày. Tenzin kiên nhẫn giải thích cho ông Giám Thị hiểu rằng cô đã ở Ấn Độ 24 năm rồi và cô cũng không dự định sẽ rời khỏi nơi đây chỉ trong vòng 10 ngày nữa. Hơn thế nữa, đó không phải là lỗi của cô vì cô đã báo cho người nhân viên cũ của sở Di Trú để họ làm cái mới lại cho cô.  
  
Trước sự thành thật và hợp lý của Tenzin, viên giám thị dịu giọng lại và nói rằng ông ta sẽ nghỉ phép một tháng và không trục xuất Tenzin ngay lập tức, nhưng dù sao đi nữa, cô cũng phải rời khỏi nơi ẩn cư trước khi ông nghỉ phép trở về.  
  
Tenzin Palmo leo lên động tuyết trở lại, nhưng đã vô ích. Cô đã bị người khác trông thấy, cô bắt buộc phải nói chuyện và như thế coi như cô đã dứt khoát bị "bể thất". Cô không thể tiếp tục được nữa. Theo luật lệ nhập thất, người hành giả không được tiếp xúc, không được để bị bắt gặp - tất cả những chuyện xảy ra dù ngoài ý muốn của Tenzin, nhưng coi như là cô đã bị động tâm rồi. Thời gian hạn định nhập thất của cô chỉ còn 3 tháng, 3 tuần, và 3 ngày nữa thôi là hoàn tất mỹ mãn; nay thế là hỏng cuộc.  
  
Đáng lẽ cô phải hét lên mới hả hết cơn giận dữ bực tức của cô, nhưng nhờ vào tu tập, Tenzin chỉ cười và nói: "Chắc chắn đó không phải là cách mà tôi lựa chọn để chấm dứt thời kỳ nhập thất. Nhưng, dù sao đi nữa, tôi cũng phải ở lại vài ngày để thu xếp và từ từ gặp lại mọi người."  
  
Tin Tenzin Palmo bị "ra thất" đã lan truyền nhanh chóng, và các bạn cùng người quen biết cô đều náo nức muốn gặp lại Tenzin để xem cô thế nào, có khác xưa nhiều không, cô đã chứng nghiệm được gì trong thời gian dài một mình ở động tuyết? Có thể cô đã trở thành một nữ thần đầy quyền năng và linh thiêng?  
  
Bà Didi Contractor, người ghé thăm Tenzin lần đầu tiên khi cô mới lên ở động tuyết, lên gặp Tenzin lại và trở về thuật chuyện: "Tenzin Palmo không thay đổi gì, ngoại trừ sự tiến bộ tâm linh thật rõ rệt. Sự nồng nhiệt, thái độ cởi mở hòa nhã, sự nhạy bén tinh thông vốn sẵn có trong cô, nay còn hơn thế nữa. Tenzin đã thành công rõ ràng. Tôi nghĩ rằng những người bên ngoài khó thấy được kết quả của sự phát riển của Tenzin. Đó là sự bí mật giữa Tenzin và đấng thiêng liêng. Tenzin đã gặt hái được kết quả tâm linh hơn những vị hành giả Tây Phương mà tôi đã gặp."  
  
Một người khách khác đến thăm Tenzin là Lia Frede, một phụ nữ người Đức cư ngụ trong một căn nhà rất đẹp ở Dharamsala. Lia Frede đã biết Tenzin từ vài năm trước. Lia cũng rất quan tâm về các vấn đề tâm linh và hơn thế nữa, cô ta đã hành trì pháp môn thiền Vipassana (thiền Minh Sát), và cũng đã nhập thất vài lần. Thật trùng hợp là Lia Frede đang hướng dẫn một nhóm sinh viên nghiên cứu về Sinh Thái học vùng Lahoul khi cô nghe tin Tenzin ra thất.  
  
