Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Vị Đạo Sư

10/04/201511:58(Xem: 8559)
05. Vị Đạo Sư

 

TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN 
TENZIN PALMO và CUỘC SUY TẦM CHÂN LÝ 
Nguyên tác : Cave in The Snow Tenzin Palmo and The Quest For Enlightenment 
Tác Giả: Vickie Mackenzie - Người Dịch: Thích Nữ Minh Tâm



CHƯƠNG SÁU
 
 
CÔ ĐƠN và ĐAU KHỔ 


Sự can đảm và lòng trung thực thiết tha cầu đạo của Tenzin đã giúp cô vượt qua biển tình để tiếp tục hoàn thành tâm nguyện của mình. Nhưng bây giờ mới chính là giai đoạn thử thách cay đắng nhất của Tenzin khi cô bắt đầu thực tập đời sống xuất gia tại các thiền viện Tây Tạng. Nên nhớ, Tenzin là người nữ duy nhất trong số hàng trăm tăng sĩ tại thiền viện của ngài Khamtrul Rinpoche. 

Nếu người ta nói Kim Tự Tháp chỉ có ở Ai Cập, thì sự khắc nghiệt phân biệt nam nữ phải nói là ở Tu viện Tây Tạng. Mặc dù Tenzin là đệ tử của Lạt Ma Khamtrul, nhưng Ngài không thể phá lệ để ưu đãi cô. 

Trong mắt của các tăng sĩ ở tu viện, Tenzin là một phụ nữ, hơn nữa, lại là một phụ nữ Tây Phương với mắt xanh tóc nâu và ngôn ngữ khác biệt. Vai trò người phụ nữ Á Đông thật yếu kém và phụ thuộc - trong tự viện, người nữ tu sĩ còn bị đối xử khác biệt hơn nữa. Trong lúc các tăng sĩ được học giáo lý, thực tập thiền định hay học hỏi các môn pháp thuật, vũ thuật; thì Tenzin chỉ loanh quanh lẩn quẩn bên ngoài nhìn vào. Các tăng sĩ có vẻ tử tế, nhưng luôn luôn họ cách xa Tenzin vì họ đã được giáo huấn rằng người nữ là đầu mối của sa đọa và cạm bẫỵ 

 "Tôi thật cô đơn và lạc lõng ngay giữa chốn đông người. Cái cảm giác yêu thương mọi người nhưng không được phép tới gần là một cảm giác đau đớn trong lòng nhất. 

"Bạn sống giữa loài người nhưng bạn không thuộc về một ai cả, không thuộc về một cái gì cả. Bạn cũng là con người như họ nhưng họ tạo cho bạn có cảm giác bạn là một loài chúng sinh nào khác họ hoàn toàn. Cô đơn và cô đơn kinh khủng. Người duy nhất tới gần tôi là Sư Phụ tôi, Khamtrul Rinpoche. Nhưng Ngài rất bận việc, và thỉnh thoảng mới tới thăm hỏi tôi. Hằng đêm, tôi khóc thầm vì cô đơn và lạc lõng." 

Tenzin bị sống cách biệt với mọi người. Cô không thuộc về Tăng đoàn mà cũng chẳng phải là cư sĩ. Cô thuê một căn phòng nhỏ xíu chỉ kê đủ một cái giường và một cái bàn. Cô tắm ở cái vòi nước lạnh và đại tiểu tiện trong một cái thùng gỗ. Cô tự nấu ăn lấy và sắp xếp mọi thứ, không được ai chỉ bảo. Ban ngày, cô tới văn phòng của Khamtrul Rinpoche phụ Ngài về giấy tờ sổ sách; ban đêm cô rúc về căn phòng trống lạnh của cô. 

-"Sau này, có người hỏi tôi là có cô đơn khi ở trong động tuyết không? Tôi trả lời là không bao giờ. Nhưng chính thời gian ở tu viện mới đúng là chuỗi ngày sầu khổ và cô đơn nhất của tôi." 

Nhưng, khôi hài thay, chính sự cô đơn, đau khổ, lạc lõng trong tu viện đó của Tenzin Palmo lại giúp cho cô nhìn rõ được nội tâm mình một cách sâu sắc hơn. 

Cô giải thích : 

- "Một ngày kia, tôi ngồi thiền quán chiếu tự tâm mình và tư duy về những thao thức, khắc khoải, mâu thuẫn, cũng như những ham muốn của bản ngã con người tôi. Tôi đã nhìn rõ được sợi giây ràng buộc bấu víu của khát ái đang trói ghì lại tôi. Tôi nhìn thật rõ, thật thẩm thấu; và từ giây phút đó, tôi đã khám phá được nguyên nhân của Khát Ái và Đau Khổ." 