 - "Tôi nôn nóng muốn có cơ hội để nói chuyện với Tenzin vì tôi muốn biết cô đã đạt được những gì. Tôi và hai người bạn tìm đường để leo lên động. Tới nơi, tôi cảm thấy sỗ sàng quá vì chưa báo trước, nên nói hai người bạn đứng ở ngoài cổng để tôi vào trước xem sao. Nhưng Tenzin đã ra cửa lập tức và cười thân mật nói: "Vào đây và mời bạn của cô vào luôn. Tôi đang nướng bành mì. Cô dùng trà không?" Tenzin thật bình dị. Chúng tôi dùng trà, ăn bánh mì nướng với dầu mè và có cảm tưởng như đang dùng cữ trà buổi xế trưa ở Anh quốc vậy. Thật êm đềm và thú vị."  
  
Khi Tenzin tiễn chúng tôi ra cửa động, tôi không kềm được nữa nên hỏi ngay cô đã chứng đạt những gì. Tôi mong muốn sẽ được cô chỉ bày. Tenzin lặng lẽ nhìn tôi và trả lời: "Chỉ có một điều duy nhất tôi nói với cô là tôi không hề bao giờ buồn chán cả." Thế thôi - Tenzin chỉ nói một câu độc nhất và không hé răng ra nữa.  
  
Và cũng giống như Didi Contractor, Lia Frede đã nhận thấy những đặc tánh nổi bật của bạn gái mình.  
  
"Tenzin Palmo thật chân thành, trong sáng, giản dị, và bình đẳng thực sự. Cô không hề bị ảnh hưởng hay thiên kiến về bất cứ một sự việc gì. Cô đối phó hay ứng xử mọi trường hợp hay biến cố xảy ra cho cô với một tâm hồn thẳng thắn, khách quan, không hề bị vướng mắc. Không phải cô tỏ vẻ ra như vậy, mà thực sự cái "Ta" tầm thường, nhỏ mọn cố hữu của con người đã biến mất nơi cô. Tôi cũng rất kính phục sự gan dạ và bình tĩnh của cô khi bị vùi sâu trong trận tuyết lở năm nào. Nếu tôi gặp trường hợp đó, chắc tôi sẽ kinh hoàng mà chết. Ngược lại, Tenzin vẫn bình thản ngồi quán "Tử Niệm"; và khi tôi nghe tin là cô cũng suýt bị bỏ chết đói, tôi rất giận dữ và muốn tìm hiểu lý do, nhưng Tenzin cũng chẳng thèm để tâm tới và cô cũng không hề càu nhàu trách cứ viên giám thị cảnh sát đã làm khó dễ cô không cho cô nhập thất nữa. Cô biết tự mỗi chúng sanh đều mang theo nghiệp quả của riêng mình; ngay cô cũng vậy, cô cũng chưa thoát khỏi mãnh lực của quả báo do vô lượng kiếp trước của cô nên cô rất thản nhiên chấp nhận và tìm phương chuyển nghiệp. Đối với tôi, thái độ khách quan và tâm bình đẳng đó của Tenzin đã chứng tỏ một trình độ cao về tâm linh."  
  
Riêng đối với Tenzin, cái quan trọng hơn những lời bình phẩm suy luận của mọi người về cô là cô sẽ ứng xử ra sao khi tiếp xúc lại với thế giới bên ngoài sau một thời gian quá lâu tĩnh tu nhập thất không hề tiếp cận với mọi người chung quanh? Theo sự thú nhận của vài hành giả Tây Phương, sau một thời kỳ ngắn tĩnh tu, đã quen với không gian thanh vắng yên tịnh, khi tiếp xúc lại với cuộc thế, hầu như họ đều bị choáng váng như bị một cú "sốc" chấn động vào não bộ và các giác quan; cảm tính của họ. Phải mất vài tuần lễ sau, họ mới từ từ quen thuộc trở lại. Còn Tenzin đã cắt đứt quan hệ với thế giới trần tục gần 12 năm và sống cô liêu trong một hang động cheo leo cao hơn 13.000 bộ, thì cô phải làm sao khi bắt buộc phải trở lại vùng triền phược luẩn quẩn này? Cô nói:  
  
 - "Lần đầu tiên tiếp xúc lại với mọi người, tôi cũng cảm thấy hơi khó chịu, choáng ngộp, và mệt mỏi vì tiếng động ồn ào và hình ảnh mầu sắc lăng xăng - nhưng sau đó một lúc thì tôi đã trấn tĩnh lại và không có gì. Mọi việc đều tốt đẹp."  
  