Tenzin Palmo đã học được bài học "Ly Dục" và "Xả Ngã" (rời bỏ sự bám víu dục lạc, danh lợi và xả được cái "Ta"). Đó là nền tảng của giáo lý Phật giáo; là thềm thang bước lên quả vị giải thoát hoàn toàn. Làm sao con người có thể có lòng từ bi đối với mọi loài chúng sanh khi chính tâm họ còn quan niệm, phân chia về "bạn hay thù, quen hay lạ." Xả bỏ đưọc dục lạc hay bản ngã không phải là điều dễ làm; con người luôn khát khao, bám víu, đòi hỏi, và thỏa mãn cho bằng được những dục vọng vật chất hay xác thịt, và họ không bao giờ bằng lòng với hiện tại. Họ cảm thấy xa lạ với quan niệm bình đẳng giữa người và người, giữa người và vật, hay giữa nam và nữ. 

Tenzin Palmo nhận xét khá khôi hài rằng người ta thường hỏi cô là làm sao dứt trừ được sân hận; nhưng không ai hỏi cô là làm sao dứt trừ được ham muốn? 

Hoàn cảnh sống của Tenzin Palmo tại Dalhousie càng ngày càng tệ hơn. Trong tất cả sự bạc đãi phân biệt mà Tenzin phải chịu đựng thì sự việc "không được phép học giáo lý và các nghi lễ" khiến Tenzin đau khổ nhứt. Lý do duy nhất chỉ vì Tenzin là "phái nữ". Họ cho rằng "phụ nữ không đủ trình độ và tiêu chuẩn để học Phật pháp và các nghi lễ trang trọng." Khi chư tăng hành lễ trong chánh điện, Tenzin chỉ ngồi ở ngoài nhìn vào và không được phép tham dự. Khi cô tỏ ý muốn học kinh điển và các nghi thức, cô bị từ chối một cách phũ phàng và quyết liệt. Cô chỉ được Choegyal Rinpoche, đệ tử thân tín nhất của Khamtrul Rinpoche, kể cho cô nghe những mẫu truyện Phật giáo đơn giản, không chứa đựng giáo lý cao siêu gì. Đó là đăc ân mà họ nghĩ một phụ nữ, nhất là phụ nữ Tây Phương, nên bắt đầu học hỏi. 

Nỗi chán chường buồn tủi trong Tenzin càng ngày càng lớn dần ra. Cô nói :"Tôi cảm thấy mình như là một kẻ thừa thãi trong hội chúng. Nếu tôi là đàn ông, thì chắc chắn sự việc sẽ khác hẳn ngay. Tôi sẽ có thể học hỏi và gia nhập Tăng đoàn. Thực sự, đây là thế giới trị vì của đàn ông. Họ là những người có quyền hành nhất trong tay. Tôi như lọt vào một thế giới lạ lùng, không có chỗ đứng của mình. Các vị tăng sĩ rất hòa nhã tử tế với tôi - nhưng tôi biết trong tâm họ, người phụ nữ chỉ là một vật thừa, không giá trị; và họ cảm thấy sự có mặt của một phụ nữ trong Tăng đoàn như là một sự thách thức đố kỵ !" 

Tenzin Palmo đã chạm phải bức tường ngăn cách rắn chắc nhất. Đã bao thế kỷ trôi qua, trong khi các tăng sĩ được học cao, hiểu rộng, và được sự ủng hộ tôn trọng của tín đồ; thì người nữ tu Tây Tạng không được đọc hay viết, không được tìm hiểu học hỏi giáo lý. Họ ở trong những tu viện nhỏ bé, nghèo nàn, đơn sơ, và tụng kinh làm lễ cho một số ít các cộng đồng địa phương hay tệ hơn nữa, là phục vụ hầu hạ cơm nước cho các Tăng sĩ. Dó là lý do vì sao không có những vị Lạt Ma nữ, không có những vị nữ đạo sư, giảng sư. Không có địa vị, cấp bực hay học thức, giới nữ tu Tây Tạng chẳng có một thế đứng hiện hữu trong xã hội, trong Tăng đoàn. 