Lia Frede nhận xét thêm về Tenzin Palmo:  
  
- "Tenzin Palmo có tấm lòng từ bi bao la vô cùng. Cô rất khách quan và tiếp nhận mọi lời khuyên góp ý hay lắng nghe tất cả những lời than thở của mọi người. Cô đã khôn khéo sáng suốt tùy trường hợp mà hóa giải mọi nguời, không kể người dó là Thánh nhân hay kẻ tội lỗi. Tôi thấy rằng hễ bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của cô, cô đều sẵn lòng cả. Đó là vì sao mọi người đều chạy đến cô để tìm cầu một sự an ủi, cảm thông, dạy bảo hay hướng dẫn cách tu tập, và ai ai cũng nói là khi tiếp xúc với cô, họ đều cảm thấy thoải mái, êm dịu, và được chan chứa một sự thuần khiết thanh cao tỏa ra từ cô."  
  
Tenzin chỉ trả lời giản dị khi nghe bình phẩm như vậy:  
  
- "Tôi là tôi, không thay đổi và bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào. Tôi nghĩ tôi cũng có hai mặt của tâm hồn tôi. Một mặt tôi rất thích được sống yên tĩnh một mình; một mặt là sự giao tiếp với xã hội và tình cảm thân thiết. Tôi không biết là tôi có khả ái với mọi người hay không, nhưng tôi biết chắc rằng với bất cứ ai, quen thuộc hay xa lạ, tôi đều cư xử bình đẳng như nhau, trân trọng và cởi mở. Vì thế, dù tôi rất thích được sống cô độc, nhưng tôi vẫn không buồn hay khó chịu khi phải trở lại thế giới bên ngoài."  
  
 "Một khi người tu đã đạt được "Tự Do Nội Tại Tuyệt Đối" thì họ sẽ không bị ảnh hưởng gì bởi hoàn cảnh bên ngoài. Tâm họ như như bất động, vạn sự đến đến đi đi như mây gặp gió, sóng biển dập dờ; nhưng dù như như tự tại đối với vạn duyên, tâm vị hành giả vẫn thấy xót thương cho đám người ngu muội cứ mãi ngụp lặn vui chơi trong bể khổ, không muốn tìm lối thoát."  
  
Khi được hỏi tại sao người tu cần phải nhập thất, Tenzin đáp:  
  
- "Vị hành giả muốn nhập thất để tự mình chứng nghiệm "Ta là ai?" và "Ta muốn gì?" - Một khi người đó đã thực thấu suốt chính mình thì họ sẽ dễ dàng hiểu được người khác, bởi vì vạn vật trên cõi đời này đều tương quan tương tức với nhau. Nếu chúng ta không hiểu được mình và còn vướng mắc vào triền phược thì làm sao lắng nghe được nỗi khổ hay chia xẻ niềm vui của kẻ khác?  
  
"Có hiểu mới có thương" - do đó, khi gặp một vị ẩn tu đã 25 năm hơn chẳng hạn, bạn sẽ thấy vị ẩn sĩ đó không lạnh lùng hay cách biệt gì cả; mà trái lại, họ rất dễ thương và tràn đầy từ bi. Lòng từ họ ban bố cho bạn không đặt trên một tiêu chuẩn kích thước gia thế, vọng tộc, hay địa vị xã hội hoặc tình cảm cá nhân của bạn. Họ rất khách quan và bình đẳng, không thiên vị. Duy nhất chỉ có từ bi ban bố cho tất cả chúng sinh không phân biệt, như mặt trời chiếu sáng lên vạn vật, chan hòa khắp mọi nơi. Từ bi khác với cảm giác, tình cảm bởi vì tình cảm thì luôn luôn có sự đối chiếu - "Cho đi và Nhận lại" - và loại tình cảm đó rất vô thường, mong manh, dễ tan biến; nhưng Từ Bi thì thuần nhất, bình đẳng, không đòi hỏi phân biệt."  
  
Tenzin nói tiếp:  
  
- "Tôi biết là thời hạn tôi sống ở Ấn Độ đến đây là chấm dứt. Tôi cần phải trở về phương Tây để làm những gì tôi cần phải làm. Suy cho cùng, tôi không phải là người Tây Tạng. Sau 24 năm sống ở Ấn và không đọc gì hết ngoài kinh sách Phật giáo, tôi biết là tôi cũng bị thiếu sót về kiến thức thế gian, và nếu tôi muốn hoằng dương Phật pháp ở phương Tây, tôi cần phải trám lỗ hổng kiến thức để hoàn thành những gì tôi cần phải làm."  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2020(Xem: 5626)
Trong khi ý tưởng về Phật giáo đã đạt đến một vị thế rõ ràng trong triều đại nhà Minh (1368-1644) đã lỗi thời trong giới học giả, nó vẫn tồn tại bởi vì vẫn còn tồn tại quan niệm phổ biến, ngay cả trong giới Phật giáo đương đại, rằng Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao về trí tuệ, và triết học vào triều đại nhà Đường (618-907), trước khi bị tê liệt bởi nhiều cuộc khủng hoảng và đàn áp, sau đó suy tàn vào triều đại nhà Tống (960-1279) và kế đến triều đại nhà Minh. Đây không phải là hoàn toàn nhầm lẫn, cũng không phải là đầy đủ câu chuyện. Nhà xuất bản Đại học Columbia một lần nữa đã phát hành một nghiên cứu đột phá, có thể thay đổi sự hiểu biết của học giả - và có lẽ là nhiều năm sau, sự hiểu biết phổ biến – về kinh nghiệm của Phật giáo vào triều đại nhà Minh.
29/09/2020(Xem: 6955)
“So sánh với thế giới ngày nay, tôi nghĩ rằng mọi người ở khắp nơi đều cảm thấy hòa bình là rất quan trọng. Vào thế kỷ trước, chúng ta đã chi rất nhiều tiền và kiến thức khoa học để chế tạo vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Bây giờ tôi nghĩ rằng phải khai trừ thái độ tinh thần đó và đã thay đổi nhiều. Bây giờ mọi người đang thể hiện mối quan tâm nghiêm túc về hòa bình; điều đó rất quan trọng. Ngày nay do đại dịch hiểm ác Covid-19 nên tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ nguy khốn như vậy, suy nghĩ về vũ khí là không thực tế và lỗi thời. Bây giờ chúng ta phải nghĩ về một thế giới hòa bình.
29/09/2020(Xem: 5169)
Hai cây đàn gỗ, thường gọi là đàn thùng, được chủ nhân treo gần bên nhau trên chung một vách gần bên kệ kinh sách. Sáng sớm, cây Đàn Mới Đẹp được chủ mang đi hòa tấu ở đâu đó đến trưa mới mang về treo lại bên cây Đàn Cũ Kỹ. Gần bên nhau hơn cả giờ đồng hồ, thấy Đàn Cũ Kỹ vẫn im thin thít không hỏi han gì, Đàn Mới Đẹp ấm ức hỏi: "Sao anh không hỏi gì?"
28/09/2020(Xem: 6273)
Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren (1905–1986) là cha đẻ của Nghệ thuật Mông Cổ hiện đại, đặc biệt là một phong cách chịu ảnh hưởng của “Hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Socialist realism), cũng như các phong cách và kỹ thuật truyền thống của Mông Cổ, được gọi là Mongol Zurag. Phong cách lấy chủ đề Mông Cổ thường nhật và làm cho những người bình thường và thực hành chủ đề này.