Không riêng gì ở Tây Tạng mà giới nữ tu ở Thái Lan hay ở các nước Á Đông khác cũng không tốt đẹp gì hơn. — Thái Lan, vị trí các nữ tu sĩ rất thấp kém - thậm chí họ không được quyền chạm tay đến các chiếu trải tọa cụ của các vị Tăng. (Các ni cô nào lỡ có bộ ngực quá khổ thì phải bó cho thật sát, thật chặt, để không một ai để ý đến bộ phận nữ của mình). 

Căn nguyên của vấn đề "trọng Tăng khinh Ni" này bắt nguồn từ thời Đức Phật còn tại thế (hay còn trước đó nữa); khi người nữ không có được một quyền lợi hay vị thế nào trong gia đình và ngoài xã hội. 

Trong một môi trường xã hội quá phân biệt về giới tính và giai cấp như vậy, ngay chính Đức Phật cũng đã từ chối không muốn cho người nữ gia nhập vào Tăng đoàn, bởi vì, có thể Đức Phật nghĩ rằng "đời sống một du tăng rày đây, mai đó không thích hợp và nguy hiểm đối với phái nữ"; và còn nhiều chướng ngại nữa như : thân nữ có nhiều nghiệp chướng không thể đắc đạo được, hay thành Ma Vương cũng không xong. Ngay như ngài Xá Lợi Phất, đại đệ tử của Phật, khi nghe Long Nữ 8 tuổi đắc quả vị giải thoát, đã thốt lên rằng :"Chuyện đó khó tin, quả thực khó tin, vì thân nữ nhiều nghiệp chướng, không thể thành Phật được !" (Kinh Pháp Hoa, phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ 12).  
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2012(Xem: 11793)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
23/07/2012(Xem: 7264)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm nay được tổ chức tại Chùa Bát Nhã - Văn Phòng Của GHPGVNTNHK, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí phát tâm bảo trợ. Cũng như những năm trước, đông đảo Chư Tôn Đức Tăng Ni vân tập về trường hạ An Cư tạo thành quang cảnh nhộn nhịp như đàn chim khắp bốn phương bay về tổ ấm. Người mang xách, kẻ kéo vali quay quần bên nhau thăm hỏi, vui mừng như ngày hội. Từ Ôn Thiền Chủ, Ban Chức Sự trường hạ cho đến quí Thầy Cô, Sa Di khu ô đuổi quạ, đều hiện rõ nét mặt vui tươi, hân hoan, chào đón bằng ánh mắt niềm nở, nụ cười tự nhiên, thanh thản. Nhiều chiếc xe đổ người trước cổng tam quan, ai cũng nhìn thấy câu biển ngữ nền vàng chữ đỏ...
22/07/2012(Xem: 6499)
1-Người Phật tử chân chính luôn cung kính tưởng nhớ Phật, luôn thương yêu kính mến ông bà cha mẹ, vui vẻ thuận thảo với anh chị em và hay giúp người cứu vật. 2-Khi ta oán giận một ai đó, giống như mình đang ghim từng mũi kim vào thân này. Hãy học cách khoang dung và độ lượng để tâm ta được an tịnh trong từng phút giây.
20/07/2012(Xem: 11973)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
13/07/2012(Xem: 9278)
TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG giải thoát và giác ngộ, chúng ta cần gặp một vị đạo sư chân chính đầy đủ phẩm chất. Để tìm thấy một người như vậy, đầu tiên ta cần hiểu các đặc điểm tiêu biểu của một con người như vậy. Khi chúng ta đến trường, chúng ta cần một người giáo viên tốt.
10/07/2012(Xem: 15227)
Đời vốn vô thường, nhân duyên nghiệp báo Hãy cùng nhau nương náo trọn kiếp người...Quảng Chánh
09/07/2012(Xem: 8542)
Điều 1- Người Phật tử chân chính nương tựa đức Phật, người thầy dẫn đường giúp cho nhân loại biết cách hướng thượng, từ nay cho đến trọn đời không tu theo Trời, Thần, Quỷ, vật, nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.
09/07/2012(Xem: 6893)
Điều 1- Người Phật tử chân chính, trước khi làm gì và đi theo quan điểm của ai, chúng ta cần phải tìm hiểu, suy tư chiêm nghiệm, sau khi thấy rõ lợi ích thiết thực, không làm tổn hại người vật, ngay khi đó chúng ta mới tin và bắt đầu thực hành theo.
07/07/2012(Xem: 9418)
Tôn giáo là phương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
06/07/2012(Xem: 9788)
Trước tiên xin cảm ơn Ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, Ngài vừa nói chuyện với sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi Ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'. Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]