28/09/2020(Xem: 7092)
Sáng nay chúng con, chúng tôi lại tiếp tục lên đường gieo hạt tình thương, nơi đến cứu trợ hôm nay là một địa điểm đặc biệt liên quan đến lộ trình hoằng pháp của đức Phật, đó là nơi Ngài đã thuyết Bài Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta- Tương Ưng Bộ Kinh- Kinh 35.28). Như trong kinh tả lại, vài tháng sau khi giác ngộ, Đức Phật giảng bài pháp nầy cho 1,000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Đức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn. Sau khi nghe bài giảng nầy, toàn thể thính chúng đắc quả A la hán.(Đường Link để tham khảo bài Kinh: Kinh Lua Chay)
28/09/2020(Xem: 6820)
Dharamshala: Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng, Cục Quản lý Trung ương Tây Tạng lưu vong đã ra mắt cuốn sách do Hoà thượng Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng biên soạn với chủ đề “So sánh Hiến pháp của các Quốc gia Dân chủ Khác nhau” (Comparative Constitutions of Various Democratic Nations). Tác phẩm tập trung vào việc so sánh Hiếp pháp của các quốc gia dân chủ khách nhau trên thế giới, và giải thích các loại Hiếp pháp Dân chủ khác nhau một cách đơn giản nhưng sâu sắc.
27/09/2020(Xem: 6015)
Hôm thứ Bảy, ngày 26 tháng 9 năm 2020, Ấn Độ đã công bố khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 15 triệu USD để thúc đẩy quan hệ Phật giáo giữa hai quốc gia Ấn Độ-Sri Lanka, bên cạnh việc khẳng định mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng nhằm ổn định Ấn Độ Dương. Những quyết định này đã được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ảo đầu tiên giữa Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Chính phủ Sri Lanka Mahinda Rajapaksa. Đây cũng là Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên như vậy của Ấn Độ với một quốc gia láng giềng.
27/09/2020(Xem: 7118)
Colombo (News 1st); Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka nhấn mạnh rằng, cần phải nâng cao một thế hệ được định hướng về mặt Đạo đức, và Đạo đức được hướng dẫn bởi Tôn giáo của họ, đồng thời với sự phát triển thể chất trong nước. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa nhấn mạnh, Sri Lanka là một quốc gia giàu Đạo đức và phẩm hạnh do lòng tôn kính cao độ đối với Chính pháp Phật đà và sự đồng đạo của các tôn giáo khác được thực hành tại Sri Lanka.
27/09/2020(Xem: 6428)
Vài năm trước, dân tình xôn xao khi xuất hiện website lễ chùa online thì nay việc đi chùa đã được đưa lên... App. Khi cài ứng dụng này, mọi người có thể đến viếng, thắp nhang rất nhiều ngôi chùa trên cả nước. Đặc biệt, người dùng có thể nạp tiền vào App để... được phù hộ. Với mức nạp 20 ngàn đồng, "thí chủ" sẽ được phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn đồng sẽ được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng lớn thì ưu đãi càng cao! Hiện App này có hơn 5.000 lượt tải về và hàng trăm đánh giá trên Google Play.
27/09/2020(Xem: 4597)
Vào tuần trước, phát biểu tại buổi gặp gỡ với chư tôn tịnh đức Tăng già giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo Hàn Quốc, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Moon Jae-in đã thỉnh cầu sự hỗ trợ tiếp tục của cộng đồng Phật giáo tại Hàn Quốc, trong nỗ lực mở ra lộ trình đối thoại và trao đổi hơn nữa với Triều Tiên nhằm thúc đẩy con đường hướng tới hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và sự thống nhất cuối cùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